intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

90
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận gồm: Thái độ, giáo dục kinh doanh, cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh, cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh, ý kiến người xung quanh và nguồn vốn và bài báo đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm khởi dậy và hình thành ý định khởi sự kinh doanh trong sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN<br /> TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN<br /> Bảo Trung1 và Phan Thị Lệ Thu2<br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo này xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố đến ý định khởi sự kinh<br /> doanh của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận gồm: Thái độ, giáo dục kinh doanh, cảm<br /> nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh, cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh, ý kiến người<br /> xung quanh và nguồn vốn. Kết quả khảo sát 200 sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Nghề Ninh<br /> Thuận đã kiểm định được giả thuyết 5 yếu tố trên có ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh. Từ<br /> đó, bài báo đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm khởi dậy và hình thành ý định khởi sự kinh doanh<br /> trong sinh viên.<br /> Từ khóa: Ý định khởi sự kinh doanh, Sinh viên.<br /> <br /> INTENTION TO START A STUDENT BUSINESS VOCATIONAL<br /> COLLEGE OF NINH THUAN<br /> ABSTRACT<br /> This paper has been determined and measured the 5 factors affecting to the entrepreneurial<br /> intention of the student of the Vocational College Ninh Thuận consist of attitude, business education,<br /> desirability (perceptions of the personal appeal of starting a business), feasibility (degree to which<br /> one feels capable of doing so), reference groups and entrepreneurial capital. Data collected from<br /> 200 final year students in the Vocational College Ninh Thuan. Hypothesis testing is conducted as<br /> result of 5 above-mentioned factors affecting to entrepreneurial intention. The paper has suggested<br /> 05 implications for fosterring and setting up entrepreneurial intention of the student.<br /> Keywords: Entrepreneurial intention, Student<br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labor Organization (ILO)), trong<br /> số 200 triệu người thất nghiệp trên toàn thế giới, có tới 73,3 triệu là thanh niên. Trong báo cáo “Xu<br /> hướng việc làm của thanh niên toàn cầu năm 2015”, ILO cũng cảnh báo về một thế hệ trẻ bị tổn<br /> thương do tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thanh niên không được đào tạo, không tìm được các việc làm<br /> phù hợp, có chất lượng và thực trạng việc làm bấp bênh tại các quốc gia phát triển, cũng như sự gia<br /> tăng số lao động nghèo tại các nước đang phát triển. Báo cáo cũng cho biết, mặc dù số lao động trẻ<br /> trên thế giới không có việc làm trong thời gian qua đã giảm nhẹ so với giai đoạn trước khi xảy ra<br /> cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, song các nhà kinh tế cảnh báo, những khó khăn từ<br /> nhiều lĩnh vực vẫn tác động đến thị trường việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều khu vực sẽ còn<br /> ở mức cao kỷ lục, thậm chí tiếp tục gia tăng.<br /> Tại Việt Nam, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày<br /> 1/7/2016, dân số nước ta ước đạt 91,7 triệu người và theo Bản tin khảo sát thị trường lao động quý<br /> 4/2016 do Bộ Lao Động, Thương Binh & Xã Hội công bố, cả nước có 1,11 triệu người trong độ<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Tiến sĩ, Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng – Trường Đại học Tài chính – Marketing<br /> Giảng viên, Trường cao đẳng Ninh Thuận<br /> 20<br /> <br /> Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br /> tuổi lao động thất nghiệp, tăng 58.400 người so với quý 4/2015. Trong số những người thất nghiệp,<br /> có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 42,43%), nhiều nhất ở nhóm trình độ đại học<br /> trở lên (218.800 người), tiếp theo là nhóm cao đẳng (124.800 người) và trung cấp (70.200 người).<br /> Tình trạng thất nghiệp trên đang là nỗi nhức nhối của gia đình và xã hội, phản ánh tâm trạng<br /> chung lo sợ thất nghiệp trong tương lai của sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao<br /> đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề trên toàn quốc nói chung và tại Trường Cao đẳng Nghề Ninh<br /> Thuận nói riêng. Trước tình hình trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các tổ chức hội đoàn<br /> thể, các doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình hành động nhằm giúp sinh viên phát triển các<br /> kỹ năng và kiến thức cần thiết để tăng cường khả năng khởi sự kinh doanh (KSKD), điều này tạo<br /> động lực mạnh cho sinh viên có thể tự mở ra con đường tương lai cho bản thân. Hiện nay, số lượng<br /> sinh viên sau khi tốt nghiệp có ý định “tự thân lập nghiệp” vẫn còn ít.<br /> Vậy tại sao sinh viên không chủ động tạo cho mình ý định KSKD để từ đó tự tạo cho mình một<br /> công việc ổn định phát huy kỹ năng và kiến thức mà đã được học ở trường sau khi tốt nghiệp? Tại<br /> sao các bạn sinh viên phải bị động chịu thất nghiệp trong khi các bạn sinh viên hoàn toàn có quyền<br /> cho việc thực hiện ý định KSKD của mình?<br /> Để thúc đẩy tinh thần KSKD và “tư duy làm chủ” của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh<br /> Thuận mạnh dạn khởi sự kinh doanh sau khi tốt nghiệp đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nhằm<br /> giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm cho sinh viên học nghề sau khi ra trường và cũng góp phần giảm<br /> áp lực thất nghiệp cho xã hội. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là điều gì ảnh hưởng đến ý định KSKD của<br /> sinh viên? Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định<br /> KSKD của sinh viên và đề xuất hàm ý quản trị nhằm khơi dậy và hình thành ý định KSKD trong<br /> sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận.<br /> 2. KHÁI NIỆM KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH<br /> Khởi sự kinh doanh là việc tận dụng các cơ hội kinh doanh để làm giàu bằng cách khởi xướng<br /> các phương thức hoạt động sáng tạo trong điều kiện môi trường ràng buộc bởi nguồn lực có hạn<br /> (Austin, 2006; Mitch, 2002); khởi sự kinh doanh là bắt đầu công việc kinh doanh là quá trình thực<br /> hiện toàn bộ các công việc cần thiết để triển khai một hoạt động kinh doanh nào đó (Nguyễn Ngọc<br /> Huyền, 2016). Vậy khởi sự kinh doanh là quá trình tạo dựng một công việc kinh doanh mới của cá<br /> nhân (hoặc cá nhân kết hợp cùng với người khác).<br /> Ý định khởi sự kinh doanh là trạng thái tâm lý cá nhân hướng đến việc hình thành, thiết lập hình<br /> thức hoạt động kinh doanh (Bird, 1988); ý định khởi sự kinh doanh là cam kết khởi sự bằng việc<br /> tạo lập doanh nghiệp mới (Krueger, 1993). Vậy, ý định khởi sự kinh doanh là trạng thái mà một cá<br /> nhân hướng đến tạo dựng một công việc kinh doanh mới; họ chưa kinh doanh nhưng có niềm tin là<br /> tạo ra kinh doanh sẽ thành công.<br /> 3. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh bao gồm: kinh nghiệm, giáo dục, thái độ,<br /> chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, tuổi tác (Omid Yaghmaei và Iman Ghasemi, 2015); hoặc hỗ<br /> trợ từ giáo dục, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hỗ trợ từ môi trường như tín dụng, can thiệp chính sách<br /> chính phủ,…(Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, Gabriel Effah Nyemekye, 2015); hoặc giáo dục<br /> kinh doanh, ý kiến người xung quanh, hỗ trợ từ môi trường như vay vốn, chính sách chính phủ,…,<br /> động cơ thúc đẩy kinh doanh, tính sáng tạo (Muhammad Azrin Nazri, Haleemath Aroosha, Nor<br /> Asiah Omar, 2016). Xuất phát từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu này kế thừa và xác định các yếu<br /> tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Nghề Ninh<br /> Thuận (1) Thái độ, (2) Giáo dục kinh doanh, (3) Cảm nhận sự khát khao KSKD, (4) Cảm nhận tính<br /> khả thi KSKD, (5) Ý kiến người xung quanh, (6) Nguồn vốn.<br /> 21<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện hành vi nào đó. Thái<br /> độ đối với hành vi kinh doanh thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của<br /> một cá nhân về hành vi dự định thực hiện (Ajzen, 1991). Ajzen, 1991 cho rằng, hành vi con người<br /> bị tác động bởi niềm tin đối với hành vi; niềm tin này bao gồm thái độ tích cực hay tiêu cực đối với<br /> hành vi. Hành động khởi sự kinh doanh sẽ diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ,<br /> ý định về hành động đó. Trong nghiên cứu này, thái độ đó là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng<br /> hộ hay phản đối của một người có ý định KSKD đối với hành vi kinh doanh mà họ hướng tới. Thái<br /> độ cũng góp phần quan trọng cho hiệu quả công việc trong nhiều lĩnh vực nói chung và lĩnh vực<br /> kinh doanh nói riêng.<br /> H1: Thái độ đối với hành vi kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi sự kinh doanh<br /> của sinh viên.<br /> Giáo dục kinh doanh (giáo dục tinh thần kinh doanh) liên quan đến chương trình, các bài giảng<br /> ngoại khóa hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo<br /> đuổi sự nghiệp kinh doanh (Clouse, 1990; Ekpoh và Edet, 2011; Ooi, Selvarajah và Meyer, 2011).<br /> Nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Linan, 2004; Fayolle và Gailly, 2004; Ooi và cộng sự, 2011) đã kiểm<br /> chứng giáo dục kinh doanh và ý định kinh doanh có mối liên kết tích cực với nhau; Theo nghiên cứu<br /> điều tra mối quan hệ giữa giáo dục doanh nhân và ý định KSKD của sinh viên năm cuối tại các trường<br /> đại học Ogun State ở Nigeria, những phát hiện cho thấy giáo dục doanh nhân có ảnh hưởng đáng kể<br /> đến ý định kinh doanh của sinh viên. Giáo dục có ảnh hưởng đến ý định KSKD của sinh viên.<br /> H2: Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.<br /> Cảm nhận sự khát khao là mức độ cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn của việc bắt đầu kinh doanh<br /> (Krueger, 1993). Khi có sự thôi thúc, đam mê bắt buộc phải thực hiện thì việc nảy sinh ý định và<br /> thực hiện ý định dễ dàng và nhanh chóng. Sự khát khao chính là động lực thúc đầy chủ thể kinh<br /> doanh tiếp tục phát triển và hoàn thiện ý định của mình theo khả năng và điều kiện kinh tế hiện tại.<br /> Sự đam mê kinh doanh có tác động đến ý định KSDN của sinh viên.<br /> H3: Cảm nhận sự khát khao KSKD có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên.<br /> Cảm nhận tính khả thi là mức độ mà bản thân cá nhân đó tin rằng có thể bắt đầu công việc kinh<br /> doanh (Krueger,1993). Trong nhiều lĩnh vực nói chung và lĩnh vực KSKD nói riêng, khi cá nhân có<br /> ý định làm bất cứ việc gì đó mà không tự tin về tính khả thi của nó thì ý định kia sẽ khó thực hiện<br /> được, chẳng hạn ý định KSKD của cá nhân sẽ bị giảm sút khi thiếu tính khả thi của nó. Tính khả<br /> thi mang lại sự hi vọng cho ý tưởng, lòng quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực. Sự hợp lý của<br /> cách thức, mô hình kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh của chủ thể ý tưởng sẽ tác động đến mức<br /> độ cảm nhận tính khả thi của mỗi cá nhân (Linan và cộng sự, 2005).<br /> H4: Cảm nhận tính khả thi KSKD có ảnh hưởng cùng chiều với ý định KSKD của sinh viên.<br /> Theo Krueger và Brazeal (1994), ý kiến người xung quanh là thể hiện sự phản đối hay ủng hộ<br /> của những người quan trọng nhất đối với một cá nhân, đó là người thân, bạn bè và những người mà<br /> cá nhân đánh giá là quan trọng. Hai tác giả cho rằng ý kiến người xung quanh thể hiện quan niệm của<br /> một cá nhân về việc những người quan trọng đối với cá nhân đó suy nghĩ thế nào về việc họ KSKD.<br /> Theo quan điểm của Begley và Tan (2001), Linan và Chen (2006) ý kiến của người thân đóng<br /> vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở các nền văn hóa tập thể. Việt Nam là đất nước có truyền thống<br /> văn hóa gia đình, nên tính độc lập của từng cá nhân, nhất là cá nhân vẫn còn đang đi học, chưa đi<br /> làm, sống vẫn còn phụ thuộc vào tiền bạc của cha mẹ thì ý kiến của cha mẹ, anh chị em trong gia<br /> đình hay bạn bè xung quanh rất quan trọng đối với họ khi họ có ý định muốn làm một việc gì đó.<br /> Chẳng hạn, cá nhân đó muốn thực hiện ý định KSKD, ý định này sẽ là một bước ngoặt lớn trong<br /> cuộc đời của mỗi cá nhân và sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý kiến người xung quanh.<br /> 22<br /> <br /> Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br /> H5: Ý kiến người xung quanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên.<br /> Nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Hầu hết những doanh nhân trẻ đều sử dụng<br /> tài trợ của cha mẹ và anh em, bạn bè trong giai đoạn đầu KSKD, đây là nguồn tài chính quan trọng<br /> nhất. Nguồn vốn có ảnh hưởng đáng kể đến ý định KSKD (Amou & Alex, 2014). Với cá nhân còn<br /> đang đi học, nguồn thu nhập chủ yếu vẫn từ cha mẹ chu cấp thì nguồn vốn để thực hiện ý định<br /> KSKD chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn.<br /> H6: Nguồn vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên.<br /> Qua đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:<br /> <br /> Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br /> <br /> 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 4.1. Thang đo<br /> Để đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị nội dung của thang đo các khái niệm nghiên cứu, các biến<br /> quan sát phải tổng quát hóa các khái niệm. Thang đo “ý định KSKD của sinh viên” dựa vào thang<br /> đo của Linan và cộng sự, 2005; Sagiri, 2009. Thang đo yếu tố “thái độ” dựa vào thang đo của<br /> Amran Md Raslietal, 2013; Davidson P., 1995. Thang đo yếu tố “giáo dục kinh doanh” dựa vào<br /> thang đo của Wang & Wong, 2004; Ibrahim & Soufani, 2002; Galloway & Brown, 2002; Garavan<br /> & O’Cinneide, 1994; Lian, 2010. Thang đo yếu tố “Cảm nhận sự khát khao KSKD” thì tác giả dựa<br /> vào thang đo của Wenjun Wang, Wei Lu, John Kent Millington, 2011. Thang đo yếu tố “ Cảm nhận<br /> tính khả thi KSKD” thì tác giả dựa vào thang đo của Gaddam, 2008. Thang đo yếu tố “ Ý kiến<br /> người xung quanh” thì tác giả dựa vào thang đo của Begley và Tan, 2001. Thang đo yếu tố “ Nguồn<br /> vốn” thì tác giả dựa vào thang đo của Perera K.H. và cộng sự, 2011; Fatoki và cộng sự, 2010. Trên<br /> cơ sở kế thừa các thang đo trên, nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính thông qua thảo luận<br /> nhóm với 10 sinh viên hình thành nên thang đo chính thức (xem Phụ lục).<br /> 4.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý<br /> Nghiên cứu này thực hiện khảo sát sinh viên năm cuối đang học tại Trường Cao đẳng nghề<br /> Ninh Thuận. Dữ liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp từ các lớp sinh viên theo phương pháp lấy mẫu<br /> thuận tiện đến khi thu đủ 200 phiếu hợp lệ. Trong 200 người phỏng vấn có 141 người là nữ, với tỷ<br /> lệ là 70,5% còn lại có 59 là nam chiếm 29,5%. Về công việc làm thêm, trong tổng số 200 người<br /> phỏng vấn hợp lệ, công việc làm thêm tự kinh doanh với 15 người chiếm 7,5%, làm việc ngoài giờ<br /> tại các đơn vị kinh doanh khác là 69 người với 34,5%, công việc không liên quan đến kinh doanh<br /> là 18 người chiếm 9,0%, công việc khác là 98 người chiếm 49,0%.<br /> Từ dữ liệu thu thập, nghiên cứu này thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số<br /> Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp Principal Component<br /> 23<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> Analysis phép xoay Varimax; kiểm định giả thuyết bằng mô hình hồi quy bội. Nghiên cứu này xử<br /> lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0.<br /> 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 5.1. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo<br /> Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố thái độ đối với hành vi kinh doanh là 0,857; giáo<br /> dục kinh doanh là 0,804; cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh là 0,770; cảm nhận tính khả<br /> thi khởi sự kinh doanh là 0,842; ý kiến người xung quanh cảm nhận là 0,772; nguồn vốn là 0,760;<br /> ý định khởi sự kinh doanh là 0,742. Tất cả hệ số Cronbach’s Alpha đều đạt yêu cầu.<br /> 5.2. Phân tích nhân tố thang đo các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi sự kinh doanh<br /> Thang đo các yếu tố ảnh hưởng ý định KSKD gồm 06 yếu tố với 23 biến quan sát đạt độ tin cậy<br /> Cronbach’s Alpha được phân tích ở trên được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Việc phân tích<br /> nhân tố đã được thực hiện đến lần thứ ba để đạt yêu cầu.<br /> Kết quả của phân tích có hệ số KMO = 0,840>0,5, đạt yêu cầu và kiểm định Barlett’s có sig =<br /> 0,000 cho thấy các biến quan sát này có độ kết dính với nhau và phù hợp cho việc phân tích nhân tố<br /> khám phá. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích Principal Component<br /> và phép xoay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 21 biến quan sát với tổng phương<br /> sai trích là 69,432% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Thực hiện phép xoay Varimax bằng phần mềm SPSS,<br /> ta có ma trận xoay nhân tố. Hệ số tải nhân tố các biến đều lớn hơn 0,5, khoảng cách của hệ số tải nhân<br /> tố của biến giữa các thành phần lớn hơn 0,3, đạt yêu cầu.<br /> Bảng 5.1: Bảng phân tích nhân tố ảnh hưởng ý định KSKD<br /> Thành<br /> phần<br /> TD1<br /> TD4<br /> TD3<br /> TD5<br /> KT2<br /> KT1<br /> KT4<br /> KT3<br /> KK4<br /> KK2<br /> KK1<br /> KK3<br /> GD4<br /> GD1<br /> GD3<br /> NV1<br /> NV3<br /> NV2<br /> YK3<br /> YK1<br /> YK2<br /> <br /> Thái độ đối<br /> với hành vi<br /> kinh doanh<br /> 0,833<br /> 0,808<br /> 0,764<br /> 0,710<br /> <br /> Cảm nhận<br /> tính khả thi<br /> KSKD<br /> <br /> Cảm nhận Giáo dục kinh<br /> sự khát khao<br /> doanh<br /> KSKD<br /> <br /> Nguồn vốn<br /> <br /> Ý kiến người<br /> xung quanh<br /> <br /> 0,822<br /> 0,786<br /> 0,760<br /> 0,751<br /> 0,866<br /> 0,744<br /> 0,709<br /> 0,639<br /> 0,859<br /> 0,727<br /> 0,722<br /> 0,784<br /> 0,779<br /> 0,761<br /> 0,816<br /> 0,781<br /> 0,652<br /> <br /> Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS<br /> 24<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2