intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

50 NĂM MỸ THUẬT QUẢNG NINH

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

97
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế kỷ XX, trong giới văn nghệ chúng ta rất tự hào về phong trào văn hóa nghệ thuật của vùng mỏ, các phong trào ca hát, sân khấu, văn, thơ, âm nhạc, hội họa trong đó nổi hơn cả là phong trào mỹ thuật đã tạo được tiếng vang lớn, tiêu biểu cho cả nước. Quảng Ninh có phong trào quần chúng sáng tác mỹ thuật từ năm 1959. Từ những ngày đầu phong trào đã có khoảng sáu mươi anh chị em theo học các lớp mỹ thuật do Ty VHTT và Hội VHNT Quảng Ninh ĐẶNG...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 50 NĂM MỸ THUẬT QUẢNG NINH

  1. 50 NĂM MỸ THUẬT QUẢNG NINH Thế kỷ XX, trong giới văn nghệ chúng ta rất tự hào về phong trào văn hóa nghệ thuật của vùng mỏ, các phong trào ca hát, sân khấu, văn, thơ, âm nhạc, hội họa trong đó nổi hơn cả là phong trào mỹ thuật đã tạo được tiếng vang lớn, tiêu biểu cho cả nước. Quảng Ninh có phong trào quần chúng sáng tác mỹ thuật từ năm 1959. Từ những ngày đầu phong trào đã có khoảng sáu mươi anh chị em theo học các lớp mỹ thuật do Ty VHTT và Hội VHNT Quảng Ninh ĐẶNG ĐÌNH NGUYỄN-Bác đứng ra tổ chức phối hợp với các đơn Hồ với dân tộc tỉnh Quảng vị của mỏ như Công ty than Hòn Gai, Ninh-Lụa, 88x65cm, 2009 Cẩm Phả, Liên hiệp Công đoàn tỉnh Quảng Ninh mở hàng trăm lớp học vẽ cho hàng nghìn anh chị em công nhân, nông dân và cán bộ theo học. Đa số các anh chị em theo học để vẽ tranh tường, pano khẩu hiệu phục
  2. vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, động viên cổ vũ lao động sản xuất trong các cơ quan, nhà máy xí nghiệp. Từ những phong trào này tỉnh lại chọn lựa một số anh chị em có năng khiếu, đam mê học vẽ nâng cao để tạo nguồn cho việc sáng tác mỹ thuật. Một số anh đã tốt nghiệp ở các trường Mỹ thuật của Việt Nam, đây là những hạt nhân của phong trào mỹ thuật Quảng Ninh. Đến thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ XX phong trào mỹ thuật Quảng Ninh có thể nói là phát triển rực rỡ nhất đạt được nhiều thành tựu lớn bằng các giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam ở các cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Thời kỳ này phong trào mỹ thuật Quảng Ninh hoạt động vô cùng sôi động rất nhiều tác phẩm Mỹ thuật thời kỳ này được giới thiệu, trưng bày tại hàng trăm cuộc triển lãm ở trong tỉnh và Hà Nội. Rất nhiều các cuộc hội thảo được tỉnh Quảng Ninh tổ chức và mời các họa sỹ có tên tuổi về tham dự và có những đánh giá nhận xét rất sâu sắc, mở ra nhiều hướng mới cho các họa sỹ Quảng Ninh. Từ các hoạt động phong trào này đã sản sinh ra rất nhiều họa sỹ có tên tuổi và vị trí của họ đã được công nhận ở trong giới mỹ thuật như: Ngô Phương Cúc, Bùi Đình Lan, Nguyễn Hoàng, Lê Chuyền, Lê Vân Hải... Tất cả những thành tựu này không phải ngẫu nhiên mà có, mà nó được tạo dựng nên bằng cả một quá trình dài, bằng sự vận động nội lực của từng họa sỹ dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền ở địa phương, sự quan tâm tạo điều kiện của trung ương là những điều kiện thuận lợi để phong trào mỹ thuật Quảng Ninh từng bước phát triển cả bề rộng và chiều sâu.
  3. Tác phẩm mỹ thuật của các họa sỹ Quảng Ninh đã tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng người hâm mộ mỹ thuật cả nước, phong phú về thể loại. Các tác phẩm của họ mang đặc trưng của vùng mỏ, tác phẩm của các họa sỹ không chuyên không chênh lệch mấy với các họa sỹ chuyên nghiệp, tác phẩm của họ mang các cảm xúc chân thật, biểu hiện tạo hình với thế giới xung quanh một cách gần gũi dễ hiểu và sâu lắng tạo ra một diện mạo riêng của vùng mỏ. Lịch sử mỹ thuật thế giới đã chứng minh có rất nhiều họa sỹ tự học nhưng tác phẩm của họ có chỗ đứng trang trọng trong nền mỹ thuật Thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ vùng mỏ đã được đứng trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Mỹ thuật Quảng Ninh được xây dựng nên từ một vài cánh chim đầu đàn chuyên nghiệp, học hành bài bản họ là những hạt nhân của phong trào. Khi phong trào đã được chắp cánh, thì từ trong phong trào đã xuất hiện những tài năng. Cơ sở thực tiễn này góp phần cổ vũ động viên không chỉ của mỹ thuật Quảng Ninh mà nó đã lan rộng ra cả nước trong sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam. Tranh sơn dầu thì có các họa sỹ Ngô Phương Cúc, Lê Vân Hải, Lê Chuyền, Nguyễn Hoàng, Hoàng Ngọc Châu, Phạm Phi Châu trong đó có họa sỹ Ngô Phương Cúc ông là một họa sỹ nghiệp dư lâu năm, các tác phẩm của ông mang một bút pháp riêng bằng các chấm màu đắp nổi hình ảnh của các khai trường đất đá của mỏ trên bề mặt toan tạo được hiệu quả nghệ thuật cao gây sự thích thú cho người thưởng lãm.
  4. Tranh sơn khắc, tranh khắc gỗ, tranh áp - phích cũng phát triển với các họa sỹ như Vũ Tư Khang, Lê Quốc Huy, Đặng Đình Nguyễn, Nông Quốc Hiệp... đã có những tác phẩm tiêu biểu được tặng các giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Cục Văn hóa Thông tin cơ sở. Tranh sơn mài cũng được một số họa sỹ chuyên nghiệp sáng tác và tham gia ở các cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc tổ chức tại Hà Nội. Một số họa sỹ trẻ đã đạt những giải thưởng của Hội Mỹ thuật đây là tín hiệu tốt của mỹ thuật Quảng Ninh. Về điêu khắc cũng phát triển các bức tượng đã được sáng tác và cũng có những thành tựu khá của các họa sỹ Kiều Sỹ Khuê, Nguyễn Tâm Nhâm với các tác phẩm được làm từ chất liệu than đá tạo được chất riêng trong tạo không gian ba chiều. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã sưu tầm trên 70 bức tranh của các họa sỹ chuyên nghiệp và không chuyên của Quảng Ninh từ trước đến nay. Bảo tàng Mỹ thuật đánh giá rất cao bộ sưu tập này xét cả về số lượng và chất lượng là nhiều nhất so với các địa phương khác, xét về đề tài công nhân đây là bộ sưu tập rất có giá trị mà không phải địa phương nào cũng có được. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước các họa sỹ Quảng Ninh đã cùng giai cấp công nhân mỏ cầm súng chiến đấu như một chiến sỹ và họ vẫn say xưa sáng tác các tác phẩm mỹ thuật để động viên toàn quốc kháng chiến giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và xây dựng
  5. chủ nghĩa xã hội. Thời gian này rất nhiều tác phẩm về đề tài chiến tranh đã được các họa sỹ sáng tạo ra bằng các cuộc đi thực tế, ký họa trên trận địa cùng bộ đội chủ lực và dân quân, du kích. Đến thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc các họa sỹ Quảng Ninh tổ chức đi thực tế sáng tác ở biên giới và đã tạo được nhiều tác phẩm có chất lượng, đưa được những hình ảnh sống động về cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta. Các tác phẩm này được trưng bày ngay tại chỗ để công chúng được xem, mang được tính thời sự rất cao, tạo niềm phấn khởi cho các chiến sỹ và đồng bào các dân tộc miền biên giới. Tranh tượng của các họa sỹ Quảng Ninh đã tổ chức được hàng trăm cuộc trưng bày triển lãm trong tỉnh và tại Hà Nội. Các tác phẩm của các họa sỹ vùng mỏ được các họa sỹ bậc thầy như: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Huỳnh Văn Thuận, Dương Viên… và các nhà phê bình lý luận mỹ thuật đánh giá rất cao. Phong trào mỹ thuật Quảng Ninh thời kỳ này được xếp cùng Hà Nội đứng nhất nhì trong phong trào mỹ thuật toàn quốc. Nhà phê bình lý luận Nguyễn Quân viết về phong trào mỹ thuật Quảng Ninh Nhân dịp kỷ niệm 25 năm mỹ thuật Vùng mỏ: “ …Chúng ta có quyền hy vọng và tin rằng rồi có một lúc nào đó lịch sử của phong trào mỹ thuật Quảng Ninh cũng sẽ là lịch sử một “Trường phái” một phong cách tạo hình.” Tranh của các họa sỹ Quảng Ninh còn được giới thiệu ở các triển lãm tranh công nhân ở nhiều nước phe XHCN (cũ) và các cuộc triển lãm
  6. khu vực do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức. Một số các họa sỹ trẻ sau này cũng đã có được tiếng nói nhất định trong giới mỹ thuật như Vũ Kim Tuyến, Nguyễn Thị Thiền, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Đức Cường… các nghệ sĩ đào tạo bài bản ở các môi trường nghệ thuật lớn như Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học mỹ thuật Công Nghiệp… tác phẩm của họ đã được tuyển chọn trưng bày tại các triển lãm toàn quốc và khu vực. Đây là những tín hiệu vui cho phong trào mỹ thuật Quảng Ninh đã có bề dày truyền thống. Nhưng đến thời kỳ đổi mới của đất nước thì phong trào có dấu hiệu đi xuống, các họa sỹ không chuyên, không hòa nhập được với sự phát triển của giới mỹ thuật Việt Nam, các tác phẩm của họ vẫn chỉ dừng lại ở việc sao chép thiên nhiên không có sự tìm tòi sáng tạo. Sự việc này cũng không có gì lạ bởi bản thân các họa sỹ đã tự thỏa mãn với cái đã đạt được, sự đam mê dành cho nghệ thuật đã giảm sút. Hội họa là sự sáng tạo không ngừng nghỉ, khi sự đam mê sáng tạo đã khô kiệt thì tác phẩm không còn có hồn nữa, cũng may mắn là vẫn còn một số họa sỹ tâm huyết nhưng số này còn hiếm, họ vẫn tìm tòi sáng tạo song để đạt được những thành tựu như trước đây thì còn phải phấn đấu, rèn luyện và học hỏi rất nhiều. Mong rằng các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật tạo điều kiện nuôi dưỡng cùng với sự phấn đấu sáng tạo của các nghệ sỹ để truyền thống mỹ thuật Quảng Ninh có những bước phát triển hơn nữa. Phong trào mỹ thuật Quảng ninh cần có những phương cách hoạt động mới phù hợp với chính phong trào. Quảng Ninh
  7. không chỉ giàu và đẹp mà nơi đây còn có những chiến công lịch sử oai hùng của dân tộc như Bạch Đằng, Vân Đồn.. Giới nghệ thuật phải có trách nhiệm làm sống lại bằng hình tượng nghệ thuật làm cho giá trị lịch sử trường tồn cùng đất nước. LÊ QUỐC HUY
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2