TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012<br />
<br />
YẾU TỐ BẢN ĐỊA<br />
TRONG VĂN HÓA THIÊN CHÚA GIÁO Ở PHILIPPINES<br />
Nguyễn Đinh Khương Duy<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Văn hóa Thiên Chúa giáo là một yếu tố nổi bật trong tổng thể nền văn<br />
hóa Philippines. Trong suốt gần 500 năm tồn tại, Thiên Chúa giáo đã có nhiều tác<br />
động to lớn đến đời sống xã hội của đất nước này, trong khi đó, những yếu tố bản<br />
địa vẫn được gìn giữ. Với sự có mặt của hai yếu tố bản địa và ngoại lai, văn hóa<br />
Philippines là một sự pha trộn hoàn hảo để rồi tạo nên tính đa dạng cho cư dân<br />
quần đảo. Chính điều này đã làm cho Philippines trở nên khác biệt so với các quốc<br />
gia Đông Nam Á còn lại nhưng vẫn mang tính thống nhất của nền văn hóa khu vực.<br />
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi chế độ thuộc địa của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ trong hàng<br />
thế kỷ, văn hóa bản địa của Philippines vẫn giữ được bản sắc của nó, và là bằng<br />
chứng để chứng minh rằng quốc gia này thuộc không gian xã hội Đông Nam Á.<br />
<br />
Năm 1521, theo lệnh của nhà vua Tây Ban Nha, nhà thám hiểm Ferdinand<br />
Magellan, trong hành trình vòng quanh thế giới, đã cập bến đảo Cebu ở miền Trung<br />
Philippines. Khi ở đảo Cebu, Magellan cùng hành đoàn của ông đã thực hiện nghi lễ rửa<br />
tội đầu tiên trong lịch sử Thiên Chúa giáo ở Philippines cho quần chúng nơi đây [5;83].<br />
Điều này báo hiệu cho một sự kiện đặc biệt sắp diễn ra trên quần đảo vùng Đông Ấn<br />
này - sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo cùng với sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha.<br />
Sau gần một thế kỷ kể từ khi người Tây Ban Nha mang Thiên Chúa giáo vào quần đảo,<br />
hầu hết các vùng đồng bằng, trung du ở Philippines đã bị Thiên Chúa giáo hóa sau các<br />
cuộc nổi loạn với quy mô nhỏ tại nhiều nơi khác nhau. Trong thời gian đó, người Tây<br />
Ban Nha đã sử dụng nhiều chính sách cai trị để hướng người bản địa theo tôn giáo của<br />
mình. Các tu sỹ đã thực hiện thánh lễ rửa tội cho một lượng lớn người dân cùng một lúc<br />
để dễ dàng hướng tất cả theo Thiên Chúa giáo. Điều này sẽ không dễ dàng thực hiện<br />
được nếu người dân nơi đây phân biệt được những nét tương đồng giữa thánh lễ rửa tội<br />
với nghi lễ chữa bệnh bằng nước thánh của mình - một biểu tượng rất đặc trưng của cư<br />
dân trong khu vực. Một chính sách quan trọng nữa mà các linh mục truyền giáo thực<br />
hiện để hướng người dân bản địa theo tôn giáo của họ là tạo ra sự thích ứng và hòa hợp<br />
giữa Thiên Chúa giáo với hoàn cảnh địa phương. Trong quá trình truyền đạo, các giáo<br />
sỹ đã pha trộn những nghi thức thực hành tôn giáo Thiên Chúa với tín ngưỡng bản địa<br />
63<br />
<br />
nhằm thu hút sự tham gia của người dân. Đồng thời, họ giới thiệu những nét văn hóa<br />
Thiên Chúa giáo ở phương Tây nhưng rất hài hòa với văn hóa bản địa.<br />
Thuộc không gian xã hội Đông Nam Á, người dân Philippines đã rất quen thuộc<br />
với nền nông nghiệp lúa nước, song song với nó là những hoạt động tín ngưỡng liên<br />
quan đến nông nghiệp. Những phong tục, tập quán, quy tắc ứng xử, cách sống định cư<br />
theo lối phương Đông đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây. Vì vậy, họ mặc<br />
nhiên hoàn toàn xa lạ và khó thích nghi với nền văn hóa mà thực dân Tây Ban Nha<br />
mang vào, nền văn hóa ruộng khô du mục. Sự du nhập một tôn giáo độc thần như Thiên<br />
Chúa giáo đã làm xáo trộn tín ngưỡng linh vật giáo lâu đời của người dân bản xứ nơi<br />
đây và do đó, trong thời gian đầu, người Philippines đã phản kháng rất mạnh mẽ nhằm<br />
loại trừ một thứ xấu xa, tội đồ đang phá vỡ những quy tắc thần thánh từ xưa đến nay họ<br />
vẫn thực hiện [6]. Bên cạnh đó, sự tồn tại của Thiên Chúa giáo và chính sách truyền<br />
giáo của thực dân Tây Ban Nha khiến người dân cảm thấy có tội với thần linh khi họ<br />
không thể thực hiện những nghĩa vụ nông nghiệp thường niên đối với những thần linh<br />
của họ và cũng không thể gắn kết với mảnh đất, cây trồng, con vật mà thần linh đã ban<br />
tặng. Người dân nơi đây nhận thấy thần linh của họ bị xúc phạm nghiêm trọng bởi lẽ<br />
cách thức thực hành tôn giáo của họ khác hoàn toàn so với những gì mà những giáo sỹ<br />
phương Tây truyền bá trên lãnh thổ của họ. Chính vì vậy, họ đã chống trả quyết liệt quá<br />
trình truyền giáo của những giáo sỹ Tây Ban Nha. Họ từ chối tiếp nhận những lối hành<br />
xử tôn giáo mới, cũng như xua đuổi thậm chí giết chết những nhà truyền giáo, trong đó<br />
việc Magellan và nhiều tuỳ tùng của ông bị giết trên đảo Mactan vào tháng 7 năm 1521<br />
là một sự kiện điển hình [7; 72]. Mặc dù đã thực hiện nhiều chính sách khôn ngoan và<br />
đầy bạo lực, thực dân Tây Ban Nha phải mất rất nhiều thời gian để làm cho người dân<br />
địa phương nắm bắt được những khái niệm cơ bản của Thiên Chúa giáo. Qua thời gian,<br />
người dân Philippines đã quen với sự có mặt của những giáo sỹ phương Tây và tôn giáo<br />
mới mà họ mang lại. Với chiêu bài xoa dịu và hòa trộn phong tục của những giáo sỹ,<br />
người dân đã bị lầm tưởng về mục đích của những nghi lễ sùng bái mới nhưng chính<br />
sách đó hoàn toàn không thể thay đổi lối sống bản địa của người dân như những nhà<br />
truyền giáo mong muốn. Bí tích rửa tội của Thiên Chúa giáo thu hút nhiều người tham<br />
gia vì họ tin rằng nó sẽ chữa khỏi bệnh tật, mang lại sức khoẻ cho bản thân và gần gũi<br />
với thần nước. Giải tội là bí tích xưng tội mà mỗi người phải tiến hành mỗi năm một lần.<br />
Điều này đã đánh vào tâm lý của người dân nơi đây về những tội lỗi đối với những thần<br />
linh mà họ nghĩ là đã mắc phải, nên họ dễ dàng tuân thủ những hình thức sám hối từ các<br />
tu sỹ Thiên Chúa giáo mang lại. Đầu tiên, họ cảm thấy sợ hãi về những nội dung mà các<br />
giáo sỹ truyền dạy, nhưng sau đó họ làm quen chúng và sử dụng chúng khá trôi chảy khi<br />
thực hiện nghi thức sám hối đối với thần linh về những việc họ đã sai trái trong suốt<br />
năm qua. Các tu sỹ phương Tây đã tìm cách loại dần những hoạt động mang tính tà giáo<br />
64<br />
<br />
ra khỏi tư tưởng của người dân bản xứ, đồng thời hướng họ đi theo con đường đúng đắn<br />
của Thiên Chúa. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa giáo đã đi sâu hơn vào đời sống người dân,<br />
khi các nghi lễ Thiên Chúa giáo khá phổ biến trong hoạt động thờ cúng, sùng bái thì<br />
những hình thức thực hành tín ngưỡng truyền thống vẫn còn tồn tại bằng cách hòa trộn<br />
vào những nghi lễ mới nhằm mục đích vừa giữ được bản sắc của mình vừa tiếp thu văn<br />
hóa mới cũng như chống lại sự đàn áp của thực dân Tây Ban Nha.<br />
Trong gần một thế kỷ, nhiều vùng duyên hải từ vùng Mindanao, Visayas cho tới<br />
vùng Luzon gần như đã bị Thiên Chúa giáo hóa và trở thành thần dân của Giáo hoàng<br />
[2; 44]. Tuy nhiên, trong tâm thức của người dân bản xứ, những lề thói cũ xưa, những<br />
nét đồng nhất của cư dân châu Á gió mùa vẫn còn tồn tại. Họ thực hiện cách thức sinh<br />
hoạt đời sống của mình bằng hình thức của Thiên Chúa giáo nhưng nội dung bên trong<br />
của nó vẫn là một Philippines của Đông Nam Á. Người Tây Ban Nha có thể đã thành<br />
công trong việc truyền bá Thiên Chúa giáo, nhưng sẽ không chính xác nếu nói rằng<br />
người dân bản địa hoàn toàn chấp nhận một tôn giáo nước ngoài thông qua việc thực<br />
hiện các nghi lễ Thiên Chúa cũng như tinh thần sùng bái linh vật giáo đã ngấm vào máu<br />
của họ. Thiên Chúa giáo khi đi vào trong đời sống của người dân Philippines đã được<br />
con người nơi đây nhào nặn, hòa quyện với đa thần giáo tạo thành một sản phẩm Thiên<br />
Chúa giáo mới dân dã mà đặc biệt. Đó là một sự pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian vạn<br />
vật hữu linh với đạo Thiên Chúa trong đó đạo Thiên Chúa là biểu hiện bên ngoài của<br />
những hoạt động tâm linh của người dân. Việc kết hợp này là điều hiển nhiên trong cuộc<br />
sống hàng ngày của người Philippines bởi lẽ những tư duy tâm linh lâu nay cùng với<br />
điều kiện sống, điều kiện thực hành nghi lễ của họ rất khắt khe trong khi họ không thể<br />
từ bỏ sự tôn kính đối với các vị thần đã che chở cho họ bấy lâu nay. Khi bạo lực thực<br />
dân không còn ảnh hưởng đến ý thức sùng đạo của người dân, cũng là khi tín ngưỡng<br />
của người Philippines đã bị Thiên Chúa giáo hóa, nhiều nhà thờ được người dân xây<br />
dựng để thể hiện sự tôn kính Đức Chúa thay vì trước kia họ thờ cúng thần linh của họ ở<br />
những thánh địa trong tự nhiên. Những công trình mà người Philippines xây nên tuy bề<br />
ngoài mang dáng vẻ là những nhà thờ Thiên Chúa giáo nhưng lại được xây dựng trên<br />
nền tảng của những đền thờ ngoại giáo và vẫn còn được sử dụng cho mục đích tâm linh<br />
đối với linh vật giáo.<br />
Khi đã là tín đồ Thiên Chúa giáo, người Philippines ngoài việc thường xuyên<br />
tham dự các buổi Thánh lễ tại nhà thờ và gửi gắm niềm tin ở Thiên Chúa, họ còn thực<br />
hiện các hoạt động tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Họ thường mang trong mình một bùa<br />
hộ mạng được làm từ răng cá sấu, vỏ cây và lông heo kềm với một tấm kim loại khắc<br />
hình một vị thánh để xua đuổi ma quỷ và được nhiều may mắn trong kinh doanh [1; 96].<br />
Nhiều bộ tộc cho đến ngày nay vẫn thực hành niềm tin vào những linh vật để chữa bệnh<br />
khi ở địa phương có ai đó bị bệnh, để tránh tà ma, thậm chí còn thực hiện những lễ tế<br />
65<br />
<br />
trong rừng sâu trong khi vị thần linh mà họ cúng tế là Đức Chúa Hài đồng của Thiên<br />
Chúa giáo. Người dân nơi đây từ chỗ cưỡng ép tiếp nhận, họ đã khôn ngoan gìn giữ văn<br />
hóa nguồn cội của mình bằng cách tiếp nhận cái mới về hình thức và thực hiện cái mới<br />
đó trên nền tảng của cái cũ. Đó là việc thực hiện sùng bái tín ngưỡng dân gian trên hình<br />
thức các nghi lễ của Thiên Chúa giáo. Từ đó, qua thời gian, tín ngưỡng dân gian và đạo<br />
Thiên Chúa xen lẫn vào nhau một cách hợp lý và hài hòa đến khó tin. Do đó, chẳng có<br />
gì kỳ lạ khi tìm thấy những yếu tố Thiên Chúa giáo trong những thứ vốn được coi là<br />
thuộc về tìn ngưỡng tà giáo, hay những vị thánh của Đức Jesus lại là những vị đỡ đầu<br />
của người dân trong các hoạt động nông nghiệp, trong những chuyến đi biển. Trong tâm<br />
thức của mình, người dân không hề nghĩ rằng họ đã dần quên đi các vị thần mà tổ tiên<br />
của họ đã thờ cúng trước đây, và họ cũng không hề biết các vị thánh trong Thiên Chúa<br />
giáo mà theo lời các giáo sỹ là sẽ cứu độ, bảo vệ cho con người là những vị khách xa lạ<br />
trong tín ngưỡng cổ truyền của họ. Những thế hệ người Philippines đi trước tiếp nhận<br />
tôn giáo mới trong sự trói buộc để rồi những yếu tố ngoại lai đó dần dần thấm vào máu<br />
của con người thế hệ sau khiến cho những yếu tố của đạo Thiên Chúa tồn tại trong cuộc<br />
sống của họ như một lẽ tự nhiên và không phản kháng. Cũng như những gì mà người<br />
Philippines tiền Tây Ban Nha đã cầu xin các thần linh của họ, con cháu sau này của họ<br />
cũng ước nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, kiếm được vợ chồng, con<br />
cháu đầy đủ và những nhu cầu tâm linh khác nhưng không phải từ những vị thần bản xứ<br />
mà từ các vị thánh đến từ phương Tây xa xôi.<br />
Sự sùng bái Chúa Hài đồng là nét nổi bật trong tín ngưỡng dân gian của người<br />
Philippines. Người dân thờ Chúa bên cạnh bàn thờ tổ tiên như những người Việt thờ<br />
cúng Đức Phật vậy. “Đức Chúa được tắm, được cho ăn, được mặc những bộ quần áo<br />
sang trọng thêu kim tuyến, và được đối xử như một vị hoàng tử tí hon đến thăm nhà.”<br />
[1; 87]. Đối với những con chiên của Thiên Chúa giáo, Đức chúa là biểu hiện của sự<br />
cứu rỗi những tội lỗi mà họ mắc phải để được lên thiên đường sau ngày phán xét, còn<br />
đối với những tín đồ tín ngưỡng dân gian ở Philippines, hình ảnh của Đức Chúa là biểu<br />
hiện của vui vẻ, sung túc và may mắn của mỗi gia đình. Hình tượng Đức mẹ Mary ở<br />
đây không còn là biểu tượng riêng và nguyên bản của Thiên Chúa giáo nữa mà là biểu<br />
tượng chung của những nữ thần trong đời sống tâm linh của con người nơi đây. Không<br />
giống như ở Thiên Chúa giáo ở Tây Ban Nha cũng như ở các nước phương Tây, Đức<br />
Mẹ trên quần đảo này phải đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nhau trong mọi khía cạnh<br />
của cuộc sống. Trong những khía cạnh đó, Đức Mẹ sẽ hiện thân ra nhiều phiên bản khác<br />
nhau để có thể giúp đỡ con người trong những chuyến đi xa, trong đấu tranh, trong nông<br />
nghiệp và đặc biệt là trong mùa màng và sự phát triển của muôn loài. Như vậy, sự sùng<br />
bái Đức Mẹ Mary cũng giống như đạo thờ Mẫu của người Philippines nói riêng và các<br />
cư dân Đông Nam Á nói chung. Với đạo Mẫu Mary, người dân Philippines được che<br />
66<br />
<br />
chở, bảo vệ trong vòng tay của Đức Mẹ cao cả. Thiên Chúa giáo đã trà trộn vào tín<br />
ngưỡng phồn thực của người dân bản xứ thông qua hình ảnh Đức mẹ Mary với ý nghĩa<br />
mang lại sự sinh sôi, giàu có cho người dân. Tuy xuất phát từ hai nguồn gốc tôn giáo<br />
khác nhau, nhưng nhiều tình tiết của Thiên Chúa giáo và Vật linh giáo cứ hòa trộn vào<br />
nhau, biện chứng cho nhau và sự tương hỗ đó thật hợp lý.<br />
Các lễ hội tôn giáo hàng năm của những tín đồ Thiên Chúa trên khắp quần đảo<br />
vẫn thể hiện đậm nét những yếu tố bản địa đã tồn tại từ rất lâu đời. Mùa Chay là mùa lễ<br />
hội chứa đựng nhiều nghi lễ Thiên Chúa giáo thực thụ nhưng trong quá trình thực hiện<br />
lại tràn ngập các nghi lễ dân gian bản xứ hòa với niềm tin vào Thiên Chúa. Đây là một<br />
mùa lễ hội tôn sùng Đức Jesus của những tín đồ Thiên Chúa giáo nhưng dường như lại<br />
là một cách tế lễ của người Philippines tiền Tây Ban Nha theo tín ngưỡng bản địa.<br />
Jerusalem, sự hy sinh và phục sinh của Đức Jesus chỉ là những gì mà những giáo sỹ<br />
phương Tây đã mang vào đời sống tôn giáo của người dân nơi đây. Những dải lá dừa<br />
dài đan nối vào nhau là biểu tượng cho Chúa Jesus thực ra là một cách hành lễ của<br />
những tín đồ linh vật giáo. Sự sám hối theo kiểu hành xác của những tín đồ trong suốt<br />
mùa lễ hội hoàn toàn không xuất phát từ Thiên Chúa giáo mà từ tín ngưỡng tà giáo của<br />
người dân bản xứ. Lễ Phục sinh được coi là dịp để bày tỏ lòng biết ơn, sự tôn kính và sự<br />
khuất phục hoàn toàn cả về thể xác lẫn tâm hồn của con người với Đức Chúa trời. Mỗi<br />
năm một lần vào khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Tư, những người theo đạo<br />
Thiên Chúa đều tổ chức sự kiện quan trọng này. Khác với lễ Phục sinh ở các quốc gia,<br />
lễ Phục sinh ở nhiều nơi trên quần đảo Philippines diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm<br />
khiếp sợ, mang bản tính cuồng tín bản địa hơn là sự thánh thiện trong ngày lễ thánh của<br />
Thiên Chúa giáo. Nhiều người tự nguyện đóng đinh lên cây thánh giá và tái hiện lại<br />
những cực hình mà Chúa Jesus từng phải trải qua để thể hiện lòng trung thành của họ và<br />
cầu mong sức khỏe, an lành và những điều may mắn cho gia đình và người thân.<br />
Trong nhiều lễ hội tôn giáo dân gian của những tín đồ Thiên Chúa giáo ở<br />
Philippines, người ta nhận thấy có sự tồn tại mạnh mẽ của yếu tố tự nhiên thần giáo.<br />
Mang dáng vẻ của một lễ tạ ơn, lễ hội bùn (lễ Taong Putik) không chỉ là một lễ hội tôn<br />
giáo mà còn là sự thể hiện tín ngưỡng của những người Philippines bản xứ tiền Tây Ban<br />
Nha. Vị trí của thánh John trong ý niệm sùng bái của người dân cũng giống như các<br />
thần nông nghiệp mà tổ tiên của họ trước đây tôn thờ. Niềm tin của con người trong lễ<br />
hội Thiên Chúa này rất gần gũi với niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên và dường như<br />
thánh John và các vị thần nông nghiệp là một, có cùng chức năng, cùng sự tôn kính chỉ<br />
khác ở cái tên gọi mà thôi. Lễ hội Ati-Atihan là lễ hội xuân được ấn định vào ngày 9<br />
tháng Giêng Âm lịch, là ngày tốt nhất trong một năm theo quan niệm của người dân tỉnh<br />
Aklan, Philippines. Trong lễ hội này, người ta rước tượng và vinh danh thánh Santo<br />
Nino tức Đức Chúa Hài đồng với tinh thần là ngày mừng xuân, tưởng nhớ các vị thánh,<br />
67<br />
<br />