Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 68 – 73<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ NỒNG ĐỘ ĐƯỜNG<br />
LÊN QUÁ TRÌNH NHÂN NHANH CHỒI GỪNG IN VITRO<br />
Huỳnh Trường Huê1, Nguyễn Thị Thúy Diễm1<br />
1<br />
<br />
ThS. Khoa Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 18/06/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
05/09/14<br />
Ngày chấp nhận đăng:<br />
22/10/14<br />
Title:<br />
An effect of plant growth<br />
regulators and sucrose<br />
concentration to shoot<br />
proliferation of ginger in vitro<br />
Từ khóa:<br />
Chất điều hòa sinh trưởng thực<br />
vật, gừng, nhân chồi, đường<br />
Keywords:<br />
Plant growth regulators,<br />
ginger, shoot proliferation,<br />
sucrose<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The young shoots explanted from parent ginger plants in a greenhouse were<br />
aseptically cultured on solidified MS. After 2 weeks, shoots were cultured on<br />
solidified MS medium supplemented with various concentrations of TDZ, BA,<br />
IAA, IBA and sucrose toinvestigaeg the effect of plant growth regulators and<br />
sucrose concentrationon shoot proliferation of ginger in vitro. Results of<br />
experiments showed that the medium rate for highest shoot proliferation is MS +<br />
2,5 mg/L BA + 0,2 mg/L TDZ + 1 mg/L IAA hay MS + 2,5 mg/l BA + 0,2 mg/l<br />
TDZ + 1 mg/l IBA + 20 g/L sucrose.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các chồi non từ cây gừng mẹ được khử trùng và nuôi cấy trên môi trường MS.<br />
Sau 2 tuần các chồi được cấy vào môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa<br />
sinh trưởng như TDZ, BA, IAA, IBA và đường ở các nồng độ khác nhau để khảo<br />
sát ảnh hưởng của các nồng độ CĐHST và nồng độ đường lên quá trình nhân<br />
nhanh chồi gừng in vitro. Qua kết quả các thí nghiệm cho thấy môi trường thích<br />
hợp để nhân nhanh chồi là môi trường MS + 2,5 mg/L BA + 0,2 mg/L TDZ + 1<br />
mg/L IAA hay MS + 2,5 mg/l BA + 0,2 mg/l TDZ + 1 mg/l IBA + 20 g/L đường.<br />
<br />
Nam, hiện nay nghề trồng gừng đã đem lại thu<br />
nhập khá cao cho người trồng và đang có xu<br />
hướng phát triển thành một ngành sản xuất nên<br />
đòi hỏi phải có những giống gừng tốt, chất lượng<br />
phục vụ cho sản xuất. Đề tài “Ảnh hưởng của các<br />
chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ đường lên<br />
quá trình nhân nhanh chồi gừng in vitro” được<br />
thực hiện với mục tiêu tìm nồng độ các chất điều<br />
hòa sinh trưởng (TDZ, BA, IAA, IBA) và nồng độ<br />
đường thích hợp cho sự nhân nhanh chồi gừng in<br />
vitro, góp phần thúc đẩy gia tăng sản lượng cây<br />
giống.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Gừng (Zingiber officinale Rosc.) là một trong<br />
những cây gia vị quan trọng được sử dụng làm gia<br />
vị hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm như mứt,<br />
kẹo, rượu,... Ngoài ra, gừng có nhiều đặc tính<br />
dược liệu có giá trị trong ngành dược phẩm<br />
(Ravindran và Nirmal Babu, 2005). Việc canh tác<br />
gừng thường được lấy giống từ kỹ thuật nhân<br />
giống truyền thống, chủ yếu là tách lấy củ trồng<br />
nên đã vô tình làm lây lan các mầm bệnh có sẵn<br />
trong củ gừng, làm giảm năng suất và phẩm chất<br />
củ, gây thiệt hại đáng kể cho người trồng gừng<br />
(Villamor, 2010). Phương pháp nhân giống in<br />
vitro cây gừng cũng đã được nghiên cứu nhằm tạo<br />
ra số lượng lớn cây giống đồng đều trong một thời<br />
gian ngắn (Balachandran & cs., 1990; Lâm Ngọc<br />
Phương, 1997; Rout & cs., 2001; Lê Trần Như<br />
Thảo, 2005; Huỳnh Trường Huê, 2009). Ở Việt<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Phương tiện<br />
Mẫu cấy là các chồi gừng in vitro sau khi đã khử<br />
trùng và nuôi cấy trên môi trường MS được dùng<br />
làm vật liệu nghiên cứu.<br />
68<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 68 – 73<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
Môi trường nền là môi trường MS (Murashige &<br />
Skoog, 1962) có thêm agar (8g/L), nước dừa (100<br />
ml/L) và Myo - Inositol (0,1 g/L). Các chất điều<br />
hoà sinh trưởng (CĐHST) và nồng độ đường<br />
saccharose bổ sung vào môi trường nuôi cấy tùy<br />
theo từng thí nghiệm được tiến hành. pH của môi<br />
trường nuôi cấy từ 5,7 - 5,8. Điều kiện nuôi cấy:<br />
thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày, nhiệt độ 250C –<br />
260C.<br />
<br />
Mục tiêu: nhằm tìm hiệu quả phối hợp giữa<br />
cytokinin, auxin và nồng độ đường saccharose lên<br />
quá trình sinh trưởng và phát triển của chồi gừng.<br />
Môi trường sử dụng để nuôi cấy cho thí nghiệm 3<br />
là 2 môi trường tối ưu (MS + 2,5 mg/L BA + 0,2<br />
mg/L TDZ + 1 mg/L IAA; MS + 2,5 mg/L BA<br />
+0,2 mg/L TDZ + 1 mg/L IBA) của thí nghiệm 2<br />
có bổ sung thêm đường saccharose lần lượt với<br />
các nồng độ 20; 40; 50; 60 ;70; 80 g/L.<br />
<br />
2.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn<br />
ngẫu nhiên với 12 nghiệm thức và 1 nghiệm thức<br />
đối chứng (MS không có CĐHST + 20 g/L đường<br />
saccharose), 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 keo<br />
tương đương với 2 mẫu chồi/keo.<br />
<br />
2.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của Kinetin, BA,<br />
TDZ lên quá trình nhân chồi gừng<br />
Mục tiêu: nhằm tìm nồng độ BA và hiệu quả phối<br />
hợp giữa các chất điều hòa sinh trưởng thuộc<br />
nhóm cytokinin (BA, TDZ và Kinetin) trong môi<br />
trường nhân chồi gừng in vitro.<br />
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn<br />
ngẫu nhiên, gồm 15 nghiệm thức và 1 nghiệm<br />
thức đối chứng (không có chất điều hòa sinh<br />
trưởng). Mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần, mỗi lần<br />
lặp lại là 1 keo, mỗi keo cấy 2 mẫu chồi.<br />
<br />
2.3 Chỉ tiêu theo dõi và phân tích số liệu<br />
Các chỉ tiêu được theo dõi trên tuần như: tỷ lệ tạo<br />
chồi (%); Số lá/chồi; Số chồi; Số rễ/chồi, trong 8<br />
tuần sau khi cấy (TSKC). Các số liệu của thí<br />
nghiệm được lưu giữ trên Excel và phân tích<br />
thống kê bằng phần mềm MSTATC.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Các chồi gừng in vitro được cấy vào môi trường<br />
nền có bổ sung thêm đường saccharose (20 g/L).<br />
Chất điều hòa sinh trưởng được cho vào môi<br />
trường nuôi cấy bao gồm 5 nồng độ BA (0,5; 1;<br />
1,5; 2; 2,5 mg/L) sử dụng đơn hay có phối hợp với<br />
TDZ (0,2 mg/L) hoặc Kinetin (0,2 mg/L).<br />
<br />
3.1 Ảnh hưởng của BA, TDZ, Kn lên quá trình<br />
nhân chồi gừng<br />
Kết quả Bảng 1 cho thấy, ở 8 TSKC tất cả các<br />
nghiệm thức có bổ sung CĐHST cho tỷ lệ mẫu tạo<br />
chồi cao hơn so với nghiệm thức không có bổ<br />
sung CĐHST, nhưng giữa các nghiệm thức khác<br />
biệt không có ý nghĩa thống kê. Đối với các<br />
nghiệm thức chỉ bổ sung BA vào môi trường nuôi<br />
cấy, nghiệm thức có bổ sung 2 mg/L BA cho số<br />
chồi phát sinh nhiều nhất đạt 2,5 chồi; 2,15 lá và<br />
1,88 rễ và có sự khác biệt so với đối chứng ở mức<br />
ý nghĩa 1%. Khi BA + TDZ, số chồi thu nhận<br />
được tăng lên rõ rệt (đạt 3,46 chồi; 1,99 lá và 1,2<br />
rễ) ở nghiệm thức có bổ sung 2,5 mg/L BA và 0,2<br />
mg/L TDZ, cao hơn gấp 1,4 lần so với môi trường<br />
chỉ có BA. Sự kết hợp giữa BA và Kn không làm<br />
cho số lượng chồi tăng thêm nhiều so với nghiệm<br />
thức chỉ bổ sung BA hay BA + TDZ, số chồi đạt<br />
cao nhất là 2 chồi với 1,75 lá và 1,94 rễ ở nghiệm<br />
thức có bổ sung 1,5 mg/L BA và 0,2 mg/L Kn<br />
(Hình 1). Như vậy, khi bổ sung 2,5 mg/L BA kết<br />
hợp 0,2 mg/L TDZ vào môi trường nền MS thì số<br />
chồi đạt được là 3,46 chồi; 1,99 lá; 1,2 rễ.<br />
<br />
2.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cytokinin và<br />
auxin lên quá trình nhân chồi<br />
Mục tiêu: nhằm tìm hiệu quả phối hợp giữa hai<br />
nhóm kích thích tố sinh trưởng là cytokinin (BA,<br />
TDZ, Kinetin) và auxin (IAA, IBA) trong môi<br />
trường nhân chồi gừng.<br />
Môi trường nền sử dụng để nuôi cấy cho thí<br />
nghiệm 2 là 3 môi trường tối ưu (MS + 2 mg/L<br />
BA; MS + 2,5 mg/ L BA + 0,2 mg/l TDZ ; MS +<br />
1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l Kn) của thí nghiệm 1 có<br />
bổ sung thêm IAA (0,5; 1 mg/L) hoặc IBA (0,5; 1<br />
mg/L). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn<br />
toàn ngẫu nhiên, gồm 12 nghiệm thức và 1<br />
nghiệm thức đối chứng (không có chất điều hòa<br />
sinh trưởng). Mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần, mỗi<br />
lần lặp lại là 1 keo, mỗi keo cấy 2 mẫu chồi.<br />
2.2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ<br />
đường, cytokinin và auxin lên quá trình nhân chồi<br />
<br />
69<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 68 – 73<br />
University<br />
<br />
An Giang<br />
<br />
(a)<br />
(b)<br />
(c)<br />
Hình 1. Chồi gừng sau 8 tuần nuôi cây trong môi trường MS + 2 mg/L BA (a); MS + 2,5 mg/L BA + 0,2 mg/L<br />
TDZ (b); MS + 1,5 mg/L BA + 0,2 mg/L Kn (c)<br />
Bảng 1: Hiệu quả của BA, TDZ và Kn đến sự sinh trưởng và phát triển của chồi gừng ở 8 TSKC<br />
Nồng độ (mg/L)<br />
BA<br />
<br />
Tỷ lệ tạo chồi<br />
(%)<br />
<br />
Số chồi<br />
<br />
TDZ<br />
<br />
Kn<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
62,19<br />
<br />
1,27<br />
<br />
f<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97<br />
<br />
1,81<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97<br />
<br />
1,89<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
79,38<br />
<br />
2,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
1,5<br />
2,0<br />
<br />
Số lá/chồi<br />
<br />
Số rễ/chồi<br />
<br />
1,82 bcd<br />
<br />
2,50 ab<br />
<br />
cdef<br />
<br />
2,16 ab<br />
<br />
2,68 a<br />
<br />
cdef<br />
<br />
2,19 a<br />
<br />
2,78 a<br />
<br />
2,05 bcdef<br />
<br />
2,05 abc<br />
<br />
2,31 abc<br />
<br />
2,50 bc<br />
<br />
2,15 ab<br />
<br />
1,88 cd<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,12 bcde<br />
<br />
2,04 abc<br />
<br />
2,05bcd<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,16 bcde<br />
<br />
1,79<br />
<br />
cd<br />
<br />
1,59 de<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,80ab<br />
<br />
1,96 abc<br />
<br />
1,94 cd<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,28 bcd<br />
<br />
1,78<br />
<br />
1,75 cde<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,27 bcd<br />
<br />
1,87 abcd<br />
<br />
1,86 cd<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
79,38<br />
<br />
3,46a<br />
<br />
1,99 abc<br />
<br />
1,20 e<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
87,97<br />
<br />
1,95<br />
<br />
cdef<br />
<br />
1,71<br />
<br />
cd<br />
<br />
2,06 bcd<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
87,97<br />
<br />
1,95<br />
<br />
cdef<br />
<br />
1,60<br />
<br />
d<br />
<br />
2,01 bcd<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
79,38<br />
<br />
2,00 bcdef<br />
<br />
1,75<br />
<br />
cd<br />
<br />
1,94 cd<br />
<br />
2,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
79,38<br />
<br />
1,65<br />
<br />
def<br />
<br />
1,83 bcd<br />
<br />
2,20 abc<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
79,38<br />
<br />
1,39<br />
<br />
ef<br />
<br />
1,79<br />
<br />
1,98 cd<br />
<br />
0<br />
<br />
F<br />
CV (%)<br />
<br />
ns<br />
14,64<br />
<br />
cd<br />
<br />
cd<br />
<br />
**<br />
<br />
**<br />
<br />
**<br />
<br />
23,99<br />
<br />
11,06<br />
<br />
17,39<br />
<br />
Các số liệu đã được chuyển đổi sang dạng<br />
và dạng Arsin x đối với tỷ lệ phần trăm khi phân tích thống kê.<br />
Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; ** = khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê ở mức 1%; ns = khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Qua kết quả thí nghiệm có thể thấy môi trường<br />
MS + BA hay tổ hợp BA + TDZ, BA + Kn có tác<br />
dụng gia tăng số chồi cao hơn so với nghiệm thức<br />
không có CĐHST. Hiệu quả tạo chồi trên môi<br />
trường có BA + TDZ cao hơn môi trường chỉ bổ<br />
sung BA và môi trường có BA + Kn. Điều này<br />
cho thấy TDZ có hoạt tính mạnh hơn BA và Kn.<br />
Sự có mặt của TDZ trong môi trường nuôi cấy có<br />
<br />
ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình nhân chồi. TDZ có<br />
tác dụng rất mạnh trong kích thích sự tạo chồi bất<br />
định (Huetteman & Preece, 1993). Theo Dương<br />
Công kiên (2003), khi bổ sung TDZ ở nồng độ<br />
thấp vào môi trường sẽ tác động kích thích hình<br />
thành chồi. Do đó, việc phối hợp BA và TDZ bổ<br />
sung vào môi trường nhân chồi là rất cần thiết.<br />
<br />
70<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 68 – 73<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
chồi đạt cao nhất ở các nghiệm thức có bổ sung<br />
cytokinin kết hợp với auxin là 70,78 – 87,97%,<br />
thấp nhất ở nghiệm thức không CĐHST là<br />
53,59%.<br />
<br />
3.2 Ảnh hưởng của cytokinin và auxin lên quá<br />
trình nhân chồi<br />
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, từ một chồi sau 8 tuần<br />
nuôi cấy trên các môi trường có sự kết hợp giữa<br />
cytokinin và auxin có sự hình thành chồi, tỷ lệ tạo<br />
<br />
Bảng 2. Hiệu quả của tổ hợp các chất điều hòa sinh trưởng cytokinin và auxin đến sự nhân nhanh chồi gừng ở 8<br />
TSKC<br />
Nồng độ (mg/L)<br />
<br />
Tỷ lệ tạo<br />
chồi (%)<br />
<br />
Số chồi<br />
<br />
Số lá/chồi<br />
<br />
Số rễ/chồi<br />
<br />
BA<br />
<br />
TDZ<br />
<br />
Kn<br />
<br />
IAA<br />
<br />
IBA<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
53,59 b<br />
<br />
1,17<br />
<br />
e<br />
<br />
2,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0<br />
<br />
79,38a<br />
<br />
2,11<br />
<br />
cde<br />
<br />
1,99<br />
<br />
cd<br />
<br />
2,24 ab<br />
<br />
2,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
2,84abcd<br />
<br />
1,93<br />
<br />
d<br />
<br />
1,84 bc<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
3,08abc<br />
<br />
1,97<br />
<br />
cd<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
3,73a<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0<br />
<br />
70,78ab<br />
<br />
1,74<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
1,49 bcd<br />
<br />
2,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
2,34<br />
<br />
2,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
2,01<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
2,25a<br />
<br />
2,62 a<br />
<br />
1,33<br />
<br />
c<br />
<br />
2,16abc<br />
<br />
1,45<br />
<br />
c<br />
<br />
2,05abcd<br />
<br />
2,28ab<br />
<br />
2,26a<br />
<br />
2,39ab<br />
<br />
cd<br />
<br />
2,05abcd<br />
<br />
2,31ab<br />
<br />
cde<br />
<br />
2,08abcd<br />
<br />
2,28ab<br />
<br />
3,53ab<br />
<br />
2,03 bcd<br />
<br />
1,20<br />
<br />
c<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
3,56ab<br />
<br />
1,99<br />
<br />
1,23<br />
<br />
c<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
2,85abcd<br />
<br />
2,09abcd<br />
<br />
1,75 bc<br />
<br />
87,97a<br />
<br />
2,47abcd<br />
<br />
2,24ab<br />
<br />
2,55a<br />
<br />
F<br />
<br />
**<br />
<br />
**<br />
<br />
**<br />
<br />
**<br />
<br />
CV (%)<br />
<br />
15,67<br />
<br />
8,03<br />
<br />
19,69<br />
<br />
25,58<br />
<br />
de<br />
<br />
cd<br />
<br />
Các số liệu đã được chuyển đổi sang dạng<br />
và dạng Arsin x đối với tỷ lệ phần trăm khi phân tích thống kê.<br />
Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; ** = khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê ở mức 1%.<br />
<br />
Trong môi trường MS có bổ sung các tổ hợp BA,<br />
BA + TDZ, BA + Kn với IAA cho thấy: khi tổ<br />
hợp 2,5 mg/L BA + 0,2 mg/L TDZ và IAA ở<br />
nồng độ 0,5 mg/L thì cho số chồi là 3,08 chồi;<br />
1,97 lá và 1,33 rễ. Tiếp tục tăng nồng độ IAA lên<br />
1 mg/L cho số chồi phát sinh vượt trội hơn so với<br />
ở tất cả các nghiệm thức đạt 3,73 chồi, với số lá<br />
đạt 2,16 lá và 1,45 rễ/chồi. Khi tổ hợp BA, BA +<br />
TDZ, BA + Kn với IBA cho thấy: ứng với BA có<br />
nồng độ 2,5 mg/L kết hợp 0,2 mg/L TDZ, dưới<br />
tác động của IBA ở hai nồng độ 0,5 mg/L và 1<br />
mg/L cho số chồi phát sinh cao, tuy nhiên ở nồng<br />
độ IBA 1 mg/L có tác động phát sinh chồi tốt<br />
hơn, nhiều hơn đạt 3,56 chồi; 1,99 lá và 1,23 rễ.<br />
Như vậy, để tạo ra số lượng chồi, có thể sử dụng<br />
môi trường MS + 2,5 mg/L BA + 0,2 mg/L TDZ<br />
+1 mg/L IAA hoặc IBA (Hình 2d và Hình 2e).<br />
<br />
3.3 Ảnh hưởng của nồng độ đường, cytokinin<br />
và auxin lên quá trình nhân chồi<br />
Qua các thí nghiệm trên, nhận thấy 2 chất<br />
cytokinin là BA với nồng độ 2,5 mg/L và TDZ<br />
với nồng độ 0,2 mg/L đều có khả năng kích thích<br />
mẫu nuôi cấy tạo chồi cao, đồng thời 2 auxin<br />
IAA, IBA ở nồng độ 1 mg/L khi bổ sung vào môi<br />
trường nuôi cấy đã làm gia tăng hiệu quả quá<br />
trình tạo chồi rõ rệt. Chính vì thế, chúng tôi tiếp<br />
tục nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp các chất này<br />
với các nồng độ đường khác nhau đến hiệu quả<br />
nhân nhanh chồi. Kết quả thí nghiệm sau 8 tuần<br />
nuôi cấy (Bảng 3) cho thấy, ở các nghiệm thức có<br />
bổ sung đường và CĐHST cho tỷ lệ mẫu tạo<br />
chồi cao nhất đạt 79,38 - 89,97%, thấp nhất là<br />
nghiệm thức MS + 20 g/L đường đạt 70,78 %.<br />
<br />
71<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 68 – 73<br />
University<br />
<br />
An Giang<br />
<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của BA, TDZ , IAA, IBA và hàm lượng đường đến sự sinh trưởng của chồi gừng ở 8 TSKC<br />
Nồng độ (mg/L)<br />
<br />
đường<br />
(g/L)<br />
<br />
Tỷ lệ tạo<br />
chồi (%)<br />
<br />
Số chồi<br />
<br />
BA<br />
<br />
TDZ<br />
<br />
IAA<br />
<br />
IBA<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
70,78<br />
<br />
1,41<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
40<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
50<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
f<br />
<br />
Số lá/chồi<br />
<br />
Số rễ/chồi<br />
<br />
1,54<br />
<br />
1,63abcd<br />
<br />
2,71 b<br />
<br />
1,62<br />
<br />
1,31<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,52 bcd<br />
<br />
1,49<br />
<br />
1,46 bcd<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,27 bcde<br />
<br />
1,46<br />
<br />
2,07a<br />
<br />
60<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,23 bcde<br />
<br />
1,33<br />
<br />
1,81abc<br />
<br />
70<br />
<br />
79,38<br />
<br />
1,89<br />
<br />
ef<br />
<br />
1,32<br />
<br />
1,51abcd<br />
<br />
def<br />
<br />
cd<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0<br />
<br />
80<br />
<br />
87,97<br />
<br />
1,94<br />
<br />
1,35<br />
<br />
1,85abc<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
20<br />
<br />
87,97<br />
<br />
3,38a<br />
<br />
1,39<br />
<br />
1,48 bcd<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
40<br />
<br />
87,97<br />
<br />
3,50a<br />
<br />
1,47<br />
<br />
1,22<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
50<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,63 bc<br />
<br />
1,59<br />
<br />
1,83abc<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
60<br />
<br />
79,38<br />
<br />
2,09<br />
<br />
1,45<br />
<br />
1,53abcd<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
70<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,07cde<br />
<br />
1,46<br />
<br />
2,02ab<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
80<br />
<br />
87,97<br />
<br />
2,05cde<br />
<br />
1,27<br />
<br />
1,85abc<br />
<br />
F<br />
<br />
ns<br />
<br />
**<br />
<br />
ns<br />
<br />
**<br />
<br />
CV (%)<br />
<br />
11,69<br />
<br />
15,44<br />
<br />
11,96<br />
<br />
20,49<br />
<br />
cde<br />
<br />
d<br />
<br />
Các số liệu đã được chuyển đổi sang dạng<br />
và dạng Arsin x đối với tỷ lệ phần trăm khi phân tích thống kê.<br />
Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; ** = khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê ở mức 1%; ns = khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
<br />
Khi nồng độ đường trong môi trường nuôi cấy<br />
gia tăng từ 20 - 40 g/L bổ sung vào môi trường<br />
MS + 2,5 mg/L BA + 0,2 mg/L TDZ + 1 mg/L<br />
IBA (Hình 2f) thì sự sinh trưởng và phát triển của<br />
chồi gừng tăng cao đạt 3,38 – 3,58 chồi; 1,391,47 lá và 1,22-1,48 rễ và khác biệt có ý nghĩa<br />
1% so với các nghiệm thức khác. Khi bổ sung<br />
nồng độ đường 50 – 80 g/L vào môi trường nuôi<br />
cấy cho số chồi tạo ra thấp, nhưng quan sát đặc<br />
<br />
điểm rễ nhận thấy rễ phình to có xu hướng tạo<br />
thành củ và có mùi gừng đặc trưng. Kết quả thí<br />
nghiệm cho thấy đường có hiệu quả rất lớn trong<br />
quá trình phát triển của cây cấy mô. Vì nó là<br />
nguồn cung cấp cacbon chính cho sự hình thành<br />
và phát triển của chồi. Khi bổ sung nồng độ<br />
đường quá cao vào môi trường (50 – 80 g/L) sẽ<br />
ức chế quá trình tạo chồi.<br />
<br />
(d)<br />
<br />
(e)<br />
<br />
(f)<br />
<br />
Hình 2. Chồi gừng sau 8 tuần nuôi cây trong môi trường MS + 2,5 mg/L BA + 0,2 mg/L TDZ + 1<br />
mg/L IAA(d); MS + 2,5 mg/L BA + 0,2 mg/L TDZ + 1 mg/L IBA (e); MS + 2,5 mg/L BA + 0,2 mg/L<br />
TDZ + 1 mg/L IBA + 40 g/L đường (f)<br />
<br />
72<br />
<br />