intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Acid béo OMEGA-3 và Ung thư

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

184
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khả năng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển ung thư của các acid béo Omega-3, nhất là EcosaPentaeonic Acid=EPA, DocosaHexaenoic Acid= DHA và Dầu cá đã được nghiên cứu khá sâu rộng. Có khá nhiều nghiên cứu 'in vitro' và trên thú vật đã được thực hiện và công bố. Cho đến đầu thập niên 2000, có ít nhất là 57 nghiên cứu 'in vitro' được công bố và trong số này có 47 bản ghi nhận là các Acid béo Omega-3 có tác dụng ức chế sự phát triển, ngăn chặn khả năng xâm nhập hay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Acid béo OMEGA-3 và Ung thư

  1. Acid béo OMEGA-3 và Ung thư Khả năng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển ung thư của các acid béo Omega-3, nhất là EcosaPentaeonic Acid=EPA, DocosaHexaenoic Acid= DHA và Dầu cá đã được nghiên cứu khá sâu rộng. Có khá nhiều nghiên cứu 'in vitro' và trên thú vật đã được thực hiện và công bố. Cho đến đầu thập niên 2000, có ít nhất là 57 nghiên cứu 'in vitro' được công bố và trong số này có 47 bản ghi nhận là các Acid béo Omega-3 có tác dụng ức chế sự phát triển, ngăn chặn khả năng xâm nhập hay gây ra sự phân nhiễm của các tế bào ung thư (Oncology Số 52-1995; Cancer Research Số 49-1989). Có 11 nghiên cứu ghi nhận sự tương quan giữa tác dụng chống bội phân của tế bào ung thư bằng sự làm tăng phản ứng per-oxy hóa lipid (Cancer Letter Số 92-1995). Ngoài ra còn có ít nhất là 11 nghiên cứu cho biết acid béo omega-3 có thể giúp làm tăng hiệu quả của Hóa học trị liệu hay dùng chiếu xạ khi trị ung thư (International Journal of Cancer Số 70-1997). Hiệu ứng này có thể do ở giúp tăng peroxyd hóa các lipid và tăng sự hấp thu của thuốc.
  2. Trong số 66 thử nghiệm trên thú vật về hiệu quả của Omega-3 thì : 36 nghiên cứu ghi nhận là acid béo Omega-3 có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư và chặn di căn = giai đoạn lan tràn của tế bào ung thư (metastasis), khi thử nơi chuột, bọ (Lipids Số 26-1991), tuy nhiên có 5 nghiên cứu cho lại là không có tác dụng hay còn cho thấy là metastasis còn tăng thêm (Cancer Research Số 58-1998). 7 nghiên cứu ghi nhận có sự liên quan trực tiếp giữa hoạt tính chống bội sinh tế bào với sự gia tăng peroxyd hóa lipid (Lipids Số 28-1993). 11 nghiên cứu chú trọng đến khả năng của Omega-3 ngăn cản được Suy mòn (cachexia): 10 trong 11 nghiên c ứu cho thấy Omega-3 có hiệu quả tương đối tốt (Cancer Research các số 15-1990, số 51-1991; Lipids Số 24- 1994). 6 nghiên cứu ghi nhận acid béo Omega-3 có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư bằng các cơ chế tác động loại ức chế sự tạo sinh các mạch máu nuôi tế bào ung thư (angiogenesis), ức chế hoạt động của ras- protein hay ức chế các men giúp tế bào ung thư xâm lấn vào các tế bào lành mạnh khác (Cancer Research Số 57-1997).
  3. 5 nghiên cứu chứng minh là acid béo làm tăng sự hiệu nghiệm của các thuốc dùng trong hóa chất trị liệu (Life Science Số 62-1998). Trong số 11 nghiên cứu thử nghiệm trên người về hoạt tính chống ung thư của acid béo Omega-3, có 7 nghiên cứu ghi nhận EPA có thể ngăn chặn cachexia gây ra do bướu ung thư, và có 4 nghiên cứu về tác động của Acid béo Omega-3 trên hoạt động miễn nhiễm của người bị bệnh ung thư. Tóm lược: các thử nghiệm trong ống nghiệm ('in vitro'), trên thú vật và nơi người, cho thấy các acid béo Omega-3 có thể ức chế sự bội sinh của tế bào, ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư qua cơ chế hoạt động' trung gian điều hành các gốc tự do', (có lẽ đây là hoạt động diệt tế bào khi dùng EPA hay Dầu cá ỡ liều cao). Khi dùng liều trung bình, Acid béo Omega-3 có thể hữu hiệu qua các cơ chế hoạt động khác như ức chế tiến trình sưng-viêm, ức chế angiogenesis, ức chế hoạt động ras-protein. Liều trung bình cũng có tác dụng ức chế Suy mòn do ung thư (Tumor cachexia). Bàn luận: - Một số lớn các nghiên cứu trên thú vật ghi nhận các acid béo Omega-3, nhất là EPA, có trong mỡ cá, có hoạt tính chống bướu ung thư (Breast Cancer Research Treatment Số 46-1997). Thí dụ, EPA, hay dầu-mỡ
  4. cá chứa EPA ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ruột già, tuyến nhiếp hộ và lá lách; ức chế sự lan tràn (metastasis) của tế bào ung thư vú nơi chuột. Trong đa số các nghiên cứu này, liều sử dụng đều khá cao, chiếm khoảng 10 đến 20 % thực đơn, hay nếu tính theo liều tương đương dùng cho người sẽ là 120 đến 240 gram/ ngày. Với liều thật sự quá cao này thì cơ chế hoạt động ức chế bướu ung thư là do ở sự làm tăng các phản ứng peroxyhóa lipid. - Cả 2 acid béo Omega-3 và Omega-6 đều có hoạt tính diệt bào đối với các tế bào ung thư vú, phổi và tuyến nhiếp hộ, khi thử trong ống nghiệm, và không tác động trên các tế bào bình thường (Nutrition and Cancer Số 11- 1998). Trên thực tế, các acid béo chưa no loại có nhiều nối đôi (polyun saturated) có hoạt tính diệt bào (in vitro) ít nhất là đối với 16 dòng tế bào ung thư nơi ngưới lấy từ các cơ quan khác nhau. Các acid béo polyunsatu rated chứa nhiều nối C đôi, và mỗi nối đôi là một mục tiêu gây hư hại do các gốc tự do. Vài loại tế bào ung thư có thể có một lượng cao arachidonic acid (4 nối đôi), khiến chúng trở thành dễ bị hư hại do phản ứng peroxihóa lipid hơn là các tế bào bình thường. Trong một nghiên cứu, khi điều trị các tế bào ung thư máu bằng DHA : có sự gia tăng con số các nối đôi unsaturated nơi màng tế bào đến 31 %.
  5. - Trong cơ thể, có rất nhiều cơ cấu kháng oxyhóa hoạt động liên tục, do đó liều bình thường EPA có lẽ sẽ không tạo được đủ hiện tượng peroxyhóa lipid để ức chế sự tăng trưởng của bướu ung thư. Liều uống EPA hay DHA: 5.8 gram/ ngày (liều tương đương áp dụng cho người) không ảnh hưởng đến sự mẫn cảm của tế bào hồng cầu đối với các phản ứng oxy-hóa, cho dù nồng độ của EPA và DHA trong mô tế bào tăng cao.(Lipids Số 32- 1997). Do đó các kết quả thử nghiệm nơi thú vật và trong ống nghiệm, dùng các liều quá cao acid béo Omega-3, không thể áp dụng nơi ngưới (nếu chỉ muốn dùng các phản ứng peroxyhóa lipid để trị ung thư), ngoài ra dù cho các phản ứng xẩy ra hữu hiệu cũng không thể áp dụng phương thức điều trị nảy trong thời gian lâu dài.. - Điều may mắn là các liều trung bình (có thể áp dụng được) của EPA/DHA vẫn ức chế được ung thư nhưng qua một số cơ chế khác (không thuộc loại phản ứng oxyhóa), tuy các kết quả đạt được không hấp dẫn như khi dùng liều thật cao! Để đạt được kết quả thực sự, khi dùng EPA/DHA ở liều trung bình, cần phải dùng phối hợp với các chất chống ung thư khác. Trong vài nghiên cứu trên thú vật, kết quả ghi nhận EPA ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư và giúp giảm sự lan tràn của tế bào ung thư (metastasis) ở liều từ 1-2 % tổng số lượng thực phẩm cho thú vật ăn (International Journal of Cancer Số 75-1998). Liều này khi chuyển sang để
  6. áp dụng cho người là khoảng 12-14 gram /ngày EPA. DHA cũng có thể hiệu nghiệm khi sử dụng ở liều trung bình, như lượng 2% trong thực phẩm có thể ức chế metastasis của tế báo ung thứ vú của người (khi thử trên chuột) và ức chế được angiogenesis (International Journal of Oncology Số 15-1999); trong một nghiên cứu khác lượng 4% DHA trong thực phẩm ức chế được sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú nơi người, (ghép vào chuột). Liều tương ứng của 2-4% tổng số lượng thực phẫm khi cho chuột ăn là 24-48 gram/ ngày DHA. EPA và Eicosanoids: Một số nhà nghiên cứu đã ghi nhận là Acid béo Omega-3 có thể ngăn cản sự tạo thành các prostanoids nhóm 2 và các leukotrienes nhóm 4 nơi các tế bào bình thường và các tế bào ung thư. Các chất eicosanoids này có thể hổ trợ phản ứng angiogenesis và tiến trình phát triển ung thư. Ngay cả liều thấp của acid Omega-3 cũng có ảnh hưởng trên sự quân bằng của các acid béo và sự sản xuất PGE2. Ví dụ : liều 3 gram dầu cá (chứa 540 mg EPA và 360 mg DHA) sẽ làm tăng tỷ lệ giữa omega-3/omega- 6 trong mô tế bào vú và trong huyết tương người bị ung thư vú; liều 11 gram (chứa 2.1 g EPA và 1.9 g DHA) gây ra sự giảm sản xuất PGE2 trong tế bào ruột của người bình thường (Gastroenterology Số 105-1993).
  7. Khả năng ức chế sự tạo eicosanoids của acid béo Omega-3 tùy thuộc vào tỷ lệ của omega-3/omega- 6 trong thành phần thực phẩm. Tỷ lệ lý tưởng nhất để ức chế tạo eicosanoid, giúp trợ lực sức khoẻ, và trị bệnh là 1:1 đến 1:2 (Prevention Medicine Số 16-1987). Tỷ lệ omega-3/omega- 6 hiện nay trong chế độ ăn uống tại Âu Mỹ thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 1:20 đến 1:30 (American Journal of Clinical Nutrition Số 70-1999). Gia tăng độ chảy của huyết tương trong màng tế bào (Plasma membrane Fluidity). Acids béo loại polyunsaturated có thể làm tăng độ chảy của huyết tương màng tế bào của các tế bào bướu ung thư. Độ nhớt của màng tế bào được xem là một thông số để đo khả năng di chuyển của phân tử lipid (và cả các protein mà lipid bao bọc) . Do đó độ nhớt này sẽ ảnh hưởng đến sự di động của các proteins nơi màng tế bào như các thụ thể (receptors), men (phân hóa tố=enzyme), sinh kháng thể và các phân tử kết dính tế bào (Cell Adhesion Molecules = CAMs. Sự gia tăng, một cách vừa phải, của độ chảy đã được chứng minh là có liên hệ đến sự di chuyển tự do hơn của các phân tử sinh học, các phân tử thuốc được vận chuyển dễ dàng hơn qua thành vách tế bào, gia tăng sự biến dưỡng trong tế bào, khả năng phân cắt tế bào cũng gia tăng, đồng thời tế bào
  8. trong khi di chuyển cũng tăng thêm khả năng chuyển dạng để 'len lỏi'giữa các tế bào khác. Hậu quả do việc gia tăng độ chảy tương đối phức tạp, tuy nhiên, không nhất thiết là tất cả các hiện tượng vừa kể phải cùng xẩy ra một lúc. Huyết tương màng tế bào của tế bào ung thư có khuynh hướng dể chảy hơn so với của tế bào bình thường, có lẽ do ở chúng chứa nhiều arachidonic acid hơn. Hơn nữa, huyết tương màng tế bào của các tế bào ung thư loại lan tràn mạnh thường có độ chảy cao hơn là các tề bào ung thư loại lan chậm (Invasion and Metastasis Số 11-1991). Việc gia tăng độ chảy có thể ảnh hưởng phần nào trên các tế bào ung thư, và acid béo omega-3 có thể làm tăng độ chảy nơi màng tế bào, hiệu ứng này không ảnh hưởng trên tiến trình phát triển của bướu ung thư, nhưng lại giúp làm tăng sự chuyển vận của thuốc qua vách tế bào: EPA giúp tăng sự hấp thu của mitomycin (một dược phẩm dùng trong hóa chất trị liệu) nơi các tế bào ung thư ruột già, nhưng không ảnh hưởng trên các tế bào bình thường (International Journal of Cancer Số 70-1997). Tác dụng tương tự cũng xẩy ra nơi một số dòng tế bào ung thư khác. Hơn nữa, các acid béo omega-3 không giúp tăng khả năng đổi dạng của tế bào ung thư để len lỏi qua các chướng ngại: Trong một nghiên cứu về tế bào ung thư máu (leukemia), nồng độ DHA càng cao thì tế bào leukemia càng khó đổi dạng (Cancer Letters Số 119-1997). Mặt khác, các acid béo omega-3 còn có khả năng thay đổi cấu
  9. trúc của sinh-kháng thể của tế bào ung thư khiến chúng dễ thành mục tiêu cho các phản ứng miễn nhiễm: tế bào leukemia nơi chuột được cho ăn liều cao dầu cá (58-120 gram/ ngày) trở thành dễ bị hủy diệt hơn do hoạt động của các Diệt bào loại T (T-cell). Từ các nghiên cứu trên, có thể kết luận là EPA và DHA giúp tăng độ chảy nơi màng tế bào nhưngtrong phương thức ngăn chặn hơn là làm tăng sự phát triển của ung thư. Tác dụng trợ giúp sự chuyển vận thuốc của chúng khiến chúng có thể sẽ hữu dụng khi d ùng trợ lực cho các chương trình hoá chất trị liệu (chemotherapy) Tác dụng làm giảm Suy mòn (Cachexia): Nguyên do gây ra Suy mòn: Tình trạng Suy mòn xẩy ra nơi người bệnh ung thư là một hội chứng biến dưỡng phức tạp với những đặc điểm như kém,suy dinh dưỡng và hao mòn mô tế bào của thân thể (xuống cân từ 10 đến 15 %). Không phải tất cả mọi loại ung thư đều liên hệ đến Suy mòn: hiện tượng suy mòn ít xẩy ra nơi người bị ung thư vú và ung thư loại sarcoma, tuy nhiên Suy mòn vẫn góp trách nhiệm trong từ 4 đến 23 % tổng số các trường hợp tử vong do ung thư
  10. (theo Medical Oncology của P. Calabresi & P. Schein). Có khá nhiều nghiên cứu nơi người và thú vật cho thấy EPA có thể giúp làm giảm Suy mòn. Những người bệnh ung thư đường tiêu hóa thường bị suy mòn, vì hội chứng suy mòn gây ra những trục trặc trong chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên tình trạng Suy mòn toàn diện vẫn có thể xẩy trong các trường hợp ung thư khác, nhất là ung thư phổi. Những bệnh nhân ung thư không bị suy mòn thường có thể tương đối sống dài hơn. Các rối loạn về biến dưỡng carbohydrates, proteins và chất béo là nguyên do đưa đến Suy mòn. Người bệnh Suy mòn không thể tăng cân dù ăn uống và dinh dưỡng đầy đủ. Các thay đổi về biến dưỡng glucose chiếm phần quan trọng nhất trong tiến trình Suy mòn. Bướu ung thư có thể tạo ra những yếu tố gây ra sự giảm mẫn cảm với insulin nơi các tế bào bình thường, đưa đến tình trạng đối kháng insulin, cao đường trong máu và sự bài tiết thêm insulin.. Insulin có thể hoạt động như một yếu tố tăng trưởng cho tế bào ung thư: nhu cầu glucose của các tế bào ung thư tăng cao vì chúng biến dưỡng glucose một cách thiếu hữu hiệu. Nhu cầu cao về glucose được đáp ứng một phần bằng sự biến đổi chất béo và bắp thịt sang thành glucose và bằng tiến trình 'gluconeogenesis' (đây là tiến trình mà các chất thải trong sự biến dưỡng kỵ
  11. khí (anaerobic) như lactic acid, được đưa trở lại về gan rồi được chuyển biến lại thành glucose). Tiến trình gluconeogenesis, tự nó, đã là một hoạt động đòi hỏi nhiều năng lượng, làm hao hụt năng lượng tích trữ và gây thêm sư hao hụt mô tế bào. Sự thay đổi về biến dưỡng thứ nhì, đưa đến tình trạng hao hụt mô tế bào là 'biến đổi' trong vấn đề biến dưỡng chất béo. Cơ chế thực sự để gây ra sự thay đổi này chưa được biết rõ. Cho đến nay, giả thuyết được đưa ra là nơi tế bào ung thư có sự gia tăng sản xuất cytokines như TNF (Tumor Necrosis Factor) và Interleukin- 6= IL-6 (chất này cũng gây ra mất cảm giác thèm ăn). Chính do ở hoạt tính gây ra Suy mòn nên TNF, trước đây, được gọi tên là Cachectin. TNF, do các Đại thực bào tiết ra, có thể diệt được tế bào ung thư và giúp tạo tiến trình angiogenesis, TNF còn có thêm tác dụng khác là tạo sự chuyển động năng lượng dự trữ của chất béo và protein, có thể để cho các tế bào của hệ miễn nhiễm sử dụng được các năng lượng này. Trong các trường hợp nhiễm bệnh ngắn hạn như nhiễm trùng, sự biến dưỡng quá mức Chất béo không đưa đến một tình trạng mất mô tế bào đáng ngại, nhưng trong trường hợp bệnh kinh niên như ung thư, sự tăng biến dưỡng chất béo sẽ đưa đến sự mất mỡ và bắp thịt.
  12. Nơi các bệnh nhân ung thư, tình trạng đối kháng insulin, cũng như Suy mòn được xem là có liên quan đến các gia tăng sản xuất TNF và IL-6 (British Journal of Surgery Số 85-1998). Ngoài ra, một giả thuyết mới lại cho rằng, cả 2 chất trên đều chưa phải là các thủ phạm gây ra Suy mòn: một yếu tố mới: PIF = Proteolysis- inducing Factor có lẽ mới là tác nhân chính (Nutrition Số 12-1996): và PIF gây ra suy mòn là do làm tăng sản xuất leukotriene 15-HETE (Cancer Research Số 59-1999) Sự ức chế Suy mòn do EPA: EPA có hoạt tính khá hữu hiệu tạo ra sự nghịch đảo Suy mòn gây ra do Ung thư ruột già (thử trên chuột) (British Journal of Cancer Số 68-1993). Các acid béo Omega-3 và Omega-6 khác không có hoạt tính này. Liều tạo ra hiệu ứng tối ưu chống Suy mòn được ghi nhận là từ 1.2 đến 5 g/kg (Cancer Research Số 51-1991). Liều thấp nhất, tính ra để áp dụng tươong đương, nơi người là 12 gram/ ngày. Nơi chuột được cho dùng EPA, khả năng sinh tồn kéo dài gấp đôi so với chuột đối chứng, và không thấy có sự Suy mòn. EPA, cho uống (liều 4.8 gram/ ngày, tính ra cho người) cũng ngăn chặn Suy mòn gây ra bởi PIF (khi thử trên chuột). Tuy có thể có một số cơ chế khác nhau liên quan đến hoạt tính chống Suy mòn của EPA, nhưng cơ chế chính có lẽ
  13. là do ở sự chặn, làm cho tế bào mỡ mất sự mẫn cảm đối với các yếu tố gây Suy mòn của tế bào ung thư. Có 4 thử nghiệm với những kết quả tốt về tác dụng của Acid béo Omega-3 trên các bệnh nhân bị suy mòn, mất cân do ung thư lá lách. (90 % bệnh nhân ung thư lá lách bị mất cân). Trong một thử nghiệm, khi cho bệnh nhân dùng 12 gram dầu cá mỗi ngày (chứa 2.2 gram EPA và 1.4 g DHA) kết quả đưa đến một sự tăng cân chung sau 3 tháng trị liệu (Nutrition Số 12- 1996). Nồng độ EPA trong tế bào máu gia tăng từ mức không đo được (trước khi cho uống dầu cá như thực phẩm phụ trợ) lên đến 5.3 % sau 1 tháng. DHA tăng từ 3.5 lên 6.6 %. Trong thử nghiệm khác, dùng liều tương tự (2.2 gram EPA và 0.96 g DHA), phối hợp với một hỗn hợp đa sinh tố, giúp làm đảo ngược tình trạng mất cân nơi các bệnh nhân bị ung thư lá lách (British Journal of Cancer Số 81-1999). Thử nghiệm thứ 3, dùng liều tương tự, không dùng đa sinh tố, cũng cho thấy kết quả tốt. Thử nghiệm thứ 4, cho dùng liều đơn độc 6 gram EPA/ ngày cũng tạo đợc sự đảo ngược mất cân nơi bệnh nhân ung thư lá lách (Nutrition Cancer Số 36-2000). Sự hữu hiệu của việc trị liệu bằng EPA có lẽ tùy thuộc vào đặc tính của bướu ung thư: Chuột bị ung thư dưới dạng bướu, phân cắt chậm nhưng phát triển nhanh không đáp ứng với việc dùng EPA (liều 14 gram /ngày, tính
  14. ra khi áp dụng nơi người); EPA cho kết quả tốt khi dùng trị các bướu ung thư phát triển chậm (Cancer Letters Số 97-1995). Các chất thiên nhiên khác có thể ức chế Suy mòn: Ngoài các acid béo, một số chất thiên nhiên khác có thễ hữu dụng để trị Suy mòn. Nhóm chất có triển vọng tốt nhất là những hợp chất có hoạt tính bảo vệ các cơ quan tiêu hóa chống lại những thương tổn như các hư hại gây ra do hóa chất trị liệu: Chuối chát hay chuối hột (cần phân biệt danh từ plantain, khi dùng plantain fruit = quả chuối chát = Musa sp, nhưng nếu dùng plantain plant = cây Mã đề = Plantago major), có khả năng làm tăng độ đặc của màng nhày bao tử, đã được dùng để trị ung loét bao tử (Journal of EthnoPharmaco logy Số 13-1986): Trong một thử nghiệm, chất nhựa của chuối chát đã ngừa được các phản ứng độc hại cấp tính gây ra nơi ruột của 5-fluorou racil, một hóa chất dùng trị ung thư, khi thử nơi chuột bị ung thư ruột. Amino-acid Glutamine, có hoạt tính giúp bảo vệ vác tế bào ruột của bệnh nhân ung thư điều trị bằng hóa chất (American Journal of Surgery Số 172-1996).
  15. Vitamin E cũng có thể hữu dụng: Nơi chuột, khi cho dùng một liều cao Vitamin E (gần 640 mg/kg), có sự ức chế rõ rệt các tiến trình Suy mòn gây ra bởi TNF. Tác động này không do sự ngăn chặn tạo ra TNF, nhưng do chặn các thụ thể TNF nơi bắp thịt. Liều tương đương để áp dụng cho người là khoảng 6.1 gram/ ngày hay khoảng 9,200 đơn vị Vit E. Melatonin có thể giúp ngừa Suy mòn: Trong một nghiên cứu nơi 100 bệnh nhân ở giai đoạn ung thư phát triển, liều uống melatonin 20 mg/ ngày, làm giảm sản xuất TNF và vận tốc mất cân (European Journal of Cancer Số 32-1996). Hoạt tính này có thể do ức chế các hoạt động của NF-kafkaB. Một nghiên cứu khác cho thấy Melatonin ức chế được tiến trình Suy mòn nơi bệnh nhân ung thư điều trị bằng hóa chất: thử nghiệm trên 70 bệnh nhân bị ung thư phổi (loại non-small-cell) ở giai đoạn phát triển, đang điều trị bằngcisplatin và etoposide, cho dùng thêm melatonin (uống 20 mg/ ngày) giúp kéo dài thêm đời sống được 1 năm, so với người bệnh không dùng melatonin (từ 19 đến 44 %). Ngoài ra, trong nhóm dùng thêm melatonin, các phản ứng phụ do dùng hóa chất trị liệu như đau do thần kinh, suy mòn đều giảm bớt. (Nhóm bệnh nhân dùng melatonin không bị xuống cân, trong khi đó 44% bệnh nhân trong nhóm không dùng melatonin bị xuống cân. Cách sử dụng Dầu cá (Fish oil) trong lâm sàng:
  16. Hai nguồn cung cấp chính về Acid béo Omega-3 là Dầu cá (fish oil) và Dầu Flaxseed. Dầu cá (hay các thành phần EPA và DHA trong dầu cá) hầu như được dùng trong tất cả các nghiên cứu về ung thư. Dầu flaxseed, rẻ hơn và chứa một tỷ lệ acid béo Omega-3 cao hơn. Dầu flaxseed chứa khoảng 58% alpha-linoleic acid (trong tổng số chất béo) nhưng chưa được chứng minh là hữu hiệu khi dùng trị ung thư. Trong cơ thể, alpha-linoleic acid được chuyển biến thành EPA do một chuỗi enzym, kể cả delta-6 desaturase. Trong các nghiên cứu nơi người khoẻ mạnh, dầu flaxseed (uống mỗi ngày 1.5 thìa canh) hữu hiệu trong việc làm tăng mức độ EPA trong mô tế bào, tương đương như việc dùng trực tiếp EPA, miễn là giới hạn lượng acid béo Omega-6 trong thực đơn. Cũng tương tự, dầu Canola, chứa nhiều linoleic acid, giúp tăng phần nào mức EPA trong mô tế bào, nhưng mức độ chuyển biến có vẻ bị giới hạn và không thể ước đoán được. Sự khó khăn của Flaxseed oil là khó chuyển thành EPA trong mô tế bào của một số ung thư, vì trong các tế bào này, thiếu delta-6- desaturase, là enzyme cần thiết cho sự chuyển biến. Trong một thử nghiệm nơi chuột, bị ghép tế bào ung thư tuyến nhiếp hộ, một chế độ ăn uống có thêm 18 % dầu flaxseed và 5 % dầu bắp không lảm giảm ung thư và không giúp kéo dài đời sống như chế độ ăn uống chứa 18 % EPA/DHA và 5 % dầu bắp (Nutrition and Cancer Số 29-1997). Ngoài ra còn có một số nghiên cứu
  17. lại cho rằng chế độ ăn uống có nhiều alpha -linoleic acid còn có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư tuyến nhiếp hộ. Do đó, dầu cá (fish oil) là hợp chất tốt nhất để dùng trong các trường hợp điều trị ung thư. Một yếu tố quan trọng khác cần chú ý trong việc sử dụng EPA trong lâm sàng là số lượng và loại các acid béo khác cùng có trong thực đơn, lý do là sự có mặt của các acid béo bảo hòa (saturated) và các acid béo loại Omega-6 có thể có ảnh hưởngtrên sự hấp thụ và biến dưỡng EPA. Do đó để có thể hữu hiệu, EPA cần phải được dùng phối hợp với một chế độ ăn uống chỉ có ít acid béo Omega-6 và acid béo no. Như đã trình bày ở trên tỷ lệ tối ưu về Omega-3/ Omega-6 là 1:1 đến 1:2. Tỷ lệ thấp này khó có thể đạt được, tuy nhiên một tỷ số càng gần mức này càng tốt. Ví dụ: Tỷ lệ 1:3 có thể đạt được khi dùng mỗi ngày một liều dầu cá khoảng 15 gram (chứa tổng cộng chừng 10 gram EPA và DHA) và một lượng acid béo Omega-6 chừng 30 gram. Các liều ước lượng hữu hiệu dùng trị liệu và liều tối đa có thễ dung nạp của EPA/DHA:
  18. EPA đã được nghiên cứu để làm thuốc trị một số trường hỡp bệnh lý không phải là ung thư, kể cả các bệnh do cơ thể tự phản ứng chống lại hệ miễn nhiễm của chính bản thân (autoimmune disorders) và bệnh tim-mạch. Tuy liều chính thức của dầu cá chưa được xác định, nhưng liều bình thường đã được sử dụng là 2 đến 20 gram/ ngày. Một số hiệu ứng sẽ xuất hiện sau 4 tuần dùng thuốc. Liều tối ưu của EPA/DHA để dùng trong việc điều trị ung thư nơi người vẫn chưa được xác định. Liều chống ung thư của EPA, DHA hay Dầu cá, tính toán dựa theo các thử nghiệm nơi chuột-bọ, là 12 đến 48 gram/ngày (trong các nghiên dùng liều trung bình) và 120 đến 240 gram (trong các nghiên cứu dùng liều cao). Liều EPA ước lượng dùng trị Suy mòn được định là 2 đến 12gram/ngày EPA nguyên chất. Liều này có thể tương ứng với liều 6 đến 36 gram Dầu cá ( cho rằng Dầu cá trên thị trường chứa khoảng 33% EPA nguyên chất) Sau hết, liều 18 gram Dầu cá chứa 3.1 gram EPA và 2.1 gram DHA ( thêm vào 300 đơn vị Vitamin E) cho thấy có tác dụng tốt trong việc cải thiện
  19. các chỉ số miễn nhiễm nơi các bệnh nhân ung thư ở vào giai đoạn cuối và giúp kéo dài được thời gian sống đáng kể ( 50% bệnh nhân sống thêm được 400 ngày so với bệnh nhân dùng thuốc vờ sống được thêm 180 ngày). Do đó liều Dầu cá hữu hiệu để dùng cho người có lẽ ở trong khoảng 6 đến 48 gram/ ngày. Liều trung bình nên sử dụng sẽ là 23 gram Dầu cá/ ngày. Liều 23 gram Dầu cá/ngày này có lẽ không gây ra những phản ứng phụ đáng kể. Trong một thử nghiệm Giai đoạn I, liều tối đa Dầu cá dùng cho các bệnh nhân bị Suy mòn là 21 gram/ này (0.3 g/kg). Liều này chứa chừng 15 gram acids béo Omega -3 tổng cộng. Các phản ứng phụ do liều quá cao là rối loạn bao tử-ruột như tiêu chảy, buồn nôn, và đau bụng quặn. Ngoài ra cần chú ý là Dầu cá có thể ức chế sự ngưng tụ tiểu cầu, nên cần thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân có nguy cơ bị xuất huyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2