intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

12 THỨC TỌA CÔNG DƯỠNG SINH PHỐI HỢP

Chia sẻ: Đào Trường Khánh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

261
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hành môn “Bát đoạn cẩm” gần bốn năm nay, tôi hầu như đã chế ngự được căn bệnh tiểu đường. Tôi cũng đã phổ biến một số bạn bè và những nười thân quen và họ cũng đạt được kết quả rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, có một số bạn bè đóng góp ý kiến: tuy phương pháp tốn ít thời gian nhưng việc luyện tập cũng không kém phần khó khăn. Hơn nữa một số người rất muốn tập luyện nhưng hiện tại chỉ có thể ngồi , không đứng được, nên không thể tập. Tôi chợt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 12 THỨC TỌA CÔNG DƯỠNG SINH PHỐI HỢP

  1. 1
  2. MƯỜI HAI THỨC TỌA CÔNG DƯỠNG SINH PHỐI HỢP DẪN NHẬP Thực hành môn “Bát đoạn cẩm” gần bốn năm nay, tôi hầu như đã chế ngự được căn bệnh tiểu đường. Tôi cũng đã phổ biến một số bạn bè và những nười thân quen và họ cũng đạt được kết quả rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, có một số bạn bè đóng góp ý kiến: tuy phương pháp tốn ít thời gian nhưng việc luyện tập cũng không kém phần khó khăn. Hơn nữa một số người rất muốn tập luyện nhưng hiện tại chỉ có thể ngồi , không đứng được, nên không thể tập. Tôi chợt nghĩ trước kia đã tập qua “Thập nhị đoạn cẩm” là môn tập có nhiều động tác giống “Bát đoạn cẩm” nhưng có thể ngồi tập được. Ngoài ra, trước kia tôi đã đọc được trên mạng thông tin một môn công phu gọi là “Tọa công nhị thập tứ pháp” được ghi sáng tác bởi Trần Đoàn tiên sinh đời Tống bên Trung Quốc bao gồm 24 phép luyện tập và mỗi phép được luyện tập trong 15 ngày (một tiết) và tôi cũng từng tập thử thấy có kết quả ít nhiều. Cái hay của môn này là mỗi phép được luyện tập theo đúng khí tiết của năm. Khoảng thời gian tôi còn công tác (chưa nghỉ hưu), tôi cũng đã có dịp học tập châm cứu và bấm huyệt và trong lúc thực hiện cũng thấy có những kết quả hết sức bất ngờ. Tôi tự nghĩ: có lẽ trên đời này không phương pháp tập luyện nào hoặc phương pháp chữa bệnh nào là “nhất” và thay thế hoàn toàn các phương pháp khác. Ngoài ra sự phối hợp các phương pháp là điều có thể thực hiện được. Cũng như đông y và tây y trước đây như mặt trời, mặt trăng mà nay cũng đã phối hợp được với nhau mang lại những kết quả bất ngờ giúp giải quyết nhiều chứng nan y. Vậy biết đâu tôi có thể phối hợp các môn luyện tập mà tôi đã thực hiện có kết quả để tạo thành một phương pháp luyện tập đơn giản, ít tốn thời gian 2
  3. mà mang lại kết quả tốt cho người khác và giúp phần nào giải quyết một số bệnh của thời đại. Muốn thế, theo tôi nghĩ, cũng nên phối hợp với các môn y học cổ truyền như day ấn huyệt đạo. Bản thân kém cỏi nhưng cũng may mắn được tiếp cận khá nhiều phương pháp: Đông y, Châm cứu, Diện chẩn _ Điều khiển liệu pháp, Thập chỉ đạo, Dịch cân kinh, Thái cực quyền, Thập thức bảo pháp và con đẻ của nó: Đào hoa trường xuân do bác sĩ Trần Đại Sĩ phát hiện và đã từng giảng giải tại Đại hội Y khoa Châu Âu vào năm 2002...Tuy không phải lúc nào cũng được chân truyền qua các bậc thầy, tôi nghĩ vẫn có thể mạnh dạn phối hợp bằng cách chọn lựa những động tác đã mang lại hiệu quả nhất. Sau đó tự luyện tập để kiểm chứng lại rồi phổ biến cho các bạn bè, những người thân quan áp dụng và có những ý kiến đóng góp để ngày một hoàn thiện hơn. Tổng hợp không phải là hỗn hợp. Nếu không thực hiện từng bước đúng đắn, chúng ta sẽ tạo ra một phương pháp mang tính chất “hầm bà làng”. Do đó quá trình hành động của tôi như sau.Tôi quan niệm tổng hợp không phải là hỗn hợp. Trước hết phải đi từ thực tiễn để thấy rõ động tác nào giải quyết những chứng nào, kết quả tốt cho cơ quan nào. Sau đó các động tác phải phối hợp trước sau để lần lượt giúp cho cơ bắp, nội tạng, giác quan, để tăng cường năng lực cho cơ thể mà không mang đến di hại nào cho bất cứ cơ quan nào. Sau cùng, quan trọng nhất là phải có kinh nghiệm thực tế để kiểm chứng trước khi phổ biến. Tôi cũng xin nhấn mạnh là tôi hoàn toàn không có khả năng sáng tạo ra một phương pháp luyện tập khí công mới mà chỉ góp nhặt, phối hợp những động tác của các phương pháp khác mà thôi. Rất mong được sự chỉ bảo thêm của các bậc thầy về khí công. Về tư thế tập luyện thì, với mục tiêu đã trình bày trên đây, hầu hết các động tác đều thực hiện trong tư thế ngồi xếp bằng. Theo tôi nghĩ không nên ngồi theo kiết già chỉ nên ngồi bán già hoặc xếp bằng bình thường cũng được. 3
  4. Thậm chí có thể ngồi trên ghế thòng chân xuống, miễn không tiếp đất. Nên tập trên giường gỗ, có thể kê gối để giữ được thăng bằng cho cơ thể nếu ngồi tập trên giường có nệm. Ở đây tôi sẽ không nói nhiều thêm nữa sẽ gây tranh cãi không cần thiết. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tư thế ngồi tập, về các cách thở khí công mà chúng ta có thể đọc trên rất nhiều tài liệu được phổ biến của các danh sư. Tôi chỉ biết dựa vào kinh nghiệm thực tiễn thì tôi thấy rằng cái quan trọng là sự thoải mái trong luyện tập, sự luyện tập đều đặn và luôn điều chỉnh tư thế chứ không phải bắt buộc phải tập ở đâu, lúc nào, trong tư thế nào. Bản thân tôi, ngoài phương pháp “Bát đoạn cẩm lập thế” tôi vẫn tập hàng ngày, khoảng một năm nay tôi tập thêm 12 thức tổng hợp này trên giường nệm, tôi chỉ mất tối đa nửa tiếng đồng hồ mỗi ngày và cảm thấy khỏe thêm rất nhiều cả về tinh thần lẫn thể xác. Thôi thì cứ thỉnh các bạn cùng tôi luyện tập rồi cùng tôi trao đổi thêm kinh nghiệm. Tôi vẫn tự nhủ vừa làm vừa học hỏi mà thôi chứ chắc chắn sự hiểu biết còn rất nông cạn nên không bao giờ dám khẳng định rằng phương pháp luyện tập này là tốt nhất. Hiện có không biết bao nhiêu phương pháp luyện tập và thường phương pháp nào tốt nhất cũng chỉ thích hợp với một số người mà thôi. Tôi chỉ muốn tìm một phương pháp tốn ít thời gian nhất mà tương đối có hiệu quả lại không gây nguy hiểm. Chỉ có thế thôi. Nay xin phép được bắt đầu bằng thức dự bị. Thức Dự bị: Bất cứ phương pháp luyện tập nào cũng cần lưu ý đến thức dự bị là thức chuẩn bị để bắt đầu tiến hành bài tập luyện. Thế dự bị được coi như sự chuẩn bị tinh thần và thân xác để bắt đầu đi vào bài luyện tập. Sự bắt đầu tốt thường tạo cơ hội để chúng ta thực hiện tốt tất cả những phần còn lại. Chưa chuẩn bị tốt thì không nên bắt đầu. Nếu cơ thể còn cho phép chúng ta có thể đứng bình thường, chạy tại chỗ chừng 100 bước. Sau đó lần lượt dùng hai chân đá 4
  5. ra phía trước và phía sau vài cái.Thở hít bình thường từ 6 đến 9 lần. Hít vào bằng mũi nhẹ nhàng, êm ái trong khi phình bụng tối đa. Thở ra bằng miệng mạnh và sâu trong khi bụng thót vào. Nếu cơ thể không cho phép, chúng ta có thể ngồi xuống, tạo cho tâm thần thoải mái, bỏ hết tạp niệm và cũng hít thở bình thường từ 6 đến 9 lần như trên để khởi động. Thức thứ nhất: Xoay vai, đẩy hai tay. Đau mỏi vai là chứng rất thường thấy ở những vị trung niên trở lên. Vai đau, không vói được ra phía sau, hoặc không nhắc lên được. Thức này tập dần dần có thể giải quyết được các chứng trên. Ngoài ra thức này cũng làm mạnh tay và cổ tay. Tư thế chuẩn bị: Ngồi bình bình thường, hai cánh tay đưa ta  phía trước, bàn tay úp xuống, không nắm chặt cũng không mở ra chỉ khum khum. Nhớ là không được lấy (lên) gân, phải làm sao cho toàn thân thật thoải mái, thư giãn tối đa. 5
  6. Động tác 1: Xoay ngửa bàn tay (180o), vẫn buông lỏng (không  nắm không mở, không lấy gân). 6
  7. Động tác 2: Kéo hai bàn tay về ngang sườn, đồng thời hít vào  (bằng mũi) thật nhẹ, êm. Động tác 3: Khi hai bàn tay đã ở sát bên sườn, xoay hai bàn tay  trở lại (180o ) đẩy mạnh hai tay về phía trước, đồng thời duỗi bàn tay thẳng ra song song với thân mình, đồng thời thở ra thật mạnh bằng miệng. 7
  8. Đông tác 4: Trở về tư thế chuẩn bị.   Thực hiện các động tác từ 6 đến 9 lần. Thức thứ hai: Cúi nhìn đất, ngước nhìn trời. Thức này còn có thể gọi là “Thở ngược”: Xin được xác định ngay là “thở ngược” không phải là “thở nghịch” hay “thở ngực” (xin xem các tài liệu về khí công nào cũng nói đến). Xin được giải rõ như sau: Thông thường người ta hay nói hô, hấp. Người ta vẫn thường nói: “hô chủ, hấp tòng”. Thế mà trong các phương pháp luyện tập người ta đều hấp trước, hô sau (hít trước thở sau). Trong thức thở ngược này thực sự là hô, hấp (thở ra rồi mới hít vào, thở ra là chính và hít vào là phụ). Thức này có mục đích là luyện ý: thực hiện một động tác khác với bình thường để tạo sự tập trung tư tưởng. Ngoài ra cho thấy thở ra cho hết thì mới hít vào được nhiều. Chính hành động hơi ngược đời này gây ra sự thoát mồ hôi rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra thức này cũng có ảnh hưởng tốt cho cơ bụng, và cột sống lưng. 8
  9. Tư thế chuẩn bị: Ngồi xếp bằng, hai bàn tay nắm lại chống  xuống phía sau sát mông. Động tác 1: Từ từ cúi xuống mặt ngó xuống đất, đồng thời  thở ra bằng miệng thật mạnh và sâu. Động tác 2: Thẳng người lên, ngó thẳng lên trời, hít vào bẳng  mũi tự nhiên, nhẹ nhàng. 9
  10.  Động tác 3: Trở về tư thế chuẩn bị.  Tiếp tục từ 6 đến 9 lần. Các động tác này làm hết mỏi cổ, vai, gáy, lưng và rất tốt cho  tiêu hóa. Thức thứ ba: Vặn mình. Giống như thức thứ 5 của “Bát đoạn cẩm”lập công : “Dao đầu bãi vĩ khứ tâm hỏa”. Chính vì lẽ đó mà thức này rất tốt cho tim: có khả năng ôn định huyết áp, làm mát người. Tư thế chuẩn bị: Ngồi xếp bằng hai bàn tay đặt gần đầu gối,  cạnh bàn tay hướng ra phía trước. 10
  11. Động tác 1: Xoay người qua trái, gập người xuống, mặt càng  sát gối trái càng tốt. Động tác 3: Từ từ xoay toàn thân trên qua phía tay phải, mặt  càng sát gối phải càng tốt. 11
  12. Động tác 4: Ngồi ngay trở lại tư thế chuẩn bị.  Động tác 5: Xoay người qua phải, gập người xuống, mặt càng  sát gối phải càng tốt. 12
  13. Động tác 6: Từ từ xoay toàn thân trên qua phía tay trái, mặt  càng sát gối trái càng tốt. Động tác 7: Ngồi ngay trở lại tư thế chuẩn bị.  13
  14. Thực hiện mỗi bên từ 6 đến 9 lần.  Nếu phối hợp với hơi thở thì khi ngồi ngay hít vào rồi bắt đầu  động tác. Khi ngồi ngay trở lại tư thế chuẩn bị mới thở ra. Xin nhắc lại: Các động tác của thức này làm mạnh cơ lưng và  làm mát người, giảm huyết áp. Thức thứ tư: Giơ từng tay lên cao: Thức này giống như thức thứ tư của “Bát đoạn cẩm” (lập công): “Điều lý tì vị tu đơn cử”. Vì lẽ đó, các động tác trong thức này có lợi cho tì, vị, rất có ích cho người bị tiểu đường.  Tư thế chuẩn bị: Ngồi xếp bằng, hai bàn tay để trên đùi, gần đầu gối, cạnh bàn tay hướng ra ngoài song song với đùi. 14
  15. Động tác 1: Cánh tay phải đưa lên đầu, từ từ xoay lòng bàn tay  phải ra ngoài rồi hướng lên trời. Động tác 2: hít mạnh đồng thời đẩy mạnh tay lên trên. Đồng  thời, cườm tay trái ấn mạnh trên đầu gối trái. 15
  16. Động tác 3: trở lại tư thế ban đầu trong khi thở ra nhẹ nhàng.   Làm lại các động tác 1, 2 (đổi tay) rồi trở về tư thế chuẩn bị. Mỗi tay thực hiện từ 6 đến 9 lần. Thức thứ năm: Đá chân. Thức này chính là thức thứ 10 trong “Thập thức bảo kiện pháp” do BS Trần Đại Sĩ đã triển khai tại viện Pháp Á (IFA) năm 2002.  Tư thế chuẩn bị: Ngồi duỗi thẳng hai chân, tay chống hai bên.  Động tác 1: Hai tay đan nhau kéo mạnh gối phải cho sát vào bụng. 16
  17.  Động tác 2: Đá mạnh chân phải lên trên.  Động tác 3: Trở về tư thế chuẩn bị.  Trở lại động tác 1, 2 (đổi chân) rồi trở về tư thế chuẩn bị. Mỗi chân thực hiện từ 6 đến 9 lần. Thức thứ sáu: Gõ răng và khoắng lưỡi : Phối hợp hai thức của “Thập nhị đoạn cẩm”: “khấu xỉ” và “vận thiệt”. Tư thế chuẩn bị: Ngồi bình thường, tay buông lỏng, bàn tay  đặt trên đầu gối. Động tác 1: Chuyển động hàm dưới cho hai hàm răng gõ vào  nhau 10 lần. 17
  18. Động tác 2: Vận động lưỡi cho đầu lưỡi ấn phía ngoài của  hàm răng trên, sát chân răng, quét từ trái qua phải rồi lại từ phải qua trái. Động tác 3: Vận động lưỡi cho đầu lưỡi ấn sát chân răng phía  trong hàm răng trên, quét từ trái qua phải rồi lại từ phải qua trái. Động tác 4, 5: Cũng làm như động tác 2, 3 cho hàm răng dưới.  Động tác 6: Sau động tác 5, nuốt nước miếng mạnh. (phối  hợp với “Tọa công nhị thập tứ pháp”). Thực hiện mỗi động tác từ 6 đến 9 lần.  Khấu xỉ, vận thiệt không có gì xa lạ với các môn luyện khí cổ  truyền. Có những người nghe qua thì ghê tởm cho là mất vệ sinh. Sự thật thì nước miếng là tinh khí của con người. Có thể nó có độc nhưng dĩ độc trị độc là lẽ thường. Theo kinh nghiệm những người thường xuyên nhổ nước miếng ít khi có cơ thể khỏe mạnh và thường không thọ. Nhổ nước miếng vừa là hành động mất lịch sự vừa có hại cho sức khỏe của chính mình. Nuốt nước miếng của chính mình không có gì là mất vệ sinh mà ngược lại nhổ nước miếng mới chính là mất vệ sinh. Do đó các động tác nói trên làm tăng cường khí lực rất nhiều và cũng vì thế giảm đi nhiều bệnh tật không đáng có. Về thức này các sách đều nói không được thực hiện cho những người hàm răng không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên theo tôi, những người có hàm răng khiếm khuyết vẫn tập được chỉ không nên gõ răng quá mạnh mà thôi.  Các động tác của thức này có lợi cho sức khỏe toàn diện, giúp người tập tăng thêm sinh lực, chống các bệnh cảm cúm thông thường. làm răng thêm chắc, cơ hàm thêm mạnh. 18
  19. Thức thứ bảy: Gõ trống trời. Hoàn toàn lấy từ “Minh thiên cổ” của “Thập nhị đoạn cẩm” Tư thế chuẩn bị: Ngồi xếp bằng bình thường, bàn tay thả  lỏng đặt trên đầu gối. Động tác 1: Dùng hai lòng bàn tay bịt hai lỗ tai.  Động tác 2: Đặt ngón tay trỏ lên trên ngón tay giữa.  Động tác 3: Dùng sức ngón tay trỏ tuột xuống đánh bật vào  sau gáy (bên cạnh hai huyệt “phong trì” từ 20 đến 30 lần. 19
  20. Động tác này có thể nghe thấy trong đầu như tiếng đánh  trống. Thức này có thể làm giảm nhức đầu và tác dụng làm cho ngủ được thấy rõ. Thức thứ tám: Xoa vuốt bàn tay: Thức này, cùng với thức thứ chín, chủ yếu tôi đã xây dựng từ phương pháp khai thông huyệt đạo và điều hòa huyết áp của Thập Chỉ Đạo, một phương pháp day ấn huyệt đạo của Pakistan do tôn sư Huỳnh Thị Lịch đã được chân truyền và điều trị không biết bao nhiêu bệnh nhân tại Việt Nam. Thức này gồm nhiều động tác. Tư thế chuẩn bị: Ngồi xếp bằng bình thường, thở bình  thường. Động tác 1: Dùng ngón tay cái bên tay phải kéo đ ẩy ngón tay  cái bên trái phía lưng bàn tay qua hai đốt ngón cái (lực kéo: 6, lực đẩy: 4). Thực hiện 20 lần. Động tác 2: Dùng ngón cái bên tay trái tác động (như động tác  1) tới ngón tay cái bên phải. (lực kéo: 6, lực đẩy: 4). Cũng thực hiện 20 lần. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2