Cảm ứng bằng Agrobacterium rhizogenes
-
Nghiên cứu được tiến hành nhằm cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes K599 và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng sinh khối rễ tơ. Ba loại vật liệu khác nhau là mô sẹo, lá mầm và rễ cây con in vivo được sử dụng làm nguồn lây nhiễm cảm ứng tạo rễ tơ. Kết quả cho thấy, rễ cây con in vivo là loại vật liệu thích hợp để cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân. Mật độ vi khuẩn cho tỷ lệ mô rễ cảm ứng tạo rễ cao nhất (42,7%) tương ứng với giá trị mật độ quang OD600=0,6 trong thời gian lây nhiễm là 30 phút.
6p doctrungphong 12-03-2020 64 4 Download
-
Nghiên cứu này đã tập trung vào việc cảm ứng tạo rễ tơ cây bụp giấm thông qua sự chuyển gen của vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ATCC 15834. Kết quả đạt được cho thấy, tỷ lệ mẫu cảm ứng tạo rễ tơ và số rễ tơ được tạo ra từ mẫu lá là cao nhất (100% và 12,89 rễ). Kiểm tra sự chuyển gene rễ tơ bằng phương pháp PCR cho thấy gene rolB và rolC đã sáp nhập vào bộ gene của cây bụp giấm và trong rễ tơ tạo thành không có sự hiện diện của gene virG từ vi khuẩn.
9p elandorr 03-12-2019 63 3 Download
-
Cả bốn dòng rễ tơ phát triển tốt trong dãy pH ban đầu của môi trường 5,7–6,5 và sử dụng sucrose 2–5% làm nguồn carbon để tăng trưởng. Ở các điều kiện chọn lọc, các dòng rễ VIN002-12 và VIN077-09 có pha tăng trưởng kết thúc vào ngày 35 sau khi cấy, hai dòng rễ tơ VIN005-07 và VIN072-15 kết thúc pha tăng trưởng vào ngày 28 sau khi cấy. Các kết quả bước đầu này hoàn toàn có thể ứng dụng để sản xuất sinh khối của bốn dòng rễ tơ đáp ứng cho nhiều nghiên cứu sau này.
8p gildur 30-11-2019 40 2 Download
-
Khi được nuôi cấy trên các môi trường thạch khác nhau, kết quả cho thấy môi trường Gamborg’B5 thích hợp để nuôi cấy bảo quản các dòng rễ tơ từ hai giống VIN002 và VIN005 trong khi môi trường White thích hợp hơn để bảo quản các dòng rễ tơ từ hai giống VIN072 và VIN077. Tất cả các dòng rễ cần phải được bảo quản trong tối ở 25–27 o C.
10p gildur 30-11-2019 30 2 Download
-
Cây thổ nhân sâm (Talinum paniculatum Gaertn.) chứa flavonoid và saponin có khả năng chống oxy hóa mạnh, được dùng để điều trị một số bệnh như viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày… Tuy nhiên, hàm lượng flavonoid tổng hợp tự nhiên trong cây thổ nhân sâm rất thấp (khoảng 0,897 mg/g lá tươi). Do đó một phương pháp đã được đề xuất để tăng cường hàm lượng flavonoid trong cây thổ nhân sâm là ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tạo dòng rễ tơ tăng sinh khối. Nghiên cứu này trình bày kết quả tối ưu hóa quy trình tạo dòng rễ tơ thông qua Agrobacterium rhizogenes (A. rhizogenes) ở cây thổ nhân sâm.
9p nguaconbaynhay 20-10-2019 83 2 Download
-
Nghiên cứu nhằm xác định một số điều kiện thích hợp cho chuyển gen bằng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ở hai giống đậu nành HLĐN29 và DT84. Ở cả hai giống đậu nành, mẫu lá mầm cảm ứng tạo rễ tốt hơn so với trụ hạ diệp.
8p tonymina21 07-12-2018 44 1 Download
-
Bằng phương pháp gây nhiễm mô lá bị tổn thương của bốn giống Dừa cạn với huyền phù của mười ba chủng A. rhizogenes, rễ tơ thu được sau ba tuần gây nhiễm được phân tích sự hiện diện của các gene rolB trong rễ thu được bằng PCR. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
9p baoanhlib 24-01-2017 52 5 Download