intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 6: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:207

774
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bài 6: Tòa án nhân dân (TAND) và viện kiểm sát nhân dân (VKSND) trình bày về vị trí pháp lý của TAND; chức năng TANDtrong bộ máy nhà nước; hệ thống và nhiệm vụ, quyền hạn của TAND; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND; thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân; vị trí pháp lý của VKSND; chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 6: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

  1. A. TÒA ÁN NHÂN DÂN I. VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA TAND II. CHỨC NĂNG TAND TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC III. HỆ THỐNG VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TAND IV. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TAND V. THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN B. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN I. VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA VKSND II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VKSND III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA VKSND IV. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VKSND V. KIỂM SÁT VIÊN VKSND
  2. A. TÒA ÁN NHÂN DÂN
  3. I. VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước Trung tâm của hệ thống các cơ quan tư pháp nước ta
  4. Hệ thống CQNN Hệ thống Hệ thống cơ quan Hệ thống Hệ thống Ngoài ra, cơ quan Hành cơ quan cơ quan Chủ tịch Quyền chính Xét xử Kiểm sát Nước lực NN NN
  5. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Điều 102 Hiến pháp 2013 “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”
  6. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Điều 1 Luật tổ chức TAND năm 2002 “ Tòa án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân – gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật”  Như vậy, TAND có chức năng xét xử
  7. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN NHẬN XÉT: Hiến pháp 2013 xác định Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Đây là điểm mới của HP 2013 so HP 1992  thể chế hóa quan điểm về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.
  8. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN - Xét xử hiểu như thế nào? Xét xử là việc Tòa án nhân danh Nhà nước ra một phán quyết về một hành vi nào đó theo quy định của pháp luật là có tội hay không và áp dụng hình phạt gì cho tội phạm đó (trong lĩnh vực hình sự). Xét xử còn được hiểu là nhân danh Nhà nước giải quyết một vụ việc: dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính, phá sản, khiếu nại danh sách cử tri…
  9. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN - Hoạt động xét xử của TAND có đặc điểm? Đặc điểm: 1) Hoạt động xét xử là trung tâm nhất, bản chất nhất của hoạt động tư pháp Nghĩa rộng: gồm hoạt Hoạt động Nghĩa hẹp: hoạt động động điều tra, xét xử, tư pháp xét xử thi hành án…
  10. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN - Hoạt động xét xử của TAND có đặc điểm? Đặc điểm: 2) Phạm vi hoạt động xét xử rộng: Tòa án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân – gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật;
  11. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN - Hoạt động xét xử của TAND có đặc điểm? Đặc điểm: 3) Chỉ Tòa án mới có quyền nhân danh quyền lực Nhà nước để thực hiện chức năng xét xử.  Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành cuối cùng, có khả năng thay thế quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
  12. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN - Xét xử của Tòa án có những thủ tục nào? Giám đốc thẩm Tái thẩm Thủ tục Phúc thẩm Sơ thẩm
  13. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN • Sơ thẩm • Phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên xét xử lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
  14. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN • Tái thẩm áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án, các đương sự không thể biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. • Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án.
  15. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Lưu ý: • Sơ thẩm, phúc thẩm được gọi là cấp xét xử (có hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm). • Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt để xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
  16. II. CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Chức năng trên được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, quyền hạn
  17. III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TAND 1. Hệ thống Tòa án nhân dân HP 2013 không tiếp tục liệt kê tên các Tòa án cụ thể mà quy định “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định” (khoản 2 Điều 102 HP 2013).  phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp (tổ chức tòa án hạn chế phụ thuộc vào đơn vị hành chính).
  18. III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TAND 1. Hệ thống Tòa án nhân dân Điều 3 LTCTAND 2014, hệ hống TAND gồm: • TAND tối cao; • TAND cấp cao; • TAND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (cấp tỉnh); • TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (cấp huyện); • Các Tòa án quân sự.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2