Yêu Một Người Làm Thơ
lượt xem 4
download
Suốt mấy hôm liền tôi trằn trọc không ngủ được. Ðầu óc tôi váng vất như lên cơn sốt. Tôi lãng đãng mơ hồ như đang sống ở một thế giới xa lạ. Tôi tự hỏi: Hay mình đã yêu? Và tôi khẽ nhăn mặt như ăn phải dấm chua khi đụng vào câu hỏi ấy. Nhỏ Kiều Anh đến nhà chơi, thấy cái vẻ mặt thẩn thờ của tôi, vội, bằng cái giọng Huế ngọt ngào, trêu: - Mi cứ thơ với thẩn. Rồi đời mi sẽ khổ Vi ạ! Hay là mi uống nhầm tương tư thảo của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Yêu Một Người Làm Thơ
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ Yêu Một Người Làm Thơ Tác giả: Tạ Nghi Lễ Thể loại: Tuổi Học Trò Website: http://motsach.info Date: 31-October-2012 Trang 1/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ Chương 1/4 Suốt mấy hôm liền tôi trằn trọc không ngủ được. Ðầu óc tôi váng vất như lên cơn sốt. Tôi lãng đãng mơ hồ như đang sống ở một thế giới xa lạ. Tôi tự hỏi: Hay mình đã yêu? Và tôi khẽ nhăn mặt như ăn phải dấm chua khi đụng vào câu hỏi ấy. Nhỏ Kiều Anh đến nhà chơi, thấy cái vẻ mặt thẩn thờ của tôi, vội, bằng cái giọng Huế ngọt ngào, trêu: - Mi cứ thơ với thẩn. Rồi đời mi sẽ khổ Vi ạ! Hay là mi uống nhầm tương tư thảo của ai? Nói, rồi ta sẽ giúp cho. Và Kiều Anh xuống giọng, ngâm ư ừ: “Giúp em một thúng xôi vò. Một con lợn béo, một vò rượu tâm. Giúp em đôi chiếu em nằm. Ðôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo. Giúp em quan tám tiền cheo. Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau...” - Thục Nguyên đang ngồi giở mấy trang sách ở bàn cũng xía vô đòi... hành nghề “bác sĩ tá phó”. - Coi, mặt mũi nàng khi xanh khi đỏ, ngơ ngơ ngẩn ngẩn như ăn phải bùa mê thuốc lú. Mạch đập nhanh, huyết áp cao, đó là triệu chứng suy tim. Bệnh này phải đưa đi điều trị gấp, nếu không, một ngày nào đó sẽ: “Em ơi, nếu mộng không thành thì sao...?” Tôi chấp tay vái: - “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Mấy cô im cho tôi nhờ. Cái gì mà suy tim là tương tư thảo? Muốn làm thầy bói thì lên Lăng Ông. Muốn là bác sĩ thì đi học trường Y. Người ta mệt muốn chết mà cứ... - A! Ðồ vô ơn! Người ta quan tâm lo lắng mới bày vẽ ý kiến giúp đỡ. Mi đã không biết ơn mà lại còn bày đặt chì chiết trách móc. Thôi tụi mình về nghen Thục Nguyên – Kiều Anh chẩu môi. - Cô “Cổ tổ cao tằng” ơi! Tôi biết tỏng “tấm lòng trung hậu đảm đang” của cô rồi. Sự quan tâm của cô làm cho “kẻ hèn này thêm đau khổ”. - Mi thấy chưa Thục Nguyên? Hắn dám dùng đến dòng tộc của “mệ”. Người ta là Công Tằng Tôn Nữ đài các như ai, hắn lại dám báng bổ là “Cổ tổ cao tằng”. Cha chả là tức. Thời trước, phạm húy như vầy là a-lê hấp “Tru di tam tộc”. Thục Nguyên cười lớn: - Thôi, tha cho “Nàng thơ” một bữa. À! Tối nay các bạn coi “Thái Hậu Dương Văn Nga” không? Có vé mời thường trực đây. Kiều Anh giẫy nẩy: - Xin gởi lại cải lương tuồng cổ cho Thục Nguyên. Thơ với thẩn cho Tường Vi. Riêng mình, mình chỉ khoái “xi la ma” – Rồi Kiều Anh xuống giọng “đầm”: “Oh, la vie sans cinéma comme l’auto sans gasoline”. Và Kiều Anh dịch liền tù tì: “Ôi! đời không xilama như xe ca hết... xăng dầu...! Trang 2/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ Tôi và Thục Nguyên ôm bụng cười ngặt nghẽo trước vẻ hồn nhiên, nhí nhảnh của Kiều Anh. Thục Nguyên, Kiều Anh và tôi là bạn học chung một lớp. Chúng tôi lại ở cùng một phố, đi về cùng chung một đường nên rất thân nhau, dù tính nết và sở thích mỗi người một khác. Kiều Anh dáng người săn chắc, mạnh khỏe, bản tính lại ưa khôi hài, dí dỏm. Kiều Anh có mặt ở đâu là nơi đó không khí luôn sôi nổi, vui nhộn. Bố Kiều Anh làm phó giám đốc một công ty tư doanh, gia đình khá giả, nên Kiều Anh được cưng chìu đủ mọi thứ. Mỗi lần thấy Kiều Anh mang bộ đồ soọc trắng đi đánh tennis, tôi thèm được một thân hình cân đối, tràn đầy nhựa sống như Kiều Anh quá. Thục Nguyên, trái lại, người “núc na, núc ních”, phì nhiêu màu mỡ như đồng bằnb sông Cửu Long (xin lỗi Thục Nguyên là người Nam Bộ). Khuôn mặt Thục Nguyên đầy đặn, phúc hậu y hệt mặt tượng phật Di Lặc mà tôi thường đọc thấy trong sách báo. Chúng tôi thường trêu Thục Nguyên: “Thục Nguyên có căn tu. Thôi về xuống tóc đi Thục Nguyên – Rồi Kiều Anh giả bộ chắp tay, xàng xê sáu câu: “Kìa... ai như Thục Nguyên...? Trời... Thục Nguyên em ơi, sao nỡ lòng xuống tóc đi tu, nương nhờ cửa Phật để anh phải chịu trăm nhớ ngàn thương, một mình mòn mỏi bơ vơ trên cỏi dương... trần...” Thục Nguyên cười đến chảy nước mắt. Thục Nguyên vốn mê cải lương thuộc cỡ “quỉ khốc thần sầu”. Ðiều này cũng dễ hiểu: Hai bên nội ngoại của Thục Nguyên, hồi xưa dã có nhiều người theo nghề hát. Ngay nam danh ca cải lương của thành phố bây giờ, Hoàng Phong, chính là cậu ruột của Thục Nguyên. Thục Nguyên nhiều lần mời tôi và Kiều Anh đi xem hát, nhưng tôi bận quá, chưa có dịp, Kiều Anh lại tỏ ra chẳng mặn mà gì ngoài cái “xilama” và tennis của hắn. Thế nhưng tôi dặn lòng: Phải đi với Thục Nguyên một lần cho biết. Riêng tôi, nói ra chỉ thêm xấu hổ. So với Thục Nguyên, Kiều Anh thì “Tôi là con gái trời bắt xấu”. Người tôi ốm yếu, gầy gò như que tăm. Bản tính tôi lại hay lãng đãng, mơ mộng. Tôi yêu thơ hơn mọi thứ trên đời. Thục Nguyên và Kiều Anh thường trêu tôi: “Mi có ‘hâm’ không Tường Vi? Bộ hết thứ mê rồi sao lại mê thơ”. Tôi chỉ cười. Có lần trong lớp, hai đứa lục tìm cuốn sổ thơ (cuốn mà tôi đã bỏ công sưu tầm, ghi chép những bài thơ tôi thích nhất) giấu biệt một nơi. Cuối giờ, khi phát giác ra, tôi òa khóc ngay giữa lớp. Kiều Anh và Thục Nguyên hoảng quá vội trả lại. Tôi giận không nói chuyện với hai đứa suốt mấy tuần liền. Tôi yêu thơ, Kiều Anh và Thục Nguyên bảo tôi “hâm”. Nhưng Thục Nguyên và Kiều Anh đâu biết rằng sự yêu thích đó của tôi, lại bắt nguồn từ những ngày thơ ấu. Hồi đó, ba tôi mất sớm, mẹ tôi đưa tôi về ở với ngoại. Nhà ngoại tôi nằm sát bên dòng sông Hiếu. Những trưa hè, nằm trên chiếc chõng tre kẽo kẹt, ngoại tôi đọc thơ cho tôi nghe. Ngoại tôi thuộc thật nhiều thơ: Chàng thì đi cõi xa mưa gió. Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. Ðoái trông theo đã cách ngăn. Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh... Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy. Trang 3/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu. Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?...   Những câu thơ Chinh Phụ Ngâm khúc ấy, hồi đó làm sao tôi hiểu được, nhưng giọng đọc trầm buồn của ngoại lại làm tôi thích. Và tôi thiếp đi lúc nào không biết. Sau này, khi lớn thêm đôi ba tuổi, tôi đã hiểu biết những truyện thơ ngoại đọc. Tôi đã thấm được nỗi đau của Kiều: Cậy em, em có chịu lời. Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư. Giao loan chấp nối tơ thừa mặc em... Người về chiếc bóng năm canh. Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường...   Hết truyện Kiều, ngoại lại đọc cho tôi nghe truyện Lục Vân Tiên: Vân Tiên tả đột hữu xông. Khác nào Triệu tử phá vòng Ðương Dương. Lâu la bốn phía vỡ tan. Ðều quăng gươm giáo tìm đường chạy ngay. Phong Lai trở chẳng kịp tay. Bị Tiên một gậy thác rầy thân vong. Dẹp rồi lũ kiến chòm ong. Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này”... Có lần, tôi nghe tụi nhóc cùng tuổi nhại thơ Lục Vân Tiên: Vân Tiên cõng mẹ chạy ra. Ðụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô. Vân Tiên cõng mẹ chạy vô. Ðụng phải chày vồ cõng mẹ chạy ra...   Tôi về đọc cho ngoại nghe. Ngoại tôi nghiêm né mặt: - Từ rày cháu không được nhại thơ như thế nữa nhé. Phải đọc thật đúng cháu ạ. Mình phải tôn Trang 4/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ trọng nhà thơ, nếu không, người ta sẽ cho mình là con nhà không có chữ nghĩa... Những lời ấy của ngoại cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Tôi ở với ngoại được dăm năm thì dì Hoa, em út của mẹ tôi, chồng mất sớm, bồng con về ở với ngoại. Dì có giọng ru con thật tuyệt vời. Tôi nằm ở chõng tre nghe tiếng ru hỡi ru hời của dì, trong buổi trưa thanh vắng, chỉ có tiếng tre xào xạc và tiếng lá rụng trong vườn, buồn ghê nơi: “Ðói lòng ăn nửa trái sim. Uống lưng bát nước đi tìm người thương”. Hình như trong giọng ru của dì, có một nỗi niềm u uất nào đó mà qua những lời ca dao mộc mạc, dì muốn gửi gắm tâm sự: “Trăm năm nhiều nỗi hẹn hò. Cây đa bến cũ con đò khác đưa. Cây đa bến cũ còn lưa. Con đò đã thác năm xưa kia rồi.”   Hoặc: “Ra về cởi áo lại đây. Ðể khuya em đắp kẻo ngọn gió tây lạnh lùng”. Thỉnh thoảng dì lại nhắc đến làng ngoại tôi: “Ai xuôi ai ngược Ðông Hà. Dừng chân ghé lại vào nhà em chơi. Nhà em ở mé sườn đồi. Một vùng khói trắng, một trời hoa bay”.   Tôi sống và lớn lên như được ướp bằng không khí thi ca lãng đãng của quê ngoại. Có lẽ vì thế mà, sau này, khi lớn lên, tôi vẫn luôn luôn hoài vọng về một thời thơ ấu với những câu hát, lời thơ sâu lắng, mượt mà. Và tôi đã yêu thơ, cũng vì thế. Yêu thơ là một điều bình thường, nhưng với tôi: tôi đã xúc động cùng tác giả. Hình như giữa tác giả và tôi có một sự đồng cảm. Tôi muốn nói đến thi sĩ Hoàng Hôn, người vừa có thơ đăng trên tuần báo “Tuổi Mộng”. Tôi đã thật sự yêu mến nhà thơ. Và tôi luôn nghĩ đến chàng. Phải chăng đó là tình yêu? Tôi chợt giật mình: Tường Vi ơi, mi có lãng mạn lắm không? Trang 5/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ Chương 2/4 Anh Hoàng ngạc nhiên khi thấy tôi cặm cụi lục tìm ở tủ sách của anh suốt buổi. Anh trêu tôi: - Vi chăm học quá ta. Cần nghiên cứu loại gì, để anh lấy! Tôi làm thinh giả bộ không nghe, chứ ngu dại gì tôi lại thú thật: Thưa anh, em tìm loại sách viết về tình yêu. Eo ơi, có nước mà bị anh trêu đến chết. Ðến giờ đi làm, anh Hoàng trao chìa khóa cho tôi, bảo: - Vi cứ tìm đọc những sách cần thiết. Xong khóa phòng lại giùm anh. Nhớ để chìa khóa ở chỗ thường lệ. Tôi tha hồ lục tìm sách báo của anh Hoàng. Tôi lựa dần ra những cuốn sách viết về tình yêu. Từ danh ngôn, từ điển, thơ ca, đến tiểu thuyết trữ tình, tủ sách anh Hoàng đều có đủ. Tôi như muốn ngộp thở trong “bể” sách của anh. Tôi bê nguyên cả chồng sách đem về phòng nằm “nghiên cứu”. “Ðông thầy thối ma”. Ðầu óc tôi muốn rối tung lên. Mỗi tác giả quan niệm tình yêu mỗi khác. Tôi phải nghe ai? Có tác giả viết: “Tình yêu là sự rung động đầu đời, là phút bâng khuâng nhớ đến người mình từng gặp gỡ, thương yêu”. Một nhà văn khác lại cho rằng: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau, mà cùng nhìn về một hướng...” Một triết gia lại phán: “... Con tim có những lý lẽ mà lý trí không bao giờ hiểu nổi”. Hoặc: “Yêu là tìm chính hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác...” Hay phức tạp hơn: “... Yêu là có một cái gì và ngoài ra không có cái gì cả...” Chao ôi rối rắm quá. Tôi phát ngán những định nghĩa, những phát biểu của các nhà văn, nhà tư tưởng. Tôi quay sang với các nhà thơ. Nhà thơ Nguyễn Ðình Thư nói đến tình yêu thật nhẹ nhàng: “Khi Yêu chẳng đắn đo gì. Phân phô chừ biết nói vì cớ sao. Huống hồ yêu từ khi nào. Hôm qua lòng thấy ngọt ngào mới hay...” Chao ơi ngọt ngào mới hay. Tôi chưa thấy ngọt ngào mà chỉ thấy bứt rứt xốn xang vì tôi đang ở trong tâm trạng: Trang 6/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ “Biết đâu mà gửi lòng thương nhớ. Mà biết cùng ai gởi nhớ thương.” Như thế, tình yêu của tôi, nếu đúng thực là tình yêu, chỉ là tình yêu lặng lẽ: “Yêu lặng lẽ là yêu không dám tỏ. Là âm thầm mang lấy sự đau thương. Là lúc canh khuya trằn trọc trên giường...” Ơ, mà lạ chưa, tôi vớ vẩn mất thôi. Vì tôi đã gặp thi sĩ Hoàng Hôn đâu? Tôi đã quen biết với chàng đâu? Tình yêu của tôi là tình yêu một phía. Vì thế tôi đành ngậm bồ hòn: “Yêu thương mà chẳng nói năn. Nhớ nhưng mà chẳng than rằng nhớ nhung. Giữa đêm lòng lạnh vô cùng...” Tình yêu sao mà rắc rối và phức tạp. Tôi chợt liên tưởng đến một câu trả lời của một nhà văn. Khi được hỏi về đàn bà. Ông chỉ nói đơn giản: “Ðàn bà đúng là đàn bà”. Tôi có thể mượn ý của nhà văn này để nói: “Tình yêu là... tình yêu” chăng? Vì tình yêu, rốt lại, là điều khó giải thích. Như nhà thơ Xuân Diệu: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu. Có nghĩa gì đâu một buổi chiều. Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt. Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...” Tôi mệt mỏi với các định nghĩa của các nhà văn nhà thơ. Tôi gạt đống sách của anh Hoàng sang một bên rồi nằm dài trên giường, nhắm mắt lại. Tôi nằm im với những ý nghĩ mông lung. Tự dưng tôi nhớ lại những câu ca dao ngoại tôi, hồi xưa, thường hay đọc: “Hôm qua mưa bụi gió bay. Gió rung cành bắc, gió lay cành vàng. Em với anh cùng ở một làng. Mà em chẳng biết ngõ chàng ở đâu. Một thương hai nhớ ba sầu. Cơm ăn chẳng đặng, ăn trầu ngậm hơi. Thương chàng lắm lắm chàng ơi. Biết mô thanh vắng mà ngồi thở than...” Trang 7/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ Tình yêu trong ca dao thật thanh thoát, nhẹ nhàng. Tôi ao ước được hóa mình sống giữa cảnh trăng thanh gió mát với hình ảnh một người con gái nhớ một người con trai: “Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Ðêm thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Ðêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề”. Sau này nhà thơ Huy Cận cũng nói về nỗi nhớ nhung, nhưng hiện đại hơn: “Lòng em nhớ lòng anh từ vạn kỷ. Gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa Yêu giữa đời mà hồn trong mơ Tình rộng quá tình không biên giới nữa Ðây, cửa mộng lòng em, anh hãy mở Màu thanh thiên rời rợi, gió long lanh Hồn nhớ thương, em dệt áo dâng anh...” Tự dưng tôi mơ được gặp thi sĩ Hoàng Hôn. Nghĩ đến đây, mặt tôi đỏ bừng, tim tôi đập loạn xạ. Bây giờ tôi cùng một tâm sự với nhà thơ Nguyễn Bính: “Tương tư đã mấy đêm rồi Biết cho ai, hỏi ai người biết cho Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau...” Vâng, biết bao giờ, tôi mới gặp được chàng – thi sĩ Hoàng Hôn? Trang 8/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ Chương 3/4 Cầu được ước thấy. Tôi đã gặp được thi sĩ Hoàng Hôn nhưng không phải ằng xương bằng thịt mà chỉ gặp được chàng trên tuần báo “Tuổi Mộng”. Tuần báo, nhân số đặc biệt giới thiệu những khuôn mặt thơ, đà dành một số trang để viết về chàng. Tôi đọc ở trang đầu, lời giới thiệu đầy ưu ái của ban biên tập. “... Nhiều người đã làm thơ. Hàng trăm hàng ngàn người sẽ làm thơ. Trong cái biển hỗn mang thơ ấy, gạn lọc ra một số tác giả có thơ hay, làm rung động lòng người, đứng được với thời gian đã là một điều họa hiếm. Tác giả Hoàng Hôn nằm trong trường hợp họa hiếm này. Chỉ một vài chùm thơ xuất hiện trên tuần báo Văn Nghệ, Hoàng Hôn đã đi sâu vào lòng bạn đọc. Thơ Hoàng Hôn như ánh sao lóe lên giữa bầu trời thi ca hiện đại. Thơ Hoàng Hôn chưa nhiều nhưng “Quý hồ tình bất quý hồ đa”. Chúng ta có quyền hy vọng vào nhà thơ trong tương lai...” Nhà phê bình Trọng Nguyễn viết: “... Trước hết tôi xin cảm phục sự tinh mắt của người biên tập. Mỗi ngày thơ gửi về cho bạn biên tập ở mỗi tòa saọn không phải là ít. Ðọc được hết các bản thảo đã laq một kỳ công, nhưng phát hiện ra một vài bài thơ hay trong cái núi bản thảo đó phải nói là một điều kỳ diệu. Nó đòi hỏi người biên tập phải có bản lĩnh. Trách nhiệm và giác quan thứ sáu. Vì đọc nhiều, cái sắc bén của người biên tập có thể bì cùn đi. Vì thế một số bài phải đưa cho hai, ba người đọc để thẩm định giá trị. Và người biên tập đã không nhầm khi phát hiện ra những chùm thơ của tác giả Hoàng Hôn. Và đưa giới thiệu lên báo... Ðọc thơ Hoàng Hôn ta như bắt gặp được cái không khí của đời thường. Cái chi tiết đời thường ấy được Hoàng Hôn cơ đúc bằng những câu thơ mượt mà, sâu lắng... Thơ của Hoàng Hôn bình dị nhưng không thiếu chiều sâu, trí tuệ. Những suy nghĩ của Hoàng Hôn về sự sống, con người, cuộc đời khiến mồi một người trong chúng ta ai cũng phải xét lại lương tri, đạo đức của chính mình. Tất cả mọi chuyện trên đời rồi sẽ qua đi nhưng cái còn lại mãi mãi, vẫn là lòng đạo đức, tình nhân ái của con người... Tác giả Hoàng Hôn đã làm thơ có ích cho xã hội. Thơ của Hoàng Hôn làm tâm hồn ta lắng xuống giữa bao bề bộn của cuộc sống. Ðọc thơ Hoàng Hôn là tìm về sự yên tĩnh của tâm hồ nghĩa là tìm về hạnh phúc. Một nhà văn phương Tây nói: “Le vrai bonheur, c''est la pix de l’âme.” “Hạnh phúc thật chính là sự bình an của tâm hồn”. Và như thế, trong ý hướng ấy, tác giả sẽ còn đi xa...” Giáo sư Hoàng Như viết: “Tình hình ế ẩm của các tập thơ khiến chúng ta phải báo động vễ sự thờ ơ của người đọc. Phải chăng thơ mấy năm qua có chiều hướng đi xuống? Không. Tôi có thể khẳng định rằng: Không. Vì mới đây thôi, một số bài thơ của Hoàng Hôn vừa xuất hiện đã gây xôn xao dư luận trong giới làm thơ và yêu thơ. Như vậy không phải độc giả thờ ơ với thơ mà vì chúng ta thực sự chưa có nhiều thơ hay. Trang 9/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ ... Hoàng Hôn có thể được coi là một hiện tượng thơ trong gia đoạn bế tắc của nền thi ca hiện đại. Trong sự bế tắc của nền thi ca hiện đại. Trong sự bế tắc chung đó, Hoàng Hôn đã khơi được dòng chảy. Dòng chảy này được ví như nguồn suối tươi mát và trong lành. Người làm thơ có quyền phóng túng, mặc sức thả cho sự tưởng tượng bay bổng nhưng không được thô tục hóa. Tôi đã tìm đến suối thơ của Hoàng Hôn như thế. Và tôi tắm mát trong đó một cách no nê và đầy ý vị. (Tôi xin mượn chữ và ý của nhà thơ Hàn Mạc Tử). Hoàng Hôn dã xua tan đi trong tôi mặc cảm về những vẫn đục do sự khoe đùi, nhớp nháp tụng ca thể xác của một số tập thơ vừa đưa ra trình làng trong thời gian qua... Tôi có thể đặt Hoàng Hôn một danh xưng là người giải phóng cho sự bế tắc. Tôi có quá lộng ngôn không?...” Những lời tán tụng của các nhà phê bình làm tôi hãnh diện lây với thi sĩ Hoàng Hôn. Bất chợt tim tôi đập mạnh khi giở trang kế tiếp. Ảnh Hoàng Hôn đăng trang trọng giữa trang báo, kèm theo bài phỏng vấn của phóng viên báo “Tuổi Mộng”. Tôi say sưa ngắm Hoàng Hôn. Và tôi không vỡ mộng: Hoàng Hôn đẹp trai, thanh tú. Kiểu ảnh bán thân chàng chụp trông tuyệt vời nghệ sĩ. Khuôn mặt chàng trái xoan, mắt sáng, mũi cao. Cặp lông mày đen nhánh. Miệng chàng nở một nụ cười kiêu bạc. Chiếc cà vạt thắt trên cổ áo chàng càng tăng thêm vẻ lịch duyệt hào hoa. Chao ơi: “Dù cho bạc cho vàng. Cũng không bằng được gặp chàng hôm nay”. Vâng, tôi muốn đánh đổi tất cả để được gặp chàng dù chỉ được gặp chàng trên... trang báo. Và tôi vô cùng biết ơn tuần báo “Tuổi Mộng”. Bây giờ tôi tha hồ nhìn ngắm chàng. Tôi nhìn chàng đến no con mắt. Một lúc thật lâu sau, tôi mới đọc tiếp bài phỏng vấn: T.M. (Tuổi Mộng): Xin anh cho biết chút ít về tiểu sử? H.H. (Hoàng Hôn): Một ít tiểu sử. Ðiều đó cần thiết không bạn nhỉ? Vì tôi nghĩ nhà thơ chỉ biết làm thơ. Họ phải nhả thơ như con tằm cho tơ. Vậy thôi. Còn kê khai danh tánh, tên tuổi, nghề nghiệp cho người đời, tôi e rằng điều đó chỉ là sự khoe khoang không cần thiết. T.M.: Anh có khiêm nhượng lắm không? H.H.: Không! Tôi nói thật! Vì khi tôi chưa làm thơ chưa ai biết tôi, thì khi tôi đã làm thơ, cũng không cần ai biết. Tôi sống thực sự cho tôi. Với tôi, thơ là tất cả. Ngoài ra, tất cả chỉ là phù danh, giả dối... T.M.: Tôi e là nhà thơ hơi khó tính? H.H.: Xấu đẹp, tùy người đối diện. Sự khó tính cũng thế. T.M.: Anh bắt đầu làm thơ từ lúc nào? Và bài thơ đăng báo đầu tiên? H.H.: Ðến bây giờ, ngay bản thân tôi, tôi cũng không biết tôi làm thơ từ lúc nào. Thỉnh thoảng cao hứng tôi phóng bút. Nhưng tôi viết chỉ để dành riêng cho một mình tôi thôi. Chỉ tại ông bạn “trời gầm” (xin lỗi, tôi ăn nói hơi bồ bã, xin nhà báo miễn chấp). T.M.: Xin nhà thơ nói rõ hơn...? Trang 10/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ H.H. Tôi có một ông bạn, đọc báo chỉ tìm đọc mục “Câu lạc bộ làm quen”. Ông bạn này “thuổng” tên tôi, giới thiệu lên báo, nói tôi là nhà thơ cần tìm bạn gái. Và hứa sẽ hồi âm cho các nàng, bằng những bài thơ tuyệt tác. Thư gửi về kìn kìn. Ông bạn này hoảng quá vội chép lại những bài thơ tôi đã sáng tác gửi cho các nàng, thông qua địa chỉ của tòa báo. Không biết vì lầm lẫn sao đó, mà thay vì chuyển cho các nàng, ban biên tập lại đă ng thơ tôi một cách trang trọng lên báo. Sau đó ông bạn “trời gầm” này lại gửi tiếp cho tuần báo Văn Nghệ. Tờ báo này lại đăng nguyên bốn chùm thơ của tôi. Vâng, tôi nổi tiếng một cách bất đắc dĩ vì ông bạn “trời gầm”. T.M. (Cười): Có thể nói, đây là một giai thoại làng văn. Phải vậy không, thưa nhà thơ Hoàng Hôn? H.H.: (rầu rầu): Vâng, có thể như thế. T.M.: Xin anh cho biết Hoàng Hôn là tên thật hay bút hiệu? Và nếu là bút hiệu thì anh cho biết ý nghĩa hoặc vì sao anh chọn nó? H.H.: Hoàng Hôn là bút hiệu. Tôi chọn bút hiệu này vì tôi thích cảnh chiều tà. Thử tưởng tượng một buổi chiều, trời sắp tắt nắng, ta đi giữa hoàng hôn gió từ sông lồng lộng, hương hoa tỏa ngập đường làng, ta bước đi lòng thanh thản. Cảnh đó đẹp và nên thơ lắm chớ. Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến tôi chọn bút hiệu này. Hồi xưa tôi thích một câu thơ của Thôi Thiệu... T.M.: Xin anh cho đọc giả biết câu đó? H.H.: Vâng. Thôi Thiệu làm nhiều bài thơ hay, nhưng tôi thích nhất là bài Hoàng H.c Lâu. Ðặc biệt tôi vô cùng tâm đắc với hai câu kết: “Nhật mộ hương qua hà xứ thị. Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Mà thi bá Tản Ðà đã dịch: “Quê hương khuất bóng Hoàng Hôn. Trên sông khơi sóng cho buồn lòng ai”. Bút danh Hoàng Hôn của tôi ra đời như thế đấy. T.M.: Xin lỗi, câu hỏi hơi tò mò. Anh đã có người yêu hoặc đã lập gia đình chưa? (Ðọc đến đây tim tôi nhói lên vì hồi hộp). H.H.: Tôi chỉ có một người, đó là Nàng Thơ. Cho tôi được đọc một đoạn thơ của Thế Lữ: “Với nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu. Với nàng thơ, tôi có bút muôn màu. Tôi muốn làm nhà Nghệ sĩ nhiệm màu. Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu”. Nhà thơ Thế Lữ đã dạy tôi thế đấy. T.M.: Cám ơn anh. Thời gian tới anh có dự định in thập thơ nào không? H.H.: Nói đến thơ, giám đốc các nhà xuất bản đều lắc đầu. Thơ bán không chạy bằng sách dịch, sách tình dục, sách vụ án. Thời đại hạch toàn kinh doanh mà. Còn nhà thơ bỏ tiền ra in thì tôi không phải giàu có dư dả gì. Vì thế mơ ước vẫn hoàn mơ ước... T.M.: Cuối cùng anh có điều gì nhắn gửi đến đọc giả báo “Tuổi Mộng” không? H.H: Hãy “hồn nhiên nhi nhiên”. Vì tuổi mới lớn là tuổi đẹp nhất. Các em chưa vướng vào những hệ lụy của cuộc đời. Tâm hồn các em còng ngây thơ, trong trắng. “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong. Hôm xưa em đến mắt như lòng. Trang 11/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ Nở bừng ánh sáng, em đi đến. Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng” Nhà thơ Huy Cận viết hồi xưa đấy. Bởi, nhà thơ sợ một ngày, các em sẽ lớn lên, sẽ đánh mất tuổi thơ ngây của mình: “Vậy đó, bỗng nhiên mà họ lớn Tuổi hai mươi đến có ai ngờ Một hôm trận gió tình yêu lại Ðứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ”. Vì thế tôi chỉ khuyên các em hãy sống trọn vẹn với tuổi của mình. Bởi làm người lớn, khổ lắm. Tôi chỉ có đôi điều, thế thôi. T.M.: Xin chân thành cảm ơn nhà thơ Tôi đọc những câu trả lời của thi sĩ Hoàng Hôn như uống từng ngụm nước giữa trưa hè nóng bỏng. Chao ôi, chàng trả lời dí dỏm và thông minh quá. Tôi đã yêu chàng thật rồi: “Yêu chàng lắm lắm chàng ơi Biết mô thanh vắng mà ngồi thở than Muốn than mà chẳng được than Kìa như lá đổ bên ngàn Lũng Tây Lá đổ còn có khi đầy Thương chàng biết thuở nào khuây hởi chàng”. Trang 12/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ Chương 4/4 Hình ảnh của thi sĩ Hoàng Hôn đã theo tôi vào giấc ngủ, theo tôi vào lớp học. Tôi mỏi mệt đến rã rời. Giờ toán của thầy Cương tôi không thu nhận được một định lý nào vào óc. Giờ văn, vốn là giờ hứng thú đối với tôi, bây giờ cũng trở thành nguội lạnh. Ðầu óc tôi lãng đãng. Hồn tôi mải mộng mơ ngoài cửa lớp. Tôi lơ đãng nhìn những chú chim sâu rít rít chuyền trên những cành cây trong sân trường im ắng. Và tôi nghĩ đến thi sĩ Hoàng Hôn. Tôi tưởng tượng ra cảnh chàng dệt nên những vần thơ gửi tặng tôi: “Sáng trăng sáng cả đôi đàng. Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ”. Chao ơi cảnh đó thật êm đềm và nên thơ biết mấy. Và tôi mải đắm chìm trong mộng tưởng - Em bệnh hở, Tường Vi? Tôi giật mình. Cô Huyền đến bên tôi tự bao giờ. Tôi ấp úng: - Thưa cô, không ạ! - Thế mà cô ngỡ em bệnh. Dạo này trông em xanh quá. Em có mất ngủ không? - Thưa cô không! - Hay em “To be”? Tôi đỏ mặt: - Thưa cô em vừa “bị” tuần rồi. Kiều Anh ngồi bên nhanh nhảu: - Thưa cô. Vi bị suy tim ạ. Cô Huyền nhìn tôi: - Em bị tim à? Phải chửa trị sớm nghe em. Ðể lâu ngày nguy hiểm đó. Tôi đỏ mặt ngó Kiều Anh: Con nhỏ thật vô duyên. Mắc mớ chi hắn mà hắn châu mỏ vô chuyện người ta. Lúc tôi định giải thích thì cô Huyền đã lên bục giảng. Và tôi chợt ân hận. Khi không tôi làm cô phải bận lòng. Cũng tại vì thi sĩ Hoàng Hôn. Nhớ chàng, không, quyết là không nhớ chàng. Tôi nhủ thầm. Và tôi nhìn lên bảng cố tập trung vào bài giảng của cô Huyền. Cô Huyền giảng về dòng văn học lãng mạn. Giọng cô trong và sắc. Cả lớp im lặng, ngồi theo dõi từng lời cô. Cô thật tuyệt vời. Những bài văn khô khan, cứng nhắc trong giáo trình, nhờ cô khéo léo kết hợp sự hiểu viết sâu sắc về văn học cộng với sự rung động và niềm say mê của cô, đã trở thành tươi mát, sinh động. Chúng tôi yêu cô cũng vì thế... Cô bảo: “... Các em phải biết yêu tiếng Việt. Một ngoại ngữ các em không rành không ai chê cười nhưng tiếng mẹ đẻ của mình, mình đọc sai, viết sai, đó mới là điều đáng chê trách. Một nhà Trang 13/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ văn nước ngoài đã không ngớt lời ca tụng tiếng Việt. Ông ta bảo: “Nghe người Việt nói mà có cảm tưởng họ đang hát. Và không một nước nào có được một ngữ âm như thế. Một người nước ngoài còn biết tôn trọng yêu mến như vậy, huống chi chúng ta... Các em biết ai là tác giả những câu thơ này không? “Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con Tháng ngày con mẹ lớn khôn Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông, cha Ðời bao tâm sự thiết tha Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ...” “Nhà thơ Huy Cận đó... các em nói yêu nước ư? Ðược thôi. Nhưng yêu nước mà không rành tiếng mẹ đẻ. Vứt đi các em ạ! Cô không muốn kể ra đây những thí dụ dùng sai ngữ pháp của một số học sinh. Có thể vì các em đó coi thường tiếng Việt, vì mải chú trọng đến các môn khác. Riêng cô, cô chỉ muốn sau này, dù là một nhà bác học nổi tiếng hay một kỹ sư lừng danh, các em phải rành tiếng Việt trước đã. Cô nhớ, hồi cô còn nhỏ, thầy giáo dạy văn của cô, lúc ra đề bài tả lao động của người cha, đã vô cùng buồn phiền khi cómột học sinh viết: “Ba em đi cày mệt trí”. Từ đó thầy bỏ sức ra kèm cặp cho cả lớp môn văn thật công phu tỉ mỉ. Sau này cô khá le6n môn này cũng nhờ thế...” Tôi như uống lấy những lời của cô Huyền. Tôi thấy yêu và kính phục cô quá. Cô dã chinh phục được đám học trò con gái chúng tôi, những tay được mệnh danh là nghịch ngợm, phá phách như quỷ sứ. Ngoài những tiết bài phải giảng, cô thường dành những phút cuối giờ để kể cho chúng tôi nghe những cuốn sách, những bộ phim cô dã xem. Cô phân tích tính cách từng nhân vật, nêu rõ nội dung cũng như ý nghĩa cho chúng tôi. Cô bảo: “... Nhu cầu của con người không phải chỉ ăn, mặc, ở, mà còn phải giải trí. Nhưng giải trí thế nào để được ích lợi về mặt tinh thần đó là điều cần xem xét. Ðọc một cuốn sách hay, xem một cuốn phim tốt, tâm hồn các em sẽ được nâng cao, đời sống tự nhiên có ý nghĩa làm ta thêm tin tưởng vào con người vao xã hội... Cô rất buồn khi thấy hiện nay người ta cho chiếu video tràn lan. Video đã đánh bật những phim ảnh có giá trị nghệ thuật. Ðó là chưa kể video sex, đúng là một đại họa cho tuổi trẻ các em. Cô sợ một ít em sẽ tò mò. Nguy hiểm lắm các em ạ! Ðừng đùa với thuốc độc nghe các em. Vì k inh nghiệm là gì? Là những bài tập cho các em làm trước rồi sau đó mới rút ra bài học. Và một số'' em khi có kinh nghiệm thì đã hoàn toàn sa ngã. Vì vậy, các em nên “kính nhi viễn chi...” Ðụng đến phim ảnh, Kiều Anh ngứa ngáy giơ tay phát biểu: - Thưa cô, thế chúng em phải coi những phim gì ạ? Trang 14/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ - Các em nên coi những phim tình cảm nhẹ nhàng, phim hài hước hoặc những phim có nội dung nhân bản sâu sắc. Một phim có giá trị là, sau khi xem xong, nó còn để lại trong ta một ý nghĩa, một bài học rút ra cho đời sống thực tế. Hồi ở tuổi các em, cô rất thích xem những phim do quái kiệt Louis de Funès, một diễn viên hài có tiếng của điện ảnh Pháp đóng. Những phim đó, bây giờ, thỉnh thoảng chiếu lại, các em nên đi xem. - Thưa cô, thế còn cải lương? – Thục Nguyên rụt rè đứng lên. - Cô chưa có dịp coi cải lương nhưng theo cô, đây là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời. Các em biết nghệ sĩ Thanh Nga chứ? Ðó là một nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn. Tiếc là cô chết quá sớm. hôm cô mất, cả một biển người theo sau linh cữu đưa cô đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nói như thế cũng làm một trả lời em Thục Nguyên về giá trị nghệ thuật cải lương, phải không các em? Tôi thấy mắt Thục Nguyên đỏ hoe. Từ lâu, Thanh Nga là thần tượng của Thục Nguyên. Hồi Thanh Nga bị bắn chết, Thục Nguyên khóc suốt mấy ngày. Bây giờ nghe cô Huyền nhắc lại thần tượng mình, Thục Nguyên ngậm ngùi xúc động. Tôi thấy Thục Nguyên đưa khăn lên thấm nước mắt. - Thưa cô, thế còn sách báo? – Tôi đứng lên hỏi. - Cô rất buồn khi thấy người ta in bừa bãi, vô trách nhiệm một số sách vụ án và phụ trang tình yêu. Nhờ đánh vào thị hiếu tầm thường củ một số đọc giả, sách báo bán chạy. Nhưng các nhà văn nhà báo đó đâu biết rằng họ đã đầu độc tâm hồn một số lớn độc giả. Cô rất uất ức khi đọc phải một cuốn sách vụ án, trong đó, tá giả đã khai thác tận cùng thể xác người phụ nữ. Cô sẽ viết bài gửi cho tuần báo “Tuổi Mộng”, với tư cách là một nhà giáo, để phản đối những tác giả nói trên. Chúng tôi vỗ tay rào rào. Tôi hỏi tiếp: - Thế chúng em phải đọc sách báo gì, thưa cô? Cô nhìn ra cửa lớp, ngẫm nghĩ: - Sách báo lứa tuổi các em còn thiếu trầm trọng. Lâu nay, hầu như người ta quên đi món ăn tinh thần này cho các em. Vì thế mới sinh ra chép tay. Như “cô giáo Thảo” chẳng hạn. Còn các phụ trương tình yêu, thực chất chỉ là thương mại, câu khách bằng cách phô đùi, khoe thân thể phụ nữ, còn nội dung thì nhảm nhí, rỗng tuếch. Cô có người anh bà con, hiện là phó giám đốc nhà xuất bản “Văn Chương”. Có dịp cô sẽ đặt thẳng vấn đề này với anh ấy. Phải kêu gọi các nhà văn viết cho lứa tuổi các em... Chúng tôi lại vỗ tay. Cô Huyền thật tuyệt vời. Tuyệt vời như cách đây hai năm cô đã can đảm từ chối sự bảo lãnh của gia đình sang Pháp. Sự kiện này, báo chí thành phố đã đăng bài phỏng vấn và giới thiệu về cô, một dạo. Bây giờ tôi vẫn còn nhớ, hôm đó, để trả lời cho học trò về lý do ở lại của mình, cô đã nói trong nước mắt: “... các em a, con người sống không hẳn vì nghề mà vì nghiệp. Nghiệp có thể là “nghiệp chướng”. Nhà văn chẳng hạn, họ thường sống nghèo, nhưng họ vẫn miệt mài sáng tác. Các em đọc Vũ Trọng Phụng chưa? Vũ Trọng Phụng chết lúc hăm bảy tuổi vì lao phổi. Ông chỉ Trang 15/16 http://motsach.info
- Yêu Một Người Làm Thơ Tạ Nghi Lễ mơ ước một ngày có được một lạng thịt bò tẩm bổ để đủ sức viết. Ấy thế mà có được đâu. Vậy mà nhà văn vẫn cứ viết. Và cho ra đời những tác phẩm tâm huyết. Một nghệ sĩ cải lương lúc về già, bệnh nặng, khi được đưa đến đứng bên cánh gà, ông khỏe lại ngay. Tất cả cũng vì cái nghiệp. Như cô, dù với đồng lương ít ỏi, đời sống chật vật khó khăn cô chưa hề có ý định bỏ nghề. Mỗi ngày, cô thèm hít thở không khí của lớp học, của sân trường, của sách vở. Và vì thế cô đã từ chối sự bảo lãnh của gia đình. Gia đình cô giận cúp luôn “viện trợ”. Nhưng cô không buồn. Cô muốn ở lại với các em, với Ðất Nước, dù biết rằng đất nước còn nhiều khó khăn vất vả. Con thảO không ai chê cha mẹ nghèo, phải không các em?... Có em nào đã đọc qua “Quốc văn giáo khoa thư”? Quốc văn giáo khoa thư có kể một câu chuyện: Một người đi du lịch xa, lúc về nhà, bà con đến thăm hỏi. Ông đã đi nhiều nơi, đã thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy theo ông nơi đâu là đẹp hơn cả? Ông ta trả lời: Chỉ có Quê Hương là đẹp hơn cả. Ðúng thế các em ạ... Dòng sông, con đò, cây khế, cầu ao, lũy tre làng, hương bưởi ngát trong vườn... Những cái đó quyện lại thành mùi Quê Hương, làm sao quên được, phải không các em...?” Và chúng tôi đã vỗ tay rầm ran như pháo. Bây giờ cô Huyền vẫn dũng cảm và tuyệt vời như ngày nào. Tôi mặc cho những ý nghĩ lan man trong đầu óc. Chợt, chuông reo báo giờ tan học. Tôi đứng lên. Cô Huyền dã xuống đến bên tôi từ lúc nào: - Em có chuyện gì phải không? - Dạ! - Hôm nào rảnh, em ghé nhà cô chơi. Mình sẽ nói chuyện với nhau nhiều nhé! - Dạ, em cảm ơn cô. Tôi cảm động đến rưng rưng nước mắt. Rồi tôi đâm ra giận mình: Không dưng để ý chi đến thi sĩ Hoàng Hôn để bây giờ thêm rắc rối cuộc đời. Và tôi quyết tâm quên đi thi sĩ Hoàng Hôn. Nhưng sự quên lãng nào đâu phải dễ dàng như tôi tưởng. Trang 16/16 http://motsach.info Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những người siêu phàm - Phần 8,9,10,11
5 p | 102 | 12
-
Người Con Gái Khi Yêu Thật Lòng
2 p | 126 | 7
-
Một con đĩ còn trinh
19 p | 99 | 6
-
Truyện ngắn: Người ấy... Ngồi đối diện
7 p | 83 | 6
-
Người Đàn Bà Ngồi
9 p | 79 | 4
-
Em yêu anh! Là em nói thật…
8 p | 59 | 4
-
Giáng sinh và người ngoại đạo
12 p | 89 | 4
-
Kem dâu tình yêu – phần cuối
9 p | 61 | 4
-
Người tù chăn dê núi Cẩm
9 p | 55 | 4
-
Truyện ngắn Làm Thinh
20 p | 64 | 3
-
Nếu không phải tình yêu
7 p | 56 | 3
-
Nơi những yêu thương trở về
7 p | 41 | 3
-
Hãy để em nói em yêu anh – phần 1
11 p | 44 | 2
-
Người thầy và những tờ tiền cũ
3 p | 73 | 2
-
Người đàn bà điên
9 p | 80 | 2
-
Người đàn bà điên
8 p | 66 | 2
-
Thanh Thản Nhé, Tuổi Thơ !
16 p | 59 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn