Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
YẾU TỐ LIÊN QUAN KHÓ TIẾP CẬN TĨNH MẠCH<br />
Ở TRẺ SƠ SINH BỆNH LÝ<br />
Phạm Thị Ngọc Trâm*, Võ Đức Trí*, Nguyễn Kiến Mậu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tiếp cận tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh đóng góp một phần rất quan trong hồi sức và điều trị bệnh lý<br />
trẻ sơ sinh. Việc tiên đoán trước những trẻ có nguy cơ khó tiếp cận tĩnh mạch giúp cho việc tiếp cận tĩnh mạch<br />
theo chương trình, giảm đau đớn, giảm chi phí, hạn chế tai biến nhiễm trùng, tránh tình trạng không thể tiếp cận<br />
tĩnh mạch, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh lý sơ sinh.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm các yếu tố liên quan khó tiếp cận tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng.<br />
Kết quả nghiên cứu: Có 146 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu trong đó 46 bệnh nhân khó tiếp cận tĩnh<br />
mạch sau đó phải đặt thông tĩnh mạch trung ương. Non tháng, nhiễm trùng và các bệnh lý teo tắc ruột chiếm tỉ<br />
lệ cao cần nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài. Nhóm trẻ khó tiếp cận tĩnh mạch có cân nặng thấp hơn so nhóm trẻ không<br />
khó tiếp cận tĩnh mạch. Trong nhóm trẻ khó tiếp cận tĩnh mạch, số kim tiêm sử dụng trung bình cho một lần tiếp<br />
cận tĩnh mạch, tổng thời gian nuôi ăn tĩnh mạch, tổng số kim tiêm cho một đợt điều trị cũng nhiều hơn có ý<br />
nghĩa thống kê. Cân nặng hiện tại dưới 2500g (p=0,037) và trẻ cần nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài trên 10 ngày<br />
(p=0,0049) tiên lượng khó tiếp cận tĩnh mạch.<br />
Kết luận: Cần chú ý yếu tố như nhẹ cân, bệnh lý cần nuôi ăn tĩnh mạch trên 10 ngày sẽ nguy cơ khó chích<br />
tiếp cận tĩnh mạch. Ở những trẻ này, xem xét đạt thông tĩnh mạch trung ương từ ngoại biên để giảm thời gian<br />
tiếp cận tĩnh mạch cho điều dưỡng, giảm đau đớn cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng chăm sóc<br />
và điều trị.<br />
Từ khóa: khó tiếp cận tĩnh mạch, sơ sinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RISK FACTORS OF DIFFICULT VENOUS ACCESS IN SICK NEWBORN<br />
Pham Thi Ngoc Tram, Vo Duc Tri, Nguyen Kien Mau<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 82 - 86<br />
Background: Venous access plays an important role in treatment of sick newborn. Prediction of newborn<br />
having risk factors of difficult venous access helps programmed venous access in newborn. These help minimize<br />
the impact of pain, stress, cost and infection and increase quality of care.<br />
Objectives: To find out risk factors of difficult venous access in newborn.<br />
Method: Case control study.<br />
Results: 146 cases were enrolled in this study, including 46 newborns having difficult venous access need<br />
PICC. Prematurity, sepsis, and congenital intestinal atresia are most common diseases that need total parenteral<br />
nutrition and long term antibiotic use. This study shows that low birth weight and prolonged total parenteral<br />
nutrition more than 10 days are risk factors of difficult venous access in newborn.<br />
Conclusion: Low birth weight and prolonged total parenteral nutrition more than 10 days are risk factors of<br />
<br />
* Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
Tác giả liên lạc: ĐD Phạm Thị Ngọc Trâm, ĐT: 0989144099, Email: phamthingoctramnhidong1@yahoo.com.vn<br />
<br />
82<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
difficult venous access in newborn. In these babies, medical staffs should consider PICC earlier.<br />
Keywords: Difficult venous access, newborn.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay ngày càng có nhiều trẻ sơ sinh<br />
sanh non, bệnh nặng, bệnh ngoại khoa, đa dị tật,<br />
bệnh lý về tim mạch nhập viện và điều trị tại<br />
khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1. Theo thống<br />
kê hằng năm tại khoa Sơ Sinh, số bệnh nhân<br />
nhập viện năm 2008 là 6167 bệnh nhân; năm<br />
2009 là 7330 bệnh nhân, trong đó số lượng bệnh<br />
nhân nằm phòng cấp cứu có tiêm truyền tĩnh<br />
mạch lần lượt là 1332 trong năm 2008, 1542 bệnh<br />
nhân trong năm 2009. Trong khi đó nhiều bệnh<br />
nhân bệnh lý nặng cần dùng thuốc và dịch<br />
truyền qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài<br />
nên việc tiếp cận và sử dụng đường truyền trên<br />
bệnh nhân là rất thường xuyên. Hiện tại việc<br />
tiếp cận tĩnh mạch mất nhiều thời gian vì khi trẻ<br />
đã được tiêm truyền nhiều việc tiếp cận tĩnh<br />
mạch ngày càng khó khăn, tĩnh mạch dễ bị hư,<br />
khi cần đường truyền tĩnh mạch lại không có,<br />
làm giảm chất lượng điều trị, gây tốn kém, tăng<br />
chi phí, ngoài ra còn gây thêm đau đớn cho<br />
bệnh nhân, tăng nguy cơ nhiểm trùng trong quá<br />
trình điều trị. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu đề tài “ Các yếu tố liên quan khó tiếp cận<br />
tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh bệnh lý” nhằm giúp điều<br />
dưỡng có thể tiên lượng nguy cơ trẻ khó tiếp<br />
cận tĩnh mạch để có kế hoạch khi thiết lập<br />
đường truyền nhằm hướng tới tiếp cận tĩnh<br />
mạch theo chương trình, giảm đau đớn cho<br />
bệnh nhân, nâng cao chất lượng chăm sóc.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Tìm các yếu tố liên quan khó tiếp cận tĩnh<br />
mạch ở trẻ Sơ Sinh bệnh lý<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Tìm các đặc điểm bệnh lý trẻ sơ sinh cần tiếp<br />
cận tĩnh mạch.<br />
<br />
nhập viện ở nhóm khó tiếp cận tĩnh mạch và<br />
chưa khó tiếp cận tĩnh mạch:<br />
So sánh trung bình số kim tiêm ở nhóm trẻ<br />
khó tiếp cận tĩnh mạch và chưa khó tiếp cận<br />
tĩnh mạch.<br />
Tìm yếu tố liên quan khó tiếp cận tĩnh mạch<br />
ở trẻ sơ sinh bệnh lý.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Bệnh chứng<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Tất cả trẻ sơ sinh nằm điều trị phòng cấp<br />
cứu khoa Sơ Sinh Nhi Đồng 1 thời gian từ tháng<br />
6 đến tháng 12 năm 2010.<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả trẻ sơ sinh nhập phòng cấp cứu khoa<br />
Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
Có chỉ định điều trị và dùng thuốc qua<br />
đường truyền tĩnh mạch.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Đa dị tật nặng.<br />
Các bước thực hiện<br />
Tất cả trẻ sơ sinh nhập viện điều trị tại<br />
phòng cấp cứu khoa Sơ Sinh thỏa tiêu chuẩn<br />
chọn bệnh trên, điều được đưa vào mẫu<br />
nghiên cứu.<br />
Phân công điều dưỡng thực hiện tiếp cận<br />
tĩnh mạch và điền các thông tin vào phiếu thu<br />
thập dữ liệu nghiên cứu.<br />
Định nghĩa khó tiếp cận tĩnh mạch: 2 điều<br />
dưỡng trong tua trực thất bại sau 3 lần tiếp cận<br />
tĩnh mạch phải nhờ tới điều dưỡng trưởng tua<br />
trực đặt thông tĩnh mạch trung ương.<br />
<br />
Nhập liệu và xử lý<br />
Bằng phần mềm spss 10.01<br />
<br />
So sánh trung bình cân nặng và tuổi lúc<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
TRẺ SS ĐỦ TIÊU CHUẨN NHẬN VÀO<br />
<br />
TIẾP CẬN TĨNH MẠCH<br />
ĐIỀN THÔNG TIN CHO ĐẾN KHI KHÓ TCTM hay RA KHỎI PHÒNG CẤP CỨU<br />
<br />
KHÓ TIẾP CẬN TM<br />
<br />
CHƯA KHÓ TIẾP CẬN TM<br />
<br />
SO SÁNH, MÔ TẢ TÌM YẾU TỐ LIÊN QUAN KHÓ TCTM<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm bệnh lý trẻ sơ sinh cần tiếp cận<br />
tĩnh mạch<br />
Không hậu<br />
môn<br />
5%<br />
Viêm phổi<br />
16%<br />
<br />
Khác<br />
8%<br />
<br />
Nhiễm trùng<br />
huyết<br />
25%<br />
<br />
Teo tắc ruột<br />
13%<br />
<br />
Xoắn ruột<br />
1%<br />
<br />
Non tháng và<br />
biến chứng<br />
32%<br />
<br />
Nhận xét: Non tháng, nhiễm trùng và các bệnh<br />
lý teo tắc ruột chiếm tỉ lệ cao cần nuôi ăn tĩnh<br />
mạch kéo dài.<br />
<br />
So sánh trung bình cân nặng và tuổi lúc<br />
nhập viện ở nhóm khó tiếp cận tĩnh mạch<br />
và chưa khó tiếp cận tĩnh mạch<br />
Yếu tố<br />
Cân nặng<br />
hiện tại (kg)<br />
<br />
Chưa khó tiếp cận Khó tiếp cận tĩnh Giá trị<br />
tĩnh mạch<br />
mạch<br />
p<br />
2,712 0,705<br />
<br />
Cân nặng 2,658 0,674 kg<br />
lúc sanh (kg)<br />
<br />
2,213 0,732<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
2,268 0,705<br />
<br />
0,002<br />
<br />
Tuổi lúc 10,56 10,14 ngày 9,98 10,25 ngày 0,758<br />
nhập viện<br />
<br />
Nhận xét: Cân nặng lúc sanh và cân nặng<br />
hiện tại thấp dễ bị khó tiếp cận tĩnh mạch.<br />
<br />
84<br />
<br />
So sánh trung bình số kim tiêm ở nhóm<br />
trẻ khó tiếp cận tĩnh mạch và chưa khó<br />
tiếp cận tĩnh mạch<br />
Chưa khó tiếp Khó tiếp cận<br />
cận tĩnh mạch tĩnh mạch<br />
Tổng số kim tiêm 7,79 7,74 cây 26,9 29,4<br />
sử dụng<br />
cây<br />
Số kim tiêm cao 3,07 2,23 cây 6,2 3,7 cây<br />
nhất cho một lần<br />
tiếp cận tĩnh mạch<br />
Tổng số ngày dự<br />
9,33 4,36 23,23 16,21<br />
đoán nuôi ăn tĩnh<br />
ngày<br />
ngày<br />
mạch<br />
Tổng số ngày nuôi<br />
4,96 3,86<br />
14,08 9,58<br />
ăn tĩnh mạch<br />
ngày<br />
ngày<br />
Yếu tố<br />
<br />
Giá trị<br />
p<br />
0,0001<br />
0.0001<br />
<br />
0.0001<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
Nhận xét: Những trẻ dự đoán cần nuôi ăn<br />
tĩnh mạch kéo dài dễ nguy cơ khó tiếp cận tĩnh<br />
mạch hơn. Trong nhóm trẻ khó tiếp cận tĩnh<br />
mạch, số kim tiêm sử dụng trung bình cho một<br />
lần tiếp cận tĩnh mạch, tổng thời gian nuôi ăn<br />
tĩnh mạch, tổng số kim tiêm cho một đợt điều trị<br />
cũng nhiều hơn có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Yếu tố liên quan khó tiếp cận tĩnh mạch ở<br />
trẻ sơ sinh<br />
Yếu tố<br />
Non tháng<br />
Cân nặng hiện tại < 2500g<br />
Nuôi ăn tĩnh mạch > 10 ngày<br />
Có teo tắc ruột<br />
Sanh non và teo tắc ruột<br />
Nhiễm trùng huyết<br />
Viêm phổi<br />
Không hậu môn<br />
Bệnh lý khác<br />
Đã nuôi tĩnh mạch hơn 10<br />
ngày ở tuyến trước<br />
<br />
OR KTC 95%<br />
P<br />
1,58 0,99 – 2,5 0,063<br />
2,4<br />
1,5 - 4<br />
0,0001<br />
7,4 3,1 – 17,5 0,0001<br />
2,1<br />
1,3 – 3,3<br />
0,008<br />
2,27 1,4 – 2,8<br />
0,001<br />
1,94 0,8 – 4,6<br />
0,134<br />
3,8 1,075 – 3,5 0,028<br />
1,16 0,216 – 6,2 0,864<br />
1,4 0,365 – 5,5 0,613<br />
3,35 1,3 – 8,6<br />
0,009<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
Tuy nhiên khi đưa các yếu tố trên vào<br />
phương trình hồi qui logistic thì chỉ còn 2 yếu tố<br />
là cân nặng hiện tại dưới 2500g (p = 0,037) và trẻ<br />
cần nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài trên 10 ngày<br />
(0,0049) tiên lượng khó tiếp cận tĩnh mạch.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tiếp cận tĩnh mạch thành công đóng góp<br />
một phần rất quan trọng trong công tác hồi<br />
sức và điều trị trẻ sơ sinh bệnh lý. Tuy nhiên<br />
việc tiếp cận tĩnh mạch ở những trường hợp<br />
khó là một thách thức thức cho ê kíp điều trị,<br />
mất nhiều thời gian, nhân lực, vật tư y tế tiêu<br />
hao. Hậu quả bệnh nhân chịu là đau đớn, tăng<br />
chi phí điều trị, nhiễm trùng, ngay cả tử vong.<br />
Việc tiên đoán trước những trẻ có nguy cơ<br />
khó tiếp cận tĩnh mạch nhằm giúp cho người<br />
điều dưỡng có kế hoạch tiếp cận tĩnh mạch<br />
theo chương trình nhằm tránh trường hợp<br />
khó tiếp cận, tránh đau đớn cho bệnh nhân,<br />
giảm chi phí điều trị và do đó mang lại chất<br />
lượng chăm sóc cho trẻ. Tuy nhiên tại Việt<br />
Nam chưa có nghiên cứu nào giúp tiên đoán<br />
nguy cơ khó tiếp cận tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh.<br />
Tác giả Laura L. Kuensting(1) đã liệt kê những<br />
yếu tố khả năng khó tiếp cận tĩnh mạch ở trẻ<br />
em như trẻ quá nhỏ, da sậm màu, trẻ quá sợ<br />
khi tiếp cận tĩnh mạch, cân nặng thấp, sanh<br />
non, béo phì, suy tuần hoàn, phù nặng, nuôi<br />
ăn tĩnh mạch kéo dài. Theo tác giả Yen và<br />
cộng sự(3) đưa ra thang điểm DIVA (thang<br />
điểm khó tiếp cận tĩnh mạch). Trong thang<br />
điểm này tác giả đưa ra 4 yếu tố: không nhìn<br />
thấy tĩnh mạch (2 điểm), không sờ thấy tĩnh<br />
mạch (2 điểm), tiền căn sanh non (3 điểm), trẻ<br />
nhỏ hơn 1 tuổi (3 điểm), trẻ từ 1 – 2 tuổi (1<br />
điểm). Nếu trên 4 điểm thì khả năng tiếp cận<br />
tĩnh mạch thành công ít hơn 50%. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi nhận<br />
thấy rằng những trẻ sơ sinh nhẹ cân, có các<br />
bệnh lý nặng liên quan dị tật đường tiêu hóa<br />
phải phẫu thuật, hay những bệnh nhiễm<br />
trùng nặng là những trẻ cần phải nuôi ăn tĩnh<br />
mạch kéo dài hay sử dụng thuốc kéo dài qua<br />
đường truyền tĩnh mạch. Ở những trẻ này số<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
kim tiêm trung bình cũng như số kim sử dụng<br />
cho một lần tiếp cận tĩnh mạch càng ngày<br />
càng tăng. Trung bình một trẻ khi sắp khó<br />
tiếp cận tĩnh mạch thì số kim sử dụng trung<br />
bình cho một lần tiếp cận trên 6 cây. Số ngày<br />
bệnh nhân đã dùng đường tĩnh mạch hầu hết<br />
trên 10 ngày. Tổng số kim tiêm sử dụng cho<br />
một trẻ trong đợt điều trị là rất lớn có ý nghĩa<br />
thống kê so với trẻ không khó tiếp cận tĩnh<br />
mạch. Do đó chi phí cho việc tiếp cận tĩnh<br />
mạch là rất lớn. Qua nghiên cứu của BS Tăng<br />
Chí Thượng về phân tích chi phí - hiệu quả<br />
của ống thông tĩnh mạch trung ương từ ngoại<br />
biên ở trẻ sơ sinh chúng ta nên xem xét thiết<br />
lập đường truyền này cho trẻ sơ sinh vừa<br />
tránh nguy cớ khó tiếp cận tĩnh mạch, lợi ích<br />
về chi phí và sẽ hợp lý cho những trẻ nguy cơ<br />
sẽ dùng thuốc dịch truyền lâu qua đường tĩnh<br />
mạch.<br />
<br />
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ<br />
Kết luận<br />
Non tháng, nhiễm trùng và các bệnh lý teo<br />
tắc ruột chiếm tỉ lệ cao cần nuôi ăn tĩnh mạch<br />
kéo dài.<br />
Nhóm trẻ khó tiếp cận tĩnh mạch có cân<br />
nặng thấp hơn so nhóm trẻ không khó tiếp cận<br />
tĩnh mạch.<br />
Trong nhóm trẻ khó tiếp cận tĩnh mạch, số<br />
kim tiêm sử dụng trung bình cho một lần tiếp<br />
cận tĩnh mạch, tổng thời gian nuôi ăn tĩnh<br />
mạch, tổng số kim tiêm cho một đợt điều trị<br />
cũng nhiều hơn có ý nghĩa thống kê.<br />
Cân nặng hiện tại dưới 2500g (p = 0,037)<br />
và trẻ cần nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài trên 10<br />
ngày (p=0,0049) tiên lượng khó tiếp cận tĩnh<br />
mạch.<br />
<br />
Kiến nghị<br />
Cần chú ý yếu tố như nhẹ cân, bệnh lý cần<br />
nuôi ăn tĩnh mạch trên 10 ngày sẽ nguy cơ<br />
khó chích tiếp cận tĩnh mạch. Ở những trẻ<br />
này, xem xét đạt thông tĩnh mạch trung ương<br />
từ ngoại biên để giảm thời gian tiếp cận tĩnh<br />
mạch cho điều dưỡng, giảm đau đớn cho<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
85<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
bệnh nhân, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất<br />
lượng chăm sóc và điều trị.<br />
<br />
2.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
3.<br />
<br />
1.<br />
<br />
86<br />
<br />
Kuensting LL. (2009). Difficult venous access in children: Taking<br />
control. Journal of emergency nursing. Article in press.<br />
<br />
Tăng Chí Thượng (2007). Ống thông tĩnh mạch trung ương từ<br />
goại biên ở trẻ sơ sinh: Phân tích chí phí – hiệu quả. Y học thành<br />
phố Hồ Chí Minh. Tr 45 – 49.<br />
Yen K, Riegert A, Gorelick MH. (2008). Derivation of the DIVA<br />
score: a clinical prediction rule for the identification of children<br />
with difficult intravenous access. 24: 143 – 7.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />