Kiểm soát bệnh hại cây trồng
-
Giáo trình IPM Trong bảo vệ thực (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên vẽ và phân tích được bức tranh sinh thái đồng ruộng; Trình bày được các biện pháp kiểm soát dịch hại trong IPM; Thiết lập được kế hoạch sản xuất cây trồng theo chương trình IPM.
104p khanhchi0912 17-04-2024 17 4 Download
-
Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả áp dụng thực hành tinh gọn trong quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn là việc cải tiến quy trình xử lý - tiệt khuẩn dụng cụ, cải tiến luồng công việc nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình lao động sản xuất nhằm tạo sản phẩm đạt giá trị, chất lượng, hiệu quả tốt đáp ứng với độ tin cậy, sự hài lòng của người bệnh.
4p visystrom 20-11-2023 18 5 Download
-
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hoạt tính gây độc của tế bào diệt tự nhiên (NK) được lấy từ bệnh nhân ung thư phổi đối với dòng tế bào ung thư phổi A549. Hai mẫu tế bào NK1 và NK2 (E) được hoạt hoá, tăng sinh in vitro và sau đó tiến hành đồng nuôi cấy với tế bào ung thư phổi A549 (T) với tỉ lệ E:T là 1:1, 2:1, 5:1, 10:1, 20:1 trong 24 giờ và 48 giờ.
10p kimphuong1129 25-09-2023 7 2 Download
-
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra con đường lây nhiễm của vi khuẩn Pseudomonas sp. (gây bệnh héo xanh) và nấm Fusarium sp. (gây thối rễ) trên cây Tía tô xanh, đồng thời chọn ra các hoạt chất có khả năng kiểm soát sự phát triển của hai tác nhân này trong điều kiện phòng thí nghiệm.
8p tueman06 06-09-2023 4 2 Download
-
Bài viết Hiệu quả của các chủng vi sinh vật vùng rễ trong phòng trừ bệnh đạo ôn ở điều kiện nhà lưới trình bày khảo sát khả năng kích thích cây lúa tăng trưởng của các chủng vi sinh vật phân lập ở ĐBSCL; Khảo sát khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn hại lúa của các chủng vi sinh vật chọn lọc trong điều kiện nhà lưới; Khảo sát khả năng kích thích tăng trưởng cây lúa của các chủng vi snh vật phân lập ở Đồng bằng sông Cửu Long.
10p vithor 20-07-2023 9 2 Download
-
Nhằm mục đích sử dụng chủng xạ khuẩn Streptomyces diastatochromogenes VNUA27 (chủng xạ khuẩn VNUA27) để sản xuất chế phẩm phòng trừ nấm gây bệnh trên cây chuối, nghiên cứu này tập trung vào xác định khả năng đối kháng nấm bệnh hại cây chuối và một số đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn VNUA27. Bằng phương pháp đồng nuôi cấy và khuếch tán đĩa thạch đã xác định được chủng xạ khuẩn VNUA27 có khả năng đối kháng phổ rộng với các nấm C. musa, C. gloeosporioides và A. alternata gây bệnh trên cây chuối với tỷ lệ đối kháng lần lượt là 71,89±3,86%, 60,00±1,24% và 55,38±3,39%.
5p phuong3120 05-06-2023 14 3 Download
-
Bài viết Lý thuyết về nấm Fusarium spp. gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ nghiên cứu và cho thấy khả năng phá hủy cấu trúc tế bào và ức chế sự sản sinh độc tố của Fusarium. Từ đó các tác nhân sinh học này đã được đề xuất để kiểm soát bệnh do Fusarium gây ra.
8p vizenvo 30-11-2022 33 8 Download
-
Bài viết Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật đối kháng trong kiểm soát nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long nghiên cứu thực hiện đánh giá khả năng đối kháng nấm N. dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long của một số nhóm vi sinh vật, mục đích nghiên cứu nhằm xác định được các vi sinh vật có tiềm năng trong sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh đốm nâu hại thanh long.
7p viabigailjohnson 10-06-2022 28 3 Download
-
Hiệu quả kiểm soát của ba nhóm hoạt chất kháng sinh và hóa học đối với các dòng R. solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây hoa Vạn thọ được đánh giá trong điều kiện in vitro và nhà lưới. Thử nghiệm in vitro trên 10 dòng R. solanacearum sau 72 giờ, kết quả cho thấy nhóm hoạt chất Streptomycin + Oxytetracyline có tác dụng ức chế cao đối với mầm bệnh so với hai nhóm còn lại là Oxytetracyline hydrochloride + Gentamicin sulphate, và Oxolinic acid.
8p viginnirometty 04-05-2022 31 2 Download
-
Vàng lá chết chậm do tuyến trùng Meloidogyne spp. là một trong những bệnh quan trọng gây hại cây hồ tiêu trên nhiều vùng trong cả nước. Nhằm đánh giá hiệu lực của 2 chế phẩm vi nấm (CP1 và CP2) trong việc kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne spp., một thí nghiệm gồm 8 công thức với 3 lần lặp lại đã được tiến hành trên vườn tiêu kinh doanh trồng trên đất đỏ bazan tại thành phố Buôn Ma Thuột. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên.
5p viclerkmaxwel 16-02-2022 21 2 Download
-
Nghiên cứu này đã phân lập được 5 chủng nấm ký sinh côn trùng, trong đó sàng lọc được 3 chủng có khả năng kiểm soát sinh học sùng hại khoai lang hiệu quả nhất khi ở nồng độ 108 (bào tử/ml) là Bb-V3 (82,02%) tiếp đến là chủng Bb-T4 (77,52%) và Bb-T8 (72,09%) thời điểm 12 ngày sau khi xử lý (NSKXL).
5p viclerkmaxwel 16-02-2022 20 2 Download
-
Với mục tiêu tuyển chọn được nấm Trichoderma spp. có hoạt tính đối kháng cao với nấm gây bệnh thán thư, đã thu thập 17 mẫu đất dưới tán cây khoẻ ở các vườn trồng xoài ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa vào các đặc điểm hình thái, đã phân lập được 56 chủng nấm Trichoderma spp. và tuyển chọn được 14 chủng nấm Trichoderma spp. có hoạt tính đối kháng cao với nấm gây bệnh thán thư. Trong đó, 6 chủng Tr.X1, Tr.X2, Tr.X3, Tr.X4, T1, M2 có hoạt tính đối kháng cao nhất từ 77,76-86,25% ở điều kiện in vitro và 2 chủng Tr.X2, Tr.
11p inception36 25-11-2021 25 2 Download
-
Bài viết này tổng hợp một số bệnh virus thường gặp trên cây cà chua kèm theo mô tả ngắn gọn về loài virus cùng với các triệu chứng điển hình. Đồng thời thảo luận về tiềm năng ứng dụng các phương pháp sinh học phân tử trong kiểm soát và chẩn đoán sớm một số nhóm virus gây bệnh hại chính trên cà chua, góp phần cung cấp những dẫn liệu cơ bản cho việc quản lý dịch bệnh do virus trên cây cà chua. Mời các bạn cùng tham khảo!
6p quakhumetmoi 01-10-2021 40 3 Download
-
Kiểm soát chất lượng (QC) trong phòng xét là nền tảng để đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy của quá trình phân tích và phát hiện sai số. Mục tiêu: đánh giá kết quả kiểm soát chất lượng xét nghiệm hóa sinh trên hệ thống máy hóa sinh tự động bằng six sigma tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng.
8p vikarina2711 24-08-2021 69 7 Download
-
Nấm Pythium vexans là một trong những tác nhân lớn gây ra bệnh thối rễ và ức chế cây rau phát triển. Hiện nay, nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong kiểm soát, phòng trừ nấm gây hại đang ngày càng được quan tâm trong chiến lược phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
23p viaespa2711 31-07-2021 36 4 Download
-
Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm phân lập và định danh các nấm gây bệnh lở cổ rễ; đánh giá khả năng đối kháng của nấm Trichoderma spp. đối với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PDA; đánh giá khả năng đối kháng của nấm Trichoderma spp. đối với nấm Phomopsis vexan gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường PDA. Mời các bạn cùng tham khảo.
131p zhangyan 13-07-2021 52 8 Download
-
Bài viết xác định Meloidogyne spp. là tác nhân gây hư rễ cây hồ tiêu dẫn đến suy giảm sức khỏe cây tiêu và tạo điều kiện cho nấm xâm nhiễm gây chết cây nhanh chóng (Phạm Thanh Sơn, 2004). Cây cúc vạn thọ và cây mè được trồng thí nghiệm và thử nghiệm cùng với cây hồ tiêu nhằm đánh giá khả năng làm giảm Meloidogyne spp. trong vườn tiêu bị nhiễm bệnh, và làm cơ sở cho các nghiên cứu sử dụng cây “không phải ký chủ” hạn chế ký sinh gây bùng phát dịch hại trên vườn hồ tiêu hiện nay.
6p quenchua5 26-05-2020 72 3 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm của Cục Bảo vệ Thực vật, Đại học Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ trong mục tiêu (1) tìm vi khuẩn Pseudomonas huỳnh quang phân lập ở cả thân và vùng rễ của cây lúa và cỏ dại để ngăn chặn bệnh sán lá mạt gạo, (2) đánh giá tác dụng kiểm soát và (3) khả năng phân lập enzyme và hydro cyanine của vi khuẩn Pseudomonas huỳnh quang chống lại bọ chét lúa gạo như một tác nhân sinh học trong việc kiểm soát sâu bệnh nhằm giảm việc sử dụng hóa chất cho môi trường an toàn.
7p quenchua5 26-05-2020 58 5 Download
-
Ở Việt Nam, hệ thống quan trắc - cảnh báo môi trường, dịch bệnh thủy sản đã được thực hiện trong cả nước. Vì vậy, xử lý số liệu thực nghiệm thu được tại các điểm và khu vực biển giúp cho bộ số liệu quan trắc có độ chính xác cao và độ tin cậy mong muốn là rất cần thiết, và là biện pháp phát hiện, cảnh báo các chất ô nhiễm có hiệu quả nhất, kịp thời kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, từ đó có các biện pháp giảm thiểu các tác hại gây ra đối với hoạt động nuôi trồng biển.
9p viatani2711 14-02-2020 56 7 Download
-
Bệnh thán thư là nguyên nhân gây thiệt hại lớn trên ớt cay (Capsicum frutescens). Trong xu hướng nông nghiệp hữu cơ, kiểm soát bệnh thán thư bằng Trichoderma là giải pháp đang nhận được nhiều sự quan tâm. Kết quả phân lập từ 5 mẫu ớt trồng ở tỉnh Bình Dương bị bệnh thán thư cho thấy Colletotrichum truncatum và Colletotrichum acatatum là các tác nhân gây bệnh phổ biến. Trong số 16 chủng Trichoderma sp. phân lập được từ các khu vực trồng rau màu tại Bình Dương, các chủng Trichoderma koningii T2.2, T4 và T5.1 có khả năng đối kháng đạt hiệu quả 100% với 5 chủng Colletotrichum sp.
7p nguathienthan1 20-11-2019 44 5 Download