BỆNH GÚT
(Gout)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được nguyên nhân tăng acid uric máu và
phân loại của bệnh gút.
2. Phân tích được triệu chứng lâm sàng, phương hướng
điều trị và dự phòng bệnh gút
TÀI LIỆU HỌC TẬP
ØTài liệu học tập:
- Tài liệu phát tay – Bộ môn Y học cơ sở (2018).
ØTài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các
bệnh về cơ xương khớp” , Ban hành kèm theo quyết
định 361/QĐ- BYT ngày 25 tháng 1 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ y tế.
2. Hoàng Văn Dũng (2009), “ Chẩn đoán và điều trị
bệnh gút”, Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ
xương khớp, Nhà xuất bản y học, tr. 110-123.
3. Greene R.J., Harris N.D. (2008)Pathology and
Therapeutics for Pharmacists - A Basis for Clinical
Pharmacy Practice, 3nd edition, Published by the
Pharmaceutical Press.
4. Braunwald E., Fauci A.S., Kasper D., Hauser S.L.,
Longo D.L., Jameson J.L. (2015) Harrison’s
Principles of Internal Medicine, 19thedition,
McGraw Hill.
ĐỊNH NGHĨA
ØBệnh gút là bệnh viêm khớp do s lắng đng các tinh
thể muối urat ( monosodium urat ) trong dịch khớp
các mô xung quanh.
Ø Nguyên nhân do tăng acid uric trong máu.
ØBệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên (50t). Tuổi
càng cao tỷ lệ mắc bệnh tăng dần ở cả 2 giới.
PHÂN LOẠI
ØGút nguyên phát: (đa số)
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thiếu hụt hoàn toàn hoặc một
phần men HGPRT hoặc có thể có tăng hoạt tính của men
PRPP.
Giảm khả năng đào thải acid uric của thận mà không có tổn
thương thực thể tại thận
ØGút thứ phát:
-Hâu quả của các bệnh lý khác hoặc do thuốc: suy thận, tăng
sinh tủy, thuốc lợi tiểu, thuốc độc tế bào….