Bài giảng Bệnh bạch hầu - TS.BS Nguyễn Văn Lâm
lượt xem 4
download
Bài giảng "Bệnh bạch hầu" trình bày các nội dung chính sau đây: dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng của bạch hầu; biến chứng của bệnh bạch hầu; chẩn đoán bệnh bạch hầu; điều trị bệnh bạch hầu; phòng bệnh bạch hầu;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bệnh bạch hầu - TS.BS Nguyễn Văn Lâm
- BỆNH BẠCH HẦU Bệnh viện Nhi Trung ương Trung tâm bệnh nhiệt đới TS BS Nguyễn Văn Lâm 1
- 1. Đại cương Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và gây thành dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Lâm sàng có hai biểu hiện: ➢Tại chỗ: do ngoại độc tố của vi khuẩn tác động, gây phản ứng tạo ra giả mạc. Giả mạc của bạch hầu chứa vi khuẩn, bạch cầu đa nhân, chất tơ huyết. ➢Toàn thân: ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây nên tình trạng nhiễm độc 2
- 2. Dịch tễ học Mầm bệnh: Trực khuẩn bạch hầu hình que, dài 1-9 micromet, rộng 0,3 - 0,8 micromet, bắt màu gram dương, không di động, không có vỏ, không tạo nha bào. Trực khuẩn bạch hầu tồn tại lâu trong giả mạc và họng của người bệnh. Trong điêu kiện thiếu ánh sáng VK sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên các đồ chơi của trẻ bị bạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế... Trái lại, VK bạch hầu chết ở nhiệt độ 58°C trong vòng 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong vài giờ. 3
- Hình ảnh nhuộm Gram vi khuẩn bạch hầu 4
- 2. Dịch tễ học Nguồn bệnh: Người là ổ mang mầm bệnh duy nhất, bao gồm người đang bị bệnh bạch hầu, người vừa khỏi bệnh và người lành mang vi khuẩn. Những người này có thể mang mầm bệnh trong mũi, họng trung bình 3-4 tuần, có khi tới 16 tháng. 5
- 2. Dịch tễ học Cơ thể cảm thụ: là người chưa có MD với bệnh bạch hầu. Miễn dịch trong bạch hầu là miễn dịch chống lại độc tố của bạch hầu, không phải là miễn dịch chống vi khuẩn. VK bạch hầu gây tổn thương niêm mạc và phát triển, tiết ra ngoại độc tố nhưng không xâm nhập vào máu. Vì vậy, độc tố của VK liên quan với khả năng gây bệnh. Miễn dịch do mẹ truyền qua rau thai cho trẻ sơ sinh kéo dài từ 3-6 tháng. 6
- 2. Dịch tễ học Đường lây: Chủ yếu là lây trực tiếp qua đường hô hấp khi người bệnh nói, ho, hắt hơi … Có thể lây gián tiếp qua đồ dùng của người bệnh, thức ăn, … mang VK Trước khi có chương trình TCMR , bệnh bạch hầu là bệnh của trẻ em, 80% xuất hiện ở những trẻ < 15 tuổi không được chủng ngừa, và tỷ lệ này cao nhất ở phần đông dân nghèo. 7
- 2. Dịch tễ học Thế giới: Ở Mỹ ➢ 1920 có 1568 ca mắc bệnh, 163 ca tử vong ➢ 1965 giảm xuống 168 ca mắc bệnh, có 16 ca chết. ➢ 1969 -1970 tại Texas có 201 trường hợp mắc bệnh. ➢ 1972 - 1982 tại Seattle và Washington có 1.100 trường hợp, và hiện nay hàng năm một vài trường hợp được báo cáo. Ở Pháp ➢ 1940 có khoảng 20.000 trường hợp mắc bệnh hàng năm và 3000 bệnh nhân tử vong mỗi năm ➢ 1973 có 29 trường hợp mắc bệnh, hầu hết ở các trẻ không chủng ngừa và 3 trường hợp tử vong, những năm về sau số trẻ mắc bệnh giảm dần ➢ 1980 duy chỉ có 1 ca mắc bệnh. Năm 1979 toàn thế giới có 23.130 trường hợp bị bệnh, châu Âu chỉ có 548 trường hợp. Tại Thuỵ Điển trong trận dịch 1984 - 1986 tỷ lệ tử vong khá cao ( khoảng 20% ) 8
- 2. Dịch tễ học Tại Việt nam: 1983 (theo Viện VSDT TƯ) tỷ lệ mắc bệnh tại miền Bắc: 0,695%; miền Trung 0,174 %, miền Nam 0,489 %. 1980 – 1995 (Tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế ) có 157 trường hợp mắc bệnh bạch hầu , tỷ lệ tử vong 30,2%. 2000 – 2002 (Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế) có 12 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, tử vong 1, chiếm tỷ lệ 8,3%. 9
- 2. Dịch tễ học Tại Việt nam: - Trong các năm 2015, 2017, 2019, khu vực miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi xuất hiện các ổ dịch lẻ tẻ ở một số huyện nơi có tỉ lệ bao phủ tiêm chủng thấp - Năm 2020, từ tháng 6, các ca bệnh đầu tiên được phát hiện từ ổ dịch tại tỉnh Đăk Nông (tử vong 2 trường hợp), sau đó lan ra các tỉnh Tây Nguyên: Đắc Lắc, Gia Lai (2 ca tử vong), Kon Tum, Quảng Trị… , có cả ca mắc tại TPHCM, tổng số ghi nhận hơn 150 ca dương tính. Đa số ca mắc là trẻ em trên 7 tuổi và chưa được tiêm phòng đầy đủ. 10
- 2. Dịch tễ học Tại Việt nam: - Năm 2023: ca bệnh nghi ngờ đầu tiên xuất hiện từ ngày 21/8/2023 tại huyện Mèo Vạc, Hà Giang (sau gần 20 năm không xuất hiện ca bệnh) - Hiện nay đã ghi nhận hơn 30 trường hợp nghi ngờ, 2 trường hợp nặng và tử vong 11
- 3. Lâm sàng Bạch hầu họng (70%) Bạch hầu thanh quản (20-30%) Bạch hầu mũi (4%) Bạch hầu da, … 12
- 3.1. Bạch hầu họng thể thông thường Thời gian nung bệnh: từ 2-5 ngày, không có triệu chứng LS Thời kì khởi phát: ➢LS: Trẻ sốt nhẹ 37,5-38° C, khó chịu, mệt, quấy khóc, ăn kém, sổ mũi ➢Khám họng đỏ, amydal có điểm trắng mờ ở 1 bên. Giả mạc dễ bong, nhưng mọc lại ngay sau khi bóc tách. Xuất hiện hạch cổ nhỏ, di động, không đau. ➢XN: ngoáy họng lấy bệnh phẩm để cấy tìm VK 13
- 3.1. Bạch hầu họng thể thông thường Thời kì toàn phát: vào ngày thứ 2-3 của bệnh ➢LS: trẻ sốt 38-38,5°C, nuốt đau, da xanh, mệt, chán ăn, mạch nhanh, HA hơi hạ, nước tiểu có Albumin, hạch góc hàm. ➢Khám họng có giả mạc lan tràn ở 1 hoặc 2 bên amydal, có thể giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì sau vài giờ mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, cho vào nước thì không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường. ➢XN: ngoáy họng lấy bệnh phẩm ở vùng giả mạc 14
- Hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amidan 15
- Giả mạc dai, cho vào nước thì không tan trong nước 16
- 3.1. Bạch hầu họng thể thông thường Thời kì lui bệnh: ➢Nếu được điều trị, giả mạc hết nhanh trong vòng 24 giờ - 3 ngày, hết sốt. ➢Người bệnh hồi phục sức khỏe sau 2-3 tuần. 17
- 3.2. Bạch hầu thanh quản Do giả mạc lan xuống thanh quản và hiện tượng xung huyết, phù nề tại thanh quản. Hay gặp ở trẻ 2-5 tuổi, hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi và người lớn. Bệnh có biểu hiện như bạch hầu họng nhưng gđ toàn phát có khó thở thanh quản. Diễn biến của khó thở thanh quản có 3 gđ: Gđ khàn tiếng, Gđ khó thở, Gđ ngạt thở. 18
- 3.2. Bạch hầu thanh quản Gđ khàn tiếng: ➢Sốt nhẹ, nói khàn, ho ông ổng sau đó giọng khàn hơn, mất giọng, nói không ra tiếng. ➢Nếu không điều trị, 1-2 ngày sẽ chuyển sang gđ khó thở. Gđ khó thở: ➢Lúc đầu khó thở từng cơn khi bị kích thích hay khi gắng sức. ➢Sau đó khó thở liên tục do hẹp thanh quản: khó thở chậm, khó thở vào, khi thở vào có tiếng rít, co kéo trên và dưới xương ức, co kéo trên xương đòn và khoang liên sườn. ➢Nếu không mở khí quản sẽ chuyển sang gđ ngạt thở: thở nhanh nông. 19
- 3.2. Bạch hầu thanh quản Gđ ngạt thở: ➢Người bệnh nằm yên không giãy dụa, thở nhanh và nông, môi và da tím tái, mạch nhanh, trẻ li bì và tử vong do ngạt thở. ➢Thời gian từ lúc mắc bệnh đến lúc tử vong kéo dài từ 5-7 ngày 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh bạch hầu
38 p | 569 | 153
-
Bài giảng Bạch hầu
43 p | 255 | 53
-
BỆNH BẠCH HẦU (Kỳ 1)
5 p | 219 | 36
-
Bài giảng phần 2: Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp
73 p | 255 | 33
-
BỆNH BẠCH HẦU (Kỳ 2)
5 p | 162 | 28
-
BỆNH BẠCH HẦU (Kỳ 3)
5 p | 158 | 26
-
Bài giảng Bệnh viêm họng, bệnh bạch hầu
25 p | 141 | 21
-
Tài liệu Bệnh bạch hầu
9 p | 125 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG BỆNH BẠCH HẦU
12 p | 126 | 11
-
Bài giảng ECG trong một số bệnh
21 p | 111 | 10
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
137 p | 17 | 5
-
Bài giảng Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí - ThS. DS Phẩm Thu Minh
68 p | 71 | 5
-
Bài giảng Bệnh truyền nhiễm – xã hội (Tài liệu dùng cho đối tượng Y sỹ trung cấp)
140 p | 19 | 5
-
Bài giảng Bệnh bạch hầu
54 p | 17 | 4
-
BẠCH HẦU
3 p | 82 | 4
-
Bài giảng Bệnh lý vùng cổ
51 p | 18 | 3
-
Bài giảng Vi sinh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
114 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn