Hợp chất tách chiết từ nấm hương
-
Trong nghiên cứu này, fucoidan từ loài rong nâu thuộc chi Sargassum, cụ thể là S. serratum, đã được phân lập và phân tích một số đặc điểm cấu trúc. Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hơn sự đa dạng về cấu trúc của fucoidan từ các loài rong nâu Việt Nam, cung cấp cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về hoạt tính sinh học và mối quan hệ giữa cấu trúc và hoạt tính của hợp chất này, từ đó hướng tới ứng dụng hiệu quả hơn trong y học và sinh học.
6p vinatis 30-07-2024 7 2 Download
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học "Nghiên cứu tổng hợp nano Cu2O-Cu/alginate ứng dụng làm chất phòng trừ bệnh thực vật" trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu điều chế vật liệu keo và bột nano Cu2O-Cu bằng phương pháp khử muối CuSO4 với chất khử hydrazin (N2H4) trong dung dịch polyme sinh học alginate được tách chiết từ rong nâu Việt Nam; Nghiên cứu các tính chất hóa lý đặc trưng và hiệu lực kháng nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long, nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn và vi khuẩn Xanthomonas sp.
140p vilazada 02-02-2024 10 3 Download
-
Luận án "Tách chiết, tinh sạch và ứng dụng hợp chất có hoạt tính sinh học từ nấm vân chi Coriolopsis aspera" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu điều kiện trích ly, tinh sạch các thành phần trong dịch chiết nấm Coriolopsis aspera để xác định thành phần và làm giàu hoạt tính sinh học trong dịch trích ly. Từ đó nghiên cứu ứng dụng tạo sản phẩm bột hòa tan từ dịch trích ly đã làm giàu hoạt tính sinh học theo hướng có lợi cho sức khỏe.
238p bapxao06 07-03-2023 40 13 Download
-
Streptomyces 21.123 là chủng Streptomyces sinh tổng hợp kháng sinh được chúng tôi phân lập từ mẫu đất miền Bắc Việt Nam. Từ dịch lọc dịch lên men của chủng xạ khuẩn này, hỗn hợp kháng sinh được chiết tách tốt sang pha ethyl acetat ở pH 7,0. Sắc ký lớp mỏng cho thấy có ít nhất 4 thành phần trong trong hỗn hợp kháng sinh này.
5p vihennessey 26-09-2022 12 3 Download
-
Từ các dịch chiết lá của loài Râu hùm hoa tía Tacca chantrieri André ở Việt Nam đã phân lập được các chất gồm RHH1 và RHH2 từ cặn chiết n-hexane, RHE1 và RHE2 từ cặn chiết ethyl acetate, RHW1 từ nước. Bằng các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng và so sánh với các số liệu đã được công bố đã xác định cấu trúc của 3 chất phân lập được gồm RHW1 từ cặn chiết nước là (6S, 9R)-roseoside; RHH2 từ cặn chiết n-hexane là β-sitosterol và RHH1 từ cặn chiết n-hexane là Triolein.
10p viwinter2711 05-10-2021 23 2 Download
-
Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), là một cây thuốc quý được sử dụng nhiều để làm thuốc ở Việt Nam. Rễ Đinh lăng loại 3 năm tuổi được trồng tại Tri Tôn, An Giang. Đinh lăng được chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 96%. Cao tổng thu được được tách phân đoạn bằng kỹ thuật chiết lỏng - lỏng với diethyl ether, ethyl acetat và n-butanol. Từ cao phân đoạn diethyl ether tiếp tục phân lập bằng kỹ thuật sắc ký cột cổ điển thu được 2 hợp chất là stigmasta-5,22-dien3-ol và stigmasta-4,22-dien-3-on.
9p 035522894 17-04-2020 53 4 Download
-
Hai mẫu polysaccharides (Poly1 và Poly2) và 3 hợp chất (galactiol, ergosterol và ergosterol peroxide) đã được tách chiết từ quả thể nấm hương. Mẫu Poly1 và hợp chất ergosterol peroxide (NH-3) biểu hiện hoạt tính gây độc với cả 2 dòng tế bào ung thư gan (Hepatocellular carcinoma Hep-G2) và ung thư mô liên kết (Rhabdomyosarcoma-RD) với giá trị IC50 tương ứng là 29,62 và 34,24; 3,84 và 7,61 g/mL. Poly1 và hợp chất NH-3 làm mật độ hình thành khối u tế bào Hep-G2 giảm 54,09 và 58,33% so với đối chứng và giảm kích thước của khối u xuống 35,36 và 55,18 % so với đối chứng.
9p trinhthamhodang 29-10-2019 60 3 Download
-
Nội dung chính của luận án là: Chiết tách, xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ thành phần của bốn loài thực vật có tiềm năng trừ sâu và nấm bệnh hại cây..; phân lập nấm nội sinh từ các mẫu thực vật, chiết tách, xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ thành phần. Hoàn thiện quy trình phân lập, nhân nuôi và khai thác nguồn nấm NSTV như là một hướng đi mới nhanh hơn và hiệu quả hơn, một nguồn tài nguyên vô tận mới để phát hiện các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học có giá trị cao tại Việt Nam.
142p xacxuoc4321 08-07-2019 82 10 Download
-
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tách chiết các hợp chất phân tử lượng nhỏ (chất thứ cấp) và polysaccharide từ quả thể nấm hương, đồng thời nghiên cứu hoạt tính ức chế tế bào ung thư của các chất này.
9p jangni1 16-04-2018 120 6 Download
-
Nội dung nghiên cứu của luận án: tách chiết một số hợp chất trao đổi thứ cấp, các polysaccharide giàu glucan từ quả thể nấm, đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, khả năng ức chế sự hình thành khối u trên thạch mềm của các chất đã phân lập, tạo chế phẩm thử nghiệm trên động vật thực nghiệm, đánh giá độ an toàn và hiệu lực của chế phẩm trên động vật thực nghiệm (khả năng kháng u và điều biến miễn dịch, khả năng bảo vệ, phục hồi chức năng gan của sản phẩm). Mời các bạn cùng tham khảo.
27p lovivivi000 22-12-2016 91 10 Download
-
Luận án tập trung nghiên những nội dung chủ yếu sau: Tách chiết một số hợp chất trao đổi thứ cấp, các polysaccharide giàu glucan từ quả thể nấm; đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, khả năng ức chế sự hình thành khối u trên thạch mềm của các chất đã phân lập; tạo chế phẩm thử nghiệm trên động vật thực nghiệm.... Mời bạn đọc tham khảo.
190p change01 05-05-2016 91 11 Download
-
Trong kho tàng thảo dược dân gian, cây ổi được sử dụng để chữa trị một số loại bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột cấp tính và mạn tính, viêm dạ dày, ỉa chảy; lá và búp ổi non còn được dùng để chữa bệnh zona, lở loét, xuất huyết, băng huyết...Ở Việt Nam việc nghiên cứu ổi mới dừng ở mức độ khai thác chế biến quả ổi thành các sản phẩm tiêu dùng, mà chưa có tài liệu nào đề cập đến việc chiết tách các hợp chất thiên nhiên theo định hướng hoạt tính sinh học từ lá, vỏ, thân hay quả ổi.
2p uocvong02 24-09-2015 363 56 Download
-
Trà vốn là loại thức uống nổi tiếng thế giới. Cây trà đã xuất hiện lâu đời trước Công Nguyên ở vùng gió mùa Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ xa xưa nhân dân đã có tập quán uống trà do có hương vị thơm mát và có nhiều tác dụng sinh học quí báu: chống lão hóa, giảm cholestrorol, chống đột biến, ung thư…. Dược tính của trà có được chủ yếu là nhờ hợp chất catechin trong trà. Ngoài ra, trong trà lại chứa hàm lượng caffeine cũng khá nhiều chiếm khoảng 3 – 4 % hàm lượng, lượng caffeine này có thể...
76p japet75 23-01-2013 473 85 Download