Khả năng tạo mô sẹo
-
Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn mẫu cấy khác nhau và một số yếu tố môi trường đến khả năng tạo mô sẹo và phát sinh phôi soma của giống ngô lai đơn LVN146 có nguồn gốc Việt Nam làm tiền đề cho các nghiên cứu chuyển gen, tạo dòng phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây trồng.
6p gaupanda047 12-08-2024 5 2 Download
-
Bài viết Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành mô sẹo trong nuôi cấy in vitro cây Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng, nguồn gen (mẫu cây), và vị trí bộ phận lấy mẫu đến khả năng cảm ứng tạo thành mô sẹo từ mô củ cây sâm Lai Châu bằng phương pháp nuôi cấy tế bào lát mỏng.
6p vithor 20-07-2023 14 2 Download
-
Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng tạo mô sẹo từ nuôi cấy phôi non trên nguồn vật liệu ngô Việt Nam trình kết quả đánh giá những hưởng của một số yếu tố môi trường tới khả năng hình thành mô sẹo từ nuôi cấy phôi ngô non.
6p visybill 19-07-2023 7 2 Download
-
Dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ là một trong những loại quả được ưa chuộng trên thế giới. Bài viết Khả năng hình thành mô sẹo và tái sinh cây dâu tây từ lá trình bày kết quả của việc ứng dụng 2,4-D, BAP và TDZ trong quá trình nhân nhanh giống dâu tây.
5p vispyker 16-11-2022 14 2 Download
-
Bài viết Nghiên cứu quy trình tái sinh hiệu quả giống mía KK3 thông qua callus phát sinh từ cuộn lá non trình bày ảnh hưởng của 2,4-D đến sự hình thành mô sẹo tạo từ cuộn lá cây mía; Ảnh hưởng của 2,4-D lên sự hình thành phôi soma từ mô sẹo; Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và kinetin lên sự hình thành chồi từ phôi soma cây mía; Đánh giá khả năng tạo rễ của giống mía KK3 in vitro.
10p vilamborghini 12-10-2022 13 4 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của cường độ tia gamma 60Co đến khả năng sống, tạo chồi và sinh trưởng từ 2 vật liệu chiếu xạ khác nhau của cây dạ yến thảo trong điều kiện nuôi cấy in vitro, từ đó làm cơ sở để đánh giá các biến dị sau này. Trong thí nghiệm, mẫu mô sẹo in vitro và các chồi cây dạ yến thảo in vitro, giống hoa đơn màu hồng và nhị màu trắng được chiếu xạ ở các liều lượng khác nhau từ 0 Gy đến 80 Gy.
8p linyanjun_2408 23-04-2022 39 2 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là tìm được dòng rong có đặc điểm sinh học phù hợp để làm vật liệu nghiên cứu tạo ra nguồn giống chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Nghiên cứu để tìm ra các điều kiện nuôi cấy in vitro thích hợp cho các quá trình phát sinh hình thái khác nhau (cảm ứng mô sẹo, phát sinh phôi và tái sinh cây con hoàn chỉnh…) của rong Bắp sú. Đánh giá chất lượng cây giống có nguồn gốc in vitro của rong Bắp sú thông qua khả năng thích nghi ngoài tự nhiên, hàm lượng cũng như chất lượng carrageenan.
159p caphesuadathemtieu 02-03-2022 33 9 Download
-
Mẫu lát cắt mỏng theo chiều ngang (traverse thin cell layer - tTCL) lá, cuống lá và thân rễ của cây sâm cau in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS không có và có TDZ (0,5, 1,0 mg/L) kết hợp IAA (1,5, 2,0 mg/L) nhằm khảo sát hiệu quả của TDZ và IAA lên khả năng tạo mô sẹo và chồi trực tiếp.
9p caphesuadathemduong 11-10-2021 29 2 Download
-
Đề tài nghiên cứu điều kiện khử trùng hạt để tạo mẫu sạch trong ống nghiệm; nghiên cứu tái sinh đa chồi in vitro qua mô sẹo, nách lá mầm, chồi ngọn; nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng BAP, kinetin đến sự tạo đa chồi ở cây đậu Nho nhe; nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro; nghiên cứu điều kiện chuyển cây đậu Nho nhe in vitro ra ngoài môi trường tự nhiên.
95p beloveinhouse03 22-08-2021 19 4 Download
-
Nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới có năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu đang là thử thách đối với các nhà khoa học. Việc cần thiết phải ứng dụng các kỹ thuật hiện đại như chuyển gen, chỉnh sửa gen, đột biến định hướng, chỉ thị phân tử để đẩy nhanh quá trình tạo giống mới. Khả năng tái sinh in vitro ở cây lúa có vai trò quan trọng trong quá trình tạo giống thông qua mô sẹo (phôi soma). Mời các bạn tham khảo!
6p theanimal 26-06-2021 20 2 Download
-
Đề tài nghiên cứu nhằm chọn tạo được các dòng tế bào có khả năng phát triển sinh khối với tốc độ nhanh và giữ đươc khả năng tổng hợp các chất thứ cấp. Kết quả của luận văn sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm cải thiện khả năng tổng hợp các chất thứ cấp của tế bào dừa cạn ở điều kiện in vitro.
65p capheviahe27 23-02-2021 42 6 Download
-
Trong nghiên cứu này, mẫu lá Đinh lăng ex vitro sau khi khử trùng được sử dụng để làm vật liệu ban đầu trong nuôi cấy tạo mô sẹo có khả năng phát sinh phôi soma (bao gồm hình thái các giai đoạn phát triển phôi soma), tạo cây hoàn chỉnh và đánh giá khả năng thích nghi và sinh trưởng ở giai đoạn vườn ươm.
10p vipalau2711 04-01-2021 26 3 Download
-
Nghiên cứu được tiến hành nhằm cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes K599 và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng sinh khối rễ tơ. Ba loại vật liệu khác nhau là mô sẹo, lá mầm và rễ cây con in vivo được sử dụng làm nguồn lây nhiễm cảm ứng tạo rễ tơ. Kết quả cho thấy, rễ cây con in vivo là loại vật liệu thích hợp để cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân. Mật độ vi khuẩn cho tỷ lệ mô rễ cảm ứng tạo rễ cao nhất (42,7%) tương ứng với giá trị mật độ quang OD600=0,6 trong thời gian lây nhiễm là 30 phút.
6p doctrungphong 12-03-2020 64 4 Download
-
Khả năng tạo mô sẹo và hình thái mô sẹo được tiến hành nghiên cứu trên cây oải hương Lavandula dentata. Mô sẹo được thu nhận từ lá và thân in-vitro trên môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962) có bổ sung NAA (Naphthylacetic acid) và BA (Benzyl adenine). Sau 60 ngày nuôi cấy, mẫu lá nuôi trên môi trường MS bổ sung NAA 0,1 mg/L và BA 2,0 mg/L có khả năng tạo sẹo và phát sinh chồi. Với mẫu lá in-vitro nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung NAA 1,0 mg/L và BA 2,0 mg/L cũng thu nhận được mô sẹo với tỷ lệ 100%.
9p bangchungthep4 09-03-2020 59 4 Download
-
Ghi nhận được khi nồng độ BA tăng thì khả năng tạo chồi và nhân nhanh sẽ gia tăng và hệ số nhân chồi đạt 5,87 lần khi BA đạt 2 mg/L sau 60 ngày nuôi cấy. Chồi được chuyển sang môi trường MS có bổ sung indole-3-butyric acid (IBA) nồng độ từ 0 – 1 mg/L cho việc tạo rễ.
6p elandorr 03-12-2019 40 3 Download
-
Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về tạo và nuôi nhân mô sẹo có khả năng sinh phôi soma từ mô sẹo lá trong môi trường lỏng; tạo mô phôi soma từ mô sẹo có khả năng sinh phôi, sự phát sinh hình thái chồi/rễ của mô phôi soma trong nuôi cấy và nuôi nhân phôi soma Sâm ngọc linh trong môi trường lỏng. Mục đích của nghiên cứu là tạo kết quả tiền đề cho nghiên cứu nhân sinh khối quy mô lớn hai loại mô có khả năng sản sinh hàm lượng hợp chất thứ cấp cao do chúng đã mang ít nhiều trạng thái biệt hóa. Mảnh lá (0,5 x 0,5 cm) được nuôi cấy trên môi trường tạo mô sẹo MS có 2 mg/l 2,4-D.
13p trinhthamhodang 28-10-2019 71 7 Download
-
Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình chuyển gen trên cây lạc nhằm chuyển những gen kháng bệnh hay gen chống chịu ngoại cảnh bất lợi là một trong những hướng được quan tâm trong công nghệ sinh học thực vật phục vụ công tác tạo giống lạc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng giống lạc L12 là giống đang được trồng phổ biến để thử nghiệm khả năng nuôi cấy tái sinh đa phôi/đa chồi và sử dụng hệ thống phôi soma để tiến hành thử nghiệm biến nạp gen chỉ thị (gus).
7p trinhthamhodang 24-10-2019 51 1 Download
-
bước đầu chuyển gen bt vào cây mía Nhóm sâu đục thân là một trong những loài sâu hại làm giảm năng suất đáng kể cho mía. Việc phun thuốc bảo vệ mía gặp một số trở ngại do mật độ mía ở ruộng rất dày, lá mía sắc và sâu đục thân lại sống bên trong thân mía. Chuyển gen kháng sâu (Bt- tổng hợp) cry1Ab và cry1B-cry1Ab (gen lai) vào hai giống mía VN 84 4137 và Suphanbury 7 nhằm mong muốn tạo ra các giống mía có khả năng kháng sâu hiệu quả, chủ yếu là sâu đục thân.
10p trinhthamhodang 24-10-2019 89 3 Download
-
Ảnh hưởng của 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D), -naphthaleneacetic acid (NAA), thành phần khoáng, giá thể, nguồn mẫu, điều kiện nuôi cấy lên sự cảm ứng, tăng sinh mô sẹo “xốp” và bước đầu nuôi cấy huyền phù tế bào cây sâm Ngọc Linh đã được trình bày trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, mẫu cấy cảm ứng và tăng sinh tạo thành mô sẹo “xốp” với tỷ lệ tạo mô sẹo, khối lượng tươi, khối lượng khô cao nhất ở nồng độ kết hợp giữa 1,0 mg/l 2,4-D và 1,0 mg/l NAA và cao gấp 1,6 lần so với khi chỉ bổ sung riêng rẽ 2,4-D.
12p trinhthamhodang 24-10-2019 60 4 Download
-
Bài báo này công bố kết quả chọn dòng chịu hạn và môi trường thích hợp cho tạo mô sẹo, tái sinh chồi, hình thành rễ, tạo cây hoàn chỉnh của 8 giống đậu xanh nghiên cứu. Tám giống đậu xanh này đều có khả năng chịu hạn ở mức độ mô sẹo và có biểu hiện khác nhau giữa các giống. Môi trường thích hợp cho tạo mô sẹo của phôi đậu xanh là môi trường MS có bổ sung 2,4D với nồng độ 10 mg/l (đối với các giống VN93-1; VN99-3; VC1973A; VC3902A; VC6148; VC6372; VC2768A) còn giống đậu xanh ĐX06 thích hợp với nồng độ là 11 mg/l.
7p trinhthamhodang 24-10-2019 54 3 Download