Loài cây trồng rừng
-
Trong nghiên cứu này, 132 ô tiêu chuẩn (OTC) đã được thiết lập tại 3 bản ở tỉnh Quảng Bình (49 OTC tại Bản Cổ Tràng, 72 OTC tại bản Phú Minh và 11 OTC tại bản Cà Roòng 2) để nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc quan trọng của rừng cộng đồng. Theo đó, các nhân tố cấu trúc: tổ thành rừng (chỉ số quan trọng) và chỉ số đa dạng sinh học (độ giàu loài, độ phong phú, chỉ số Shannon, chỉ số đa dạng Simpson) được tập trung nghiên cứu bằng các phương pháp phổ quát.
8p vibecca 01-10-2024 5 2 Download
-
Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis Staunton ex D.Don) K. Koch là loài thực vật nguy cấp và quý hiếm chỉ phân bố ở Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Việc đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen của các quần thể Thủy tùng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển loài này trong tương lai. Sự biến đổi di truyền trong và giữa hai quần thể Thủy tùng (Ea H’Leo và Krông Năng) đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng chỉ thị ISSR.
11p vibecca 01-10-2024 3 1 Download
-
Nghiên cứu này nhằm xác định loài bệnh chính gây hại lá quế ở vườn ươm và những biện pháp phòng trừ bệnh quy mô phòng thí nghiệm và vườn ươm làm cơ sở cho cho việc quản lý bệnh hại cây quế giai đoạn vườn ươm ở tỉnh Lạng Sơn.
9p vibecca 01-10-2024 1 0 Download
-
Mục tiêu của đề tài là xây dựng quy phạm kỹ thuật bón phân cho rừng trồng sản xuất của 4 loài cây trồng chủ yếu thuộc Chương trình 5 triệu ha rừng bao gồm Thông nhựa, Keo lai, Bạch đàn Uro & Dầu nước. Quy phạm kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu: đơn giản, áp dụng thống nhất hiệu quả, giảm sử dụng phân hoá học, giảm chi phí và giảm ảnh hưởng tác động tới môi trường.
79p tranlytuong 19-08-2024 10 2 Download
-
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 102 loài cây thuốc thuộc 94 chi, 58 họ được cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh cho người dân.
9p vithomson 25-07-2024 5 3 Download
-
Nấm chẹo (Russula griseocarnosa) phân bố tự nhiên ở phía Nam Trung Quốc và Đông Bắc Việt Nam và đã được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm. Nấm chẹo mọc tập trung trong các khu rừng tự nhiên có cây chẹo và một số loài dẻ tại tỉnh Quảng Ninh. Loài này được gọi là Nấm xốp đỏ, khi ăn nhầm sẽ bị chóng mặt, nôn mửa. Nghiên cứu này nhằm cung cấp một số dữ liệu cơ bản để phân biệt hai loài nấm nêu trên.
9p vithomson 25-07-2024 15 3 Download
-
Bài báo "Thành phần cơ giới đất và hàm lượng mùn trong một số loại đất canh tác nông nghiệp và đất rừng ở huyện Pắc Nạm, tỉnh Bắc Kạn" nghiên cứu về hàm lượng và chất lượng mùn trong đất của các loại đất nông nghiệp trồng các loại cây đặc trưng và một số loại đất rừng của huyện Pác Nặm. 5 vị trí ở các ruộng trồng hoa màu và 5 vị trí ở các khu rừng thuộc huyện Pắc Nạm đã được lựa chọn để lấy mẫu đất. Các mẫu đất được phân tích thành phần cơ giới, tính chất vật lý và hàm lượng mùn.
5p tuongtrihoai 23-07-2024 3 2 Download
-
Tái sinh tự nhiên là một thành phần rất quan trọng của động thái rừng và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Do đó, hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng là rất quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác phục hồi rừng. Mục tiêu chính của bài báo này là đánh giá tổng quan từ các tài liệu nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới.
10p viwalton 02-07-2024 8 3 Download
-
Phân tích sự cạnh tranh giữa các loài cây gỗ trong các quần xã thực vật rừng là nhiệm vụ của các nghiên cứu trong lâm học. Nghiên cứu này đã phân tích cạnh tranh tán của sáu kiểu quần xã thực vật trong kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai.
9p viwalton 02-07-2024 3 2 Download
-
Tếch (Tectona grandis) là một trong những loài gỗ cứng chất lượng, có giá trị kinh tế cao. Bài viết tập trung nghiên cứu nhân giống Tếch (Tectona grandis Li nn.f) các dòng ALTS2 và PN4 bằng phương pháp nuôi cấy mô.
9p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh các loài cây gỗ của 5 kiểu rừng với 18 quần xã thực vật rừng (QXTV) đặc trưng trên núi đá vôi tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà. Ở khu vực vùng lõi, mật độ cây tái sinh các kiểu rừng dao động từ 6.833 - 15.000 cây/ha, trong đó mật độ cây tái sinh chiều cao >100 cm từ 1.833 - 3.500 cây/ha.
11p viamancio 04-06-2024 4 2 Download
-
Cây Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae), đây là loài cây gỗ quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) được xếp vào nhóm danh mục loài ở mức độ nguy cấp (EN A1a, c, d). Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng, một số đặc điểm lâm học và sinh thái của cây Sến mật tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Nha, tỉnh Sơn La.
9p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Huỷnh là loài cây bản địa gỗ lớn có giá trị sử dụng làm đồ mộc và xây dựng. Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật nhân giống cây Huỷnh từ hạt phục vụ trồng rừng tại các tỉnh miền Trung.
10p viamancio 04-06-2024 12 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 4 - 9 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,6 đến 1,2% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,3 m 2 /ha và M = 0,1 - 2,4 m 3 /ha.
9p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Bài viết trình bày một số đặc điểm lâm học của cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen.) tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây Gụ lau ở một số trạng thái rừng tự nhiên tại Quảng Bình cho thấy, mật độ cây Gụ lau phân bố trong các trạng thái rừng hỗn loài lá rộng thường xanh dao động từ 5 - 8 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,7 đến 1,6% tổng số cây và có trữ lượng từ 0,59 đến 3,72 m 3 /ha.
12p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định khả năng sinh trưởng và một số tính chất gỗ của các tổ hợp lai giữa Bạch đàn urô (cây mẹ) và các loài khác là pelita, camal và grandis để từ để đánh giá khả năng tổ hợp của Bạch đàn urô với các loài khác làm cơ sở cho nghiên cứu chọn tạo giống bạch đàn lai có năng suất và chất lượng cao trong thời gian tới.
8p viamancio 04-06-2024 4 1 Download
-
Bài viết tập trung nghiên cứu chọn loài cây bản địa có triển vọng cho trồng rừng ở Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu lựa chọn loài cây bản địa có triển vọng cho trồng rừng ở Quảng Ninh đã xây dựng được bộ tiêu chí gồm 3 nhóm tiêu chí chính với tổng số 16 chỉ tiêu.
9p viamancio 04-06-2024 2 2 Download
-
Bài viết trình bày đánh giá sinh trưởng một số loài và xuất xứ Tràm Melaleuca trồng trên đất phèn tại Thạnh Hóa - Long An. Nghiên cứu sinh trưởng 17 xuất xứ của 5 loài tràm được thực hiện tại Thạnh Hóa - Long An.
7p viamancio 04-06-2024 3 1 Download
-
Thông 5 lá (Pinus dalatensisFerré) là loài đặc hữu của dãy Trường Sơn, có phân bố tập trung ở Tây Nguyên trong kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim. Nghiên cứu này nhằm mục đích phát hiện và lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu và biến đổi khí hậu đến tăng trưởng bề rộng vòng năm loài Thông 5 lá theo từng vùng phân bố sinh thái tại Tây Nguyên.
12p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Vi nhân giống là một phương pháp hữu hiệu để tạo một lượng lớn cây con đồng đều về số lượng và chất lượng phục vụ cho việc chọn giống, trồng rừng và bảo tồn nguồn gen. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào cho loài Tràm lá dài.
10p viamancio 04-06-2024 2 1 Download