Yếu tố ảnh hưởng . . .<br />
<br />
Kinh tế<br />
<br />
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ<br />
NGÂN HÀNG BÁN LẺ: NGHIÊN CỨU TẠI NGÂN HÀNG<br />
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM<br />
Hoàng Thị Thanh Hằng*<br />
Bùi Diệu Anh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Hội nhập kinh tế đã tạo nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức cho các ngân hàng<br />
thương mại (NHTM) Việt Nam. Đòi hỏi NHTM Việt Nam phải đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ,<br />
và việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) là một hướng đi hoàn toàn phù hợp. Trong đó,<br />
việc nâng cao chất lượng của dịch vụ là vấn đề cốt lõi tạo nên sự thành công trong việc phát<br />
triển dịch vụ này của NHTM. Nghiên cứu đã chỉ ra các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch<br />
vụ NHBL tại các NHTM Việt Nam, qua đó gợi ý những chính sách cho việc phát triển bền<br />
vững dịch vụ NHBL tại Việt Nam.<br />
Từ khoá: ngân hàng bán lẻ, chất lượng dịch vụ<br />
<br />
FACTORS AFFECT THE QUALITY SERVICE OF RETAIL BANKING:<br />
THE CASE OF VIETNAM COMMERCIAL BANKS<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Economic integration has created many advantages but also many challenges for<br />
Vietnam commercial banks. Therefore, Vietnam commercial banks have to diversify services and<br />
the development of retail banking which is an entirely appropriate direction. In particular, the<br />
improvement of service quality is a core issue that makes success in the development services of<br />
commercial banks. This research has shown the factors affecting the quality of services at Vietnam<br />
commercial banks whereby recommends policies for the sustainable development of retail banking<br />
in Vietnam.<br />
Keywords: retail banking, service quality<br />
*<br />
<br />
Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM. Email: hanghtt@buh.edu.vn . Điện thoại: 0933535455<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Ngày nay, để phát triển bền vững thì các<br />
NHTM phải đa dạng hoá các hoạt động kinh<br />
doanh của mình. Hoạt động ngân hàng bán<br />
buôn trong nhiều năm qua đã đem lại nguồn<br />
thu lớn cho các NHTM. Tuy nhiên, thực tế<br />
hoạt động này trong thời gian gần đây cũng<br />
chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro và hệ quả là làm<br />
khủng hoảng hoạt động của các NHTM. Do<br />
đó, ngày nay các NHTM đang hướng tới phát<br />
triển dịch vụ NHBL. Tuy nhiên, để phát triển<br />
dịch vụ NHBL một cách bền vững chỉ cần chú<br />
trọng đến phát triển về quy mô và chất lượng<br />
của dịch vụ. Để có giải pháp cho việc nâng<br />
cao chất lượng dịch vụ, chúng tôi đã tiến hành<br />
nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng<br />
đến chất lượng dịch vụ NHBL. Qua đó, đưa<br />
ra những gợi ý chính sách cho việc phát triển<br />
bền vững ở các NHTM Việt Nam.<br />
2. Cơ sở lý thuyết<br />
Thuật ngữ “ngân hàng bán lẻ” xuất phát<br />
từ gốc trong tiếng Anh “retail banking”, được<br />
đưa vào sử dụng. Đứng trên góc độ đóng<br />
góp của công nghệ thông tin đối với các<br />
dịch vụ NHBL thì theo các chuyên gia kinh<br />
tế của Học viện nghiên cứu Châu Á – AIT:<br />
“NHBL là cung cấp trực tiếp sản phẩm, dịch<br />
vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các<br />
doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng<br />
lưới chi nhánh truyền thống hay thông qua<br />
các phương tiện điện tử viễn thông và công<br />
nghệ thông tin”. Theo Tổ chức thương mại<br />
thế giới thì dịch vụ NHBL là loại hình dịch<br />
vụ điển hình của ngân hàng, nơi mà các khách<br />
hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các chi<br />
nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng để<br />
thực hiện các dịch vụ như: Tiền gửi tiết kiệm,<br />
kiểm tra tài khoản, thế chấp, vay vốn, dịch vụ<br />
thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ khác<br />
đi kèm.<br />
<br />
Như vậy, tác giả rút ra khái niệm về dịch<br />
vụ NHBL của ngân hàng thương mại là hoạt<br />
động cung ứng các sản phẩm dịch vụ trực tiếp<br />
đến các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp<br />
vừa và nhỏ nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tài<br />
chính thông qua mạng lưới chi nhánh hoặc<br />
các phương tiện điện tử, viễn thông, công<br />
nghệ thông tin.<br />
Theo Tiêu Chuẩn Việt Nam ISO 8402:<br />
Chất lượng là một tập hợp các đặc tính của<br />
một thực thể tạo cho một thực thể đó có<br />
khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc<br />
tiềm ẩn.<br />
Theo lý thuyết về marketing dịch vụ, dịch<br />
vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh<br />
nghiệp cống hiến cho khách hàng nhằm thiết<br />
lập, củng cố, mở rộng những quan hệ đối tác<br />
lâu dài. Dựa trên định nghĩa truyền thống về<br />
chất lượng dịch vụ, Parasuraman đã xây dựng<br />
thang đo SERVQUAL để đánh giá chất lượng<br />
dịch vụ gồm 22 biến thuộc 5 thành phần để đo<br />
lường chất lượng dịch vụ cảm nhận. nội dung<br />
cụ thể của thang đo này được thể hiện trong<br />
phần phụ lục<br />
Cronin Jr. & Taylor (1992) cho rằng thành<br />
phần thành quả cảm nhận của khách hàng<br />
thể hiện chất lượng dịch vụ tốt hơn mô hình<br />
disconfirmation (đo sai biệt giữa thành quả cảm<br />
nhận và kỳ vọng của SERVQUAL). Hai nhà<br />
nghiên cứu này sử dụng cấu trúc 5 thành phần<br />
chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng<br />
sự (1985; 1988), nhưng chỉ thành phần thành<br />
quả cảm nhận, đặt tên là thang đo SERVPERF.<br />
Khi thiết lập thang đo SERVPERF, Cronin &<br />
Taylor (1992) sử dụng những thuộc tính chất<br />
lượng dịch vụ của SERVQUAL nhưng loại bỏ<br />
phần “kỳ vọng”. Do có xuất xứ từ thang đo<br />
của mô hình SERVQUAL, các thành phần và<br />
biến quan sát của mô hình SERVPERF giống<br />
như SERVQUAL. Vì vậy, mô hình đo lường<br />
2<br />
<br />
Yếu tố ảnh hưởng . . .<br />
<br />
này còn được gọi là mô hình cảm nhận. Cả<br />
hai mô hình SERVQUAL và SERVPERF đều<br />
được những nghiên cứu tiếp sau sử dụng rộng<br />
rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đề tài sử dụng<br />
mô hình SERVPERF để đo lường chất lượng<br />
dịch vụ NHBL vì các lý do sau:<br />
- Mô hình SERVPERF được xây dựng<br />
dựa trên mô hình SERVQUAL (Parasuraman<br />
và cộng sự, 1998). Đây là một công cụ đo<br />
lường chất lượng dịch vụ tin cậy và chính xác<br />
(Parasuraman và cộng sự, 1988; 1991;1993)<br />
và mô hình được sử dụng rộng rãi (Buttlr,<br />
1996) nhưng nó loại bỏ phần đánh giá về sự<br />
mong đợi và chỉ giữ lại phần đánh giá về sự<br />
cảm nhận của khách hàng.<br />
- Trong khi sự cảm nhận có thể định nghĩa<br />
và đo lường một cách dễ dàng dựa trên niềm<br />
<br />
tin của khách hàng về những dịch vụ họ đã<br />
sử dụng, sự mong đợi có thể được hiểu theo<br />
nhiều cách và vì vậy, có thể được giải thích<br />
khác nhau đối với những tác giả và những nhà<br />
nghiên cứu khác nhau.<br />
- Người được hỏi tỏ ra bối rối khi trả lời<br />
câu hỏi hai lần trên phiên bản kỳ vọng và cảm<br />
nhận của SERVQUAL. Do đó, đo lường sự<br />
mong đợi của khách hàng là rất khó khăn.<br />
- Các bằng chứng thực nghiệm của Cronin<br />
và Taylor (1992), Quester và Romaniuk<br />
(1997) khi thực hiện các nghiên cứu so sánh<br />
giữa mô hình SERVQUAL và SERVPERF<br />
đều cho thấy SERVPERF tốt hơn.<br />
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý<br />
thuyết và mô hình SERVPERF, mô hình nghiên<br />
cứu lý thuyết được đề xuất mô hình hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết<br />
<br />
Trong mô hình này, chất lượng dịch vụ<br />
NHBL chịu tác động bởi 5 yếu tố: (1) Thành<br />
phần tin cậy; (2) Thành phần đáp ứng; (3)<br />
Thành phần đảm bảo; (4) Thành phần cảm<br />
thông; (5) Thành phần hữu hình, với các giả<br />
thuyết được đặt ra là:<br />
H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành<br />
phần tin cậy của chất lượng dịch vụ và sự hài<br />
<br />
lòng của khách hàng.<br />
H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành<br />
phần đáp ứng của chất lượng dịch vụ và sự hài<br />
lòng của khách hàng.<br />
H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành<br />
phần đảm bảo của chất lượng dịch vụ và sự<br />
hài lòng của khách hàng.<br />
H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành<br />
3<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
phần cảm thông của chất lượng dịch vụ và sự<br />
hài lòng của khách hàng.<br />
H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa<br />
thành phần phương tiện hữu hình của chất<br />
lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.<br />
Mô hình sẽ được dùng để kiểm định các<br />
giả thuyết từ H1 đến H5 bằng phương pháp<br />
hồi quy với mức ý nghĩa 5%.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện nghiên cứu chúng tôi đã dùng<br />
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên<br />
cứu định lượng. Mục tiêu của nghiên cứu định<br />
tính là để điều chỉnh và bổ sung các biến quan<br />
sát dùng để đo lường các thành phần chất lượng<br />
dịch vụ NHBL. Dựa trên mô hình lý thuyết của<br />
mô hình SERVPERF, tác giả thiết kế sẵn dàn<br />
bài thảo luận, sử dụng chúng trong quá trình<br />
thảo luận tay đôi với một số đối tượng thu thập<br />
dữ liệu. Số lượng người được chọn để thu thập<br />
dữ liệu là 10 khách hàng cá nhân bất kỳ có<br />
sử dụng dịch vụ NHBL tại NHTM Việt Nam.<br />
Những thông tin từ đối tượng thu thập dữ liệu<br />
được ghi nhận và tổng hợp lại để điều chỉnh<br />
thang đo. Đồng thời, tác giả tham khảo ý kiến<br />
một số chuyên gia là cán bộ lãnh đạo cấp phòng<br />
NHTM Việt Nam về mức độ rõ ràng và dễ hiểu<br />
STT<br />
<br />
của bộ thang đo. Các ý kiến thu thập được từ<br />
khách hàng và chuyên gia được tác giả sử dụng<br />
làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi. Sau khi tiến<br />
hành nghiên cứu định tính, nghiên cứu định<br />
lượng sẽ được thực hiện nhằm lượng hoá và<br />
đo lường những thông tin thu thập được. Cuộc<br />
khảo sát được thực hiện tại các NHTM ở Tp.<br />
Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Cần Thơ, Hà Nội với<br />
300 mẫu và thu về 248 mẫu đáp ứng mẫu tối<br />
thiểu là n=110 (22x5) theo Hair & ctg (1998).<br />
Để xử lý dữ liệu chúng tôi sử dụng phần mềm<br />
SPSS để thực hiện phân tích dữ liệu thông qua<br />
việc xây dựng thang đo về chất lượng dịch vụ<br />
NHBL.<br />
Thang đo chất lượng dịch vụ NHBL theo<br />
mô hình SERVPERF gồm 22 biến quan sát để<br />
đo lường năm thành phần của chất lượng dịch<br />
vụ NHBL. Thang đo Likert năm mức độ vừa<br />
đủ để ta có thể lượng hóa được, vừa không<br />
quá nhiều mức độ gây khó khăn trong việc<br />
đánh giá của người được khảo sát. Bảng câu<br />
hỏi được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5<br />
điểm (1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không<br />
đồng ý, 3- Không có ý kiến, 4- Đồng ý, 5Hoàn toàn đồng ý) để đánh giá chất lượng<br />
dịch vụ tín dụng của ngân hàng<br />
<br />
Bảng 1. Mã hóa thang đo chất lượng dịch vụ NHBL<br />
Diễn giải<br />
<br />
Mã hóa<br />
<br />
Thành phần tin cậy<br />
1<br />
<br />
TC1<br />
<br />
Ngân hàng cung cấp dịch vụ như đúng cam kết<br />
<br />
2<br />
<br />
TC2<br />
<br />
Khi anh/chị thắc mắc hay khiếu nại về sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp, ngân<br />
hàng luôn quan tâm và giải quyết thỏa đáng<br />
<br />
3<br />
<br />
TC3<br />
<br />
Ngân hàng bảo mật tốt thông tin và giao dịch của khách hàng<br />
<br />
4<br />
<br />
TC4<br />
<br />
Ngân hàng thực hiện dịch vụ chính xác, hầu như không có sai sót<br />
<br />
Thành phần đáp ứng<br />
5<br />
<br />
DU1<br />
<br />
Ngân hàng thực hiện dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng, đúng hạn<br />
<br />
6<br />
<br />
DU2<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng tư vấn rõ ràng, dễ hiểu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng<br />
<br />
7<br />
<br />
DU3<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng tận tình hướng dẫn và sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khách<br />
hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng<br />
<br />
8<br />
<br />
DU4<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng luôn kịp thời đáp ứng các yêu cầu, tình huống bất thường xảy<br />
ra với khách hàng<br />
4<br />
<br />
Yếu tố ảnh hưởng . . .<br />
Thành phần đảm bảo<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
DB1<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng đủ kiến thức, trình độ chuyên môn và thao tác nghiệp vụ tốt<br />
<br />
DB2<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng luôn niềm nở, rất lịch thiệp, ân cần, sẵn sàng phục vụ và<br />
hướng dẫn<br />
<br />
DB3<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đầy đủ và dễ hiểu<br />
<br />
DB4<br />
<br />
Mẫu biểu quy định rõ ràng, dễ hiểu; thủ tục giao dịch đơn giản, tốc độ giao dịch<br />
nhanh chóng<br />
<br />
Thành phần cảm thông<br />
13<br />
<br />
CT1<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng<br />
<br />
14<br />
<br />
CT2<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng luôn quan tâm ân cần, chu đáo, quan tâm đến khách hàng<br />
<br />
15<br />
<br />
CT3<br />
<br />
Ngân hàng luôn có nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng, chính sách<br />
chăm sóc khách hàng tốt<br />
<br />
16<br />
<br />
CT4<br />
<br />
Ngân hàng luôn tư vấn giải pháp tốt nhất cho khách hàng<br />
<br />
Thành phần phương tiện hữu hình<br />
17<br />
<br />
HH1<br />
<br />
Ngân hàng có vị trí giao dịch tại tòa nhà lớn, sang trọng, tiện đường đi của khách<br />
hàng<br />
<br />
18<br />
<br />
HH2<br />
<br />
Ngân hàng có trang thiết bị hiện đại, luôn hoạt động tốt, ổn định.<br />
<br />
19<br />
<br />
HH3<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng có trang phục lịch sự, gọn gàng, trông rất chuyên nghiệp và dễ<br />
nhận diện<br />
<br />
20<br />
<br />
HH4<br />
<br />
Mẫu biểu ngân hàng rõ ràng, tờ rơi/sổ tay hướng dẫn sản phẩm bắt mắt, thủ tục<br />
giao dịch dễ dàng<br />
<br />
Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ<br />
21<br />
<br />
CLDV1<br />
<br />
Anh/chị hài lòng với chất lượng dịch vụ NHBL do ngân hàng cung cấp<br />
<br />
22<br />
<br />
CLDV2<br />
<br />
Anh/chị sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè sử dụng dịch vụ NHBL của ngân hàng<br />
Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả<br />
<br />
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát<br />
Tổng số mẫu phát ra là 300 mẫu nhưng số mẫu hợp lệ chỉ đạt 248 mẫu. Các thông tin về<br />
mẫu cụ thể như sau:<br />
Các thành phần mô tả<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Bảng 2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Tiêu chí<br />
Từ 18 - 22<br />
Từ 23 - 35<br />
Từ 36 - 55<br />
Trên 55<br />
Tổng cộng<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng cộng<br />
<br />
5<br />
<br />
Tần số<br />
45<br />
106<br />
64<br />
50<br />
265<br />
75<br />
190<br />
265<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
17.0<br />
40.0<br />
24.1<br />
18.9<br />
100.0<br />
28.3<br />
71.7<br />
100<br />
<br />