Bài giảng Bệnh sâu răng - TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng
lượt xem 5
download
Bài giảng Bệnh sâu răng giúp người học hiểu và trình bày được các nội dung về định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và dịch tễ học bệnh sâu răng; triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và biến chứng của bệnh sâu răng; nguyên tắc điều trị và các biện pháp dự phòng. Mời bạn tham khảo chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bệnh sâu răng - TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng
- BÀI 3 BỆNH SÂU RĂNG MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và dịch tễ học bệnh sâu răng. 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và biến chứng của bệnh sâu răng. 3. Trình bày được nguyên tắc điều trị và các biện pháp dự phòng. 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ DỊCH TỄ HỌC 1.1. Định nghĩa Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, có đặc điểm làm tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men răng, ngà răng, xương răng tạo thành lỗ sâu. Là bệnh phổ biến nhất của loài người. Có rất nhiều định nghĩa về bệnh sâu răng: Theo Lundeen và Robersoon: là bệnh nhiễm trùng của răng đưa đến hậu quả là hòa tan cục bộ và phá hủy các mô vôi hóa. Nikiforuk: là bệnh đặc thù tại chỗ có liên quan đến sự phá hủy mô răng do các sản phẩm chuyển hoá từ vi khuẩn. Silverston: là bệnh nhiễm trùng của mô răng biểu hiện đặc trưng bởi các giai đoạn mất khoáng và tái khoáng xen kẽ nhau. Ngày nay, phần lớn các tác giả đều thống nhất rằng: sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức calci hóa được đặc trưng bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn trong mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ. 1.2. Dịch tễ học Sâu răng là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới và dân tộc. Bệnh gặp ở mọi vùng địa lý và các tầng lớp xã hội. Bệnh mang tính chất xã hội và có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhất là ở các nước phát triển. Hiện nay, để đánh giá tỉ lệ bệnh sâu răng và nhu cầu điều trị tại cộng đồng người ta sử dụng chỉ số DMF (decay/missing/filled). Trong đó D là răng sâu, M là răng mất do sâu và F là răng trám. Đối với răng sữa, khi áp dụng chỉ số này sẽ được ký hiệu bằng chữ thường dmf, trong đó d là răng sâu, m là răng nhổ và f là răng trám. Trên thế giới, để so sánh tỷ lệ sâu răng giũa các nước và giám sát xu hướng của bệnh sâu răng, người ta tính chỉ số DMF ở lứa tuổi 12 (số răng sâu mất trám trung bình ở một người) theo các mức độ: TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 1
- MỨC ĐỘ THANG ĐIỂM QUỐC GIA Rất thấp 0,0 - 1,1 Trung Quốc Thấp 1,2 - 2,6 Cam pu chia, Mỹ, Nhật, Úc Trung bình 2,7 -4,4 Bỉ, Canada, ThụyĐiển Cao 4,6 – 6,6 Thái Lan, Na Uy Rất cao > 6,6 Chi Lê Ở Việt nam theo điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1990, tỉ lệ bệnh sâu răng ở các lứa tuổi và các vùng địa lý như sau: Tỷ lệ bệnh sâu răng theo tuổi và vùng địa lý Lứa tuổi Tỉ lệ Hà Nội Huế TP HCM Cao Đà Lạt chung % % % Bằng Lâm % % Đồng % 12 57 36 41,2 83,9 60 82,2 15 60 44 43,7 96 62 82,4 35 – 44 72 76 64,2 92 68 84,2 Sau 10 năm, qua điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2000 (Số liệu của Trần văn Trường - Tạp chí Y Học Việt Nam số 10 / 2001), tỉ lệ sâu răng trên toàn quốc ở các lứa tuổi như sau: - Răng sữa: 6 tuổi 83,7% , chỉ số dmf 6,15. - Răng vĩnh viễn: 12 tuổi 56,6%, DMF 1,87 15 tuổi 67,6% , DMF 2,16 Theo điều tra của Viện Răng Hàm Mặt quốc gia (2008) tại Hà Nội, trẻ em 8 tuổi tỷ lệ sâu răng 92,2%, số răng sâu trung bình / 1 học sinh 5,4. Tại Lào Cai tỷ lệ sâu răng là 90,9%, số răng sâu trung bình/mỗi học sinh là 6,1; số răng trung bình không được điều trị/ mỗi học sinh là 6,05. 2. BỆNH CĂN VÀ BỆNH SINH 2.1. Bệnh căn 2.1.1. Giải thích bệnh căn theo sơ đồ Key Trước năm 1970, người ta giải thích bệnh căn của sâu răng theo sơ đồ Key, chú ý nhiều tới chất đường và vi khuẩn Streptococcus mutans nên việc phòng bệnh sâu răng tập TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 2
- trung chủ yếu vào chế độ ăn hạn chế đường, vệ sinh răng miệng kỹ nhưng hiệu quả phòng bệnh sâu răng vẫn hạn chế. Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Key giải thích căn nguyên bệnh sâu răng 2.1.2.Giải thích bệnh căn theo sơ đồ White Sau năm 1975, người ta giải thích căn nguyên bệnh sâu răng theo sơ đồ White: Chú thích: * Răng: Tuổi, Fluoride, hình thái, dinh dưỡng, độ khoáng hoá. Vi khuẩn *Vi khuẩn: Chủ yếu là Streptococcus mutans. Răng * Chất nền: Vệ sinh răng miệng và SR sử dụng Fluoride, chế độ ăn đường. Chất nền Sơ đồ 3.2. Sơ đồ White giải thích căn nguyên bệnh sâu răng Các nguyên nhân chia làm hai nhóm: nhóm chính và nhóm phụ * Nhóm chính: có ba yếu tố phải đồng thời cùng xảy ra - Vi khuẩn: Các chủng vi khuẩn khác như S. sanguis, S. mitis, S. oralis, trong đó Streptococcus mutans là thủ phạm chính. Vi khuẩn S. mutans có vai trò đặc biệt trong bệnh sâu răng nên trong điều tra dịch tễ học, người ta dùng test sàng lọc đơn giản đánh giá mức độ của vi khuẩn này trong nước bọt như là một yếu tố chỉ điểm của bệnh sâu răng đang hoạt động. - Chất nền: Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men và biến thành acide do tác động của vi khuẩn. Các loại carbohydrate khác nhau có đặc tính gây sâu răng khác TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 3
- nhau. Sucrose (đường mía) có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường khác. Glucose, maltose, fructose galactose và lactose cũng là các carbohydrate có khă năng gây sâu răng cao trong nghiên cứu thực nghiệm. - Các yếu tố của răng: Men răng: Khả năng hòa tan men tỷ lệ nghịch với nồng độ fluor của men răng do các tinh thể fluorapatite ít bị hòa tan bởi acid hơn các tinh thể hydroxyapatite khi pH trên 4,5. Do vậy sự kết hợp của ion fluor vào cấu trúc của răng trong quá trình phát triển hoặc sử dụng fluor tại chỗ sau khi răng mọc làm giảm sự hủy khoáng và tăng cường khả năng tái khoáng men răng. Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa có thể ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng nhưng không gây tăng tỷ lệ các tổn thương khởi phát. Hình thể răng: các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung mảng bám. Vị trí răng: răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám. * Nhóm yếu tố phụ: - Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ răng khỏi các acid gây sâu răng nhờ các yếu tố: Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng. Cung cấp các ion Ca2+, PO43- và Fluor để tái khoáng hóa men răng, các bicarbonate tham gia vào quá trình đệm. Tạo một lớp màng mỏng (pellicle) từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi bị phá hủy bởi pH axit. Cung cấp các kháng thể IgG, IgM đề kháng vi khuẩn. - Chế độ ăn: Chế độ ăn có chứa nhiều phosphate có khả năng giảm tỷ lệ sâu răng. Tăng chất béo trong khẩu phần ăn có thể làm giảm tác động của các tác nhân gây bệnh sâu răng. Ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn chính làm tăng nguy cơ sâu răng. - Yếu tố di truyền: liên quan đến hình thể, cấu trúc răng, nước bọt, độ nhạy cảm với vi khuẩn...Tuy nhiên, nó chỉ tác động rất nhỏ so với yếu tố môi trường. Những gia đình bố mẹ bị sâu răng nhiều con cái cũng có tỷ lệ sâu răng nhiều hơn, chủ yếu là do bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng. 2.2. Cơ chế bệnh sinh Sâu răng là do quá trình huỷ khoáng chiếm ưu thế hơn tái khoáng, do vai trò chuyển hoá carbohydrate của vi khuẩn ở mảng bám trên bề mặt răng. 2.2.1. Sự huỷ khoáng Các hydroxyapatite - Ca10(PO4)6(OH)2) và Fluorapatite là thành phần chính của TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 4
- men và ngà răng bị hòa tan khi pH giảm dưới mức pH tới hạn, pH tới hạn của hydroxyapatite là 5,5 và pH tới hạn của fluorapatite là 4,5. 2.2.2. Sự tái khoáng Quá trình tái khoáng ngược với quá trình huỷ khoáng, xảy ra khi pH trung tính, có đủ ion Ca2+ và PO43- trong môi trường. Nước bọt có vai trò cung cấp các ion Ca2+ và PO43- để khoáng hoá. Huỷ khoáng và tái khoáng là 2 hiện tượng sinh lý luôn diễn ra bình thường trong tổ chức cứng của răng, nếu huỷ khoáng > tái khoáng sẽ sinh ra bệnh sâu răng. Chúng ta có thể tóm tắt quá trình sinh lý bệnh sâu răng theo sơ đồ sau: Yếu tố gây mất ổn định - Chế độ ăn + VK= acid Yếu tố bảo vệ - Giảm dòng chảy nước bọt - Chất nền (trung hoà) - Vệ sinh răng miệng kém - Nước bọt và các chất trung hoà - Nồng độ Ca2+ và PO43- - Chất nền và sự tái khoáng - Giảm dòng chảy nước bọt - Chất nền (trung hoà) - Vệ sinh răng miệng tốt Sơ đồ 3.3. Giải thích cơ chế bệnh sâu răng 2.2.3. Quá trình hình thành tổn thương sâu răng - Giai đoạn đầu của bệnh sâu răng là sự huỷ khoáng và hòa tan cấu trúc răng do giảm pH khu trú của mảng bám và huỷ khoáng men răng. - Ở pH< 5,5, các chất khoáng của răng hoạt động như một chất đệm, giải phóng các ion calci và phosphate vào trong mảng bám. Khả năng đệm của răng duy trì pH tại chỗ ở mức 5,0 và là nguyên nhân hình thành các tổn thương mô bệnh học điển hình của sâu răng. Ở pH 5,0 bề mặt men không bị tổn thương cho tới khi có hiện tượng mất khoáng TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 5
- dưới bề mặt. Lỗ sâu chỉ được hình thành khi các tổn thương men xốp dưới bề mặt huỷ khoáng nhiều tới mức gãy sập lớp men bề mặt. - Trên lâm sàng các tổn thương mới chớm này có thể phát hiện được khi thổi khô bề mặt răng. Khi các tổn thương men xốp dưới bề mặt được hydrate hóa rất khó phát hiện trên lâm sàng vì men xốp lúc này trở nên trong suốt. Các tổn thương mới chớm có khả năng tái khoáng hóa và hồi phục. - Các lỗ sâu trên bề mặt men là các tổn thương không hồi phục, nếu không được điều trị thì mô ngà sẽ bị phá huỷ nhanh, phá vỡ cấu trúc cứng của răng. 3. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN 3.1. Triệu chứng Sâu răng bao giờ cũng bắt đầu từ men răng, hay gặp ở mặt nhai của răng hàm lớn, ở hố rãnh hoặc ở những khiếm khuyết nhỏ của men. Tùy theo mức độ và giai đoạn tiến triển mà có triệu chứng lâm sàng khác nhau: Mức Triệu chứng cơ năng Triệu chứng thực thể X quang độ Sâu - Chưa có biểu hiện. Mặt men thô ráp hoặc có Chưa thấy men - Ê buốt thoáng qua khi có chấm trắng trên mặt răng gì. (S1) kích thích, hết ngay khi hết (Hình 3.1). kích thích. Sâu - Ê buốt thoáng qua hoặc rõ - Thấy lỗ sâu ở mặt răng hay ở Thấy một ngà ràng khi có kích thích. rãnh mặt nhai. hoặc nhiều nông - Hết ê buốt ngay khi hết - Khi khám mắc thám châm. lỗ sâu ở (S2) kích thích. mặt bên - Lỗ sâu có độ sâu từ 2- 3mm, răng. đáy lỗ sâu mềm có nhiều ngà mủ màu nâu nhạt (Hình 3. 2). Sâu - Ê buốt rõ ràng khi có kích - Thấy lỗ sâu. Thấy một ngà thích. - Men quanh lỗ sâu đổi màu hoặc nhiều sâu - Ê buốt do lạnh nhiều hơn đen. lỗ sâu. (S3) do nóng. - Đáy lỗ sâu có ngà mủn hoặc - Hết ngay khi hết kích cứng. thích. - Độ sâu > 3 - 4 mm. - Có thể gặp lỗ sâu hình hàm ếch (Hình 3.3). TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 6
- Sâu Ê buốt khi có kích thích Có lỗ sâu ở dưới cổ răng giải Thấy lỗ xương đặc biệt là khi đánh răng và phẫu, lỗ sâu thường ở mặt bên sâu vùng răng hết ngay khi hết kích thích. của chân răng (Hình 4). chân răng. Chú ý: Sâu răng thường tiến triển từng đợt mỗi đợt tiến triển hoặc ngừng thường cách nhau từ 6 tháng đến 1 năm, ở giai đoạn ngừng tiến triển bệnh nhân không có cảm giác ê buốt và đáy lỗ sâu có màu đen. Hình 3.1. Sâu men Hình 3.2. Sâu ngà nông Hình 3.3. Sâu ngà sâu Hình 3.4. Sâu xương chân răng 3.2. Chẩn đoán 3.2.1. Chẩn đoán xác định Dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng: - Lâm sàng: Cơ năng: Bệnh nhân ê buốt thoáng qua hoặc ê buốt rõ ràng khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Khi hết kích thích hết dấu hiệu ê buốt. Thực thể: thấy lỗ sâu ở trên các mặt thân răng, lỗ sâu nhỏ hay lớn tùy theo mức độ. - Cận lâm sàng: dựa vào Xquang phim cận chóp hay phim cánh cắn. 3.2.2. Chẩn đoán phân biệt - Đối với răng sữa: phân biệt với sún răng. Sún răng chỉ gặp ở nhóm răng cửa sữa trên, có đặc điểm răng đen, tiêu cụt dần nhưng không đau (chỉ đau khi có biến chứng viêm quanh cuống). TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 7
- - Đối với răng vĩnh viễn: Thiểu sản men răng: thường gặp ở mặt ngoài nhóm răng cửa hoặc mặt nhai răng hàm. Có đặc điểm đáy cứng màu vàng, bệnh nhân ê buốt khi ăn nóng lạnh, chua, ngọt. Tiêu lõm hình chêm: thường gặp ở nhóm răng hàm nhỏ có tính chất đối xứng. Hình ảnh tổn thương giống cuốn sách mở hai mặt, đáy nhẵn và cứng. Răng nhiễm Fluor: đặc điểm có đốm vàng, nâu hoặc đen. Trường hợp nhiễm Fluor nặng men răng màu trắng đục như vôi, mềm. Viêm tủy có khả năng hồi phục: phân biệt với sâu ngà sâu. Viêm tủy có khả năng hồi phục có cơn đau tự nhiên, đau tăng khí có kích thích và cơn đau rõ về đêm. Tủy hoại tử: Có tổn thương mô cứng như sâu răng, không có dấu hiệu ê buốt nên dễ nhầm với sâu ngà sâu giai đoạn ngừng tiến triển, đặc biệt ở trẻ em do khai thác triệu chứng cơ năng không chính xác. Trong trường hợp tủy hoại tử thường men răng đổi màu, thử nghiệm tủy răng âm tính. 4. ĐIỀU TRỊ 4.1. Nguyên tắc chung - Làm ngừng mức độ sâu răng. - Tạo hình lại tổn thương sâu răng để đảm bảo chức năng ăn, nhai và thẩm mỹ. - Ngăn chặn tác hại và biến chứng của sâu răng. 4.2. Điều trị cụ thể Sâu men (S1): để ngăn cản quá trình sâu răng và làm cho men răng chắc khoẻ bằng cách bôi tại chỗ sâu hay toàn bộ mặt răng bằng gel Fluor. Chống ê buốt bằng dung dịch iosdan, Dentin Desensitizer... Sâu ngà và sâu xương răng: làm sạch lỗ sâu, lấy hết ngà mủn, hàn kín lỗ sâu bằng các loại vật liệu hàn khác nhau. 5. PHÒNG BỆNH Bệnh sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trẻ tuổi, bệnh có thể dự phòng được và có hiệu quả, giảm chi phí kinh tế cho bệnh nhân và cho xã hội. Nếu bị sâu răng hoặc sâu răng đã biến chứng thì chữa răng sẽ làm tăng chi phí kinh tế, thời gian và có thể gây mất răng. Dự phòng bệnh sâu răng cho mọi lứa tuổi, chú ý nhất là trẻ em. Dựa vào nguyên nhân gây và cơ chế gây bệnh sâu răng ta có hướng dự phòng sâu răng như sau: 5.1. Hạn chế chất nền - Phải có chế độ ăn hợp lý. - Hạn chế ăn nhiều đường, bánh kẹo. - Không ăn vặt, không ngậm kẹo khi đi ngủ. TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 8
- - Nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau: có 3 nhóm thực phẩm quan trọng cho cơ thể: Thực phẩm tăng trưởng, cung cấp cho cơ thể protein giúp cho cơ thể phát triển. Các loại vitamin và khoáng chất. Thực phẩm cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. 5.2. Loại bỏ mảng bám và thay đổi hệ vi khuẩn - Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh chải răng đúng cách, dùng chỉ tơ nha khoa. - Các biện pháp vệ sinh răng miệng hỗ trợ khi cần thiết: lấy cao răng định kỳ. - Dùng nước súc miệng có tính chất sát khuẩn, chống mảng bám vi khuẩn: dung dịch cholorhexidin 0,2%, nước súc miệng Listerine, dung dịch T-B (thành phần chủ yếu là acid boric nồng độ 0,3%, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong vệ sinh răng miệng). - Vaccin miễn dịch với vi khuẩn gây sâu răng. 5.3. Tình trạng răng - Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bà mẹ mang thai và trẻ em trong lúc răng đang hình thành. - Nắn chỉnh những răng mọc lệch lạc. - Tăng cường Fluor hợp lý bằng cách: + Đưa Fluor vào kem đánh răng. + Đưa Fluor vào nước uống. + Bôi Fluor lên mặt răng ở dạng gel. + Súc miệng nước Fluor 0,2% mỗi tuần một lần. + Trám bít các lỗ rãnh mặt nhai, hàn lại các lỗ sâu hở rìa, sâu tái phát từ đáy... CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1: Sơ đồ Keys giải thích nguyên nhân dẫn đến sâu răng là: A. Do vi khuẩn. B. Do đường. C. Do răng. D. Do răng + Vi khuẩn + Đường. E. Do vệ sinh răng miệng kém. Hãy chọn chữ cái tương ứng với ý đúng. Câu 2: Triệu chứng lâm sàng của sâu răng giai đoạn tiến triển: TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 9
- 1. Ê buốt khi ăn nóng lạnh Đ/S 2. Ê buốt khi có kích thích Đ/S 3. Thử nghiệm tủy răng âm tính Đ/S 4. Đáy lỗ sâu có nhiều ngà mủn Đ/S 5. Răng lung lay độ 2 Đ/S Hãy chọn chữ cái Đ tương ứng với ý đúng, chữ cái S tương ứng với ý sai. Câu 3: Sâu răng giai đoạn tiến triển cần phân biệt với: 1. Viêm quanh cuống răng Đ/S 2. Viêm tủy hoại tử Đ/S 3. Viêm tủy có khả năng hồi phục Đ/S 4. Tiêu lõm hình chêm Đ/S 5. Viêm tủy cấp Đ/S Hãy chọn chữ cái Đ tương ứng với ý đúng, chữ cái S tương ứng với ý sai. Câu 4: Sâu ngà răng không được điều trị sẽ vì Vi khuẩn đi theo ống ngà vào dẫn tới viêm tủy răng tủy răng. A. Cột 1 đúng, cột 2 đúng và cột 2 giải thích được cho cột 1. B. Cột 1 đúng, cột 2 đúng và cột 2 không giải thích được cho cột 1. C. Cột 1 đúng, cột 2 sai. D. Cột 1 sai, cột 2 đúng. E. Cột 1 sai, cột 2 sai. Hãy chọn chữ cái tương ứng với ý đúng. TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Răng Hàm Mặt: Phần 1 - ĐH Y Hà Nội
43 p | 1160 | 316
-
Bài giảng Bài 10: Bệnh học răng hàm mặt
16 p | 368 | 66
-
Bài giảng Nha khoa công cộng và các biện pháp phòng ngừa - Kiểm soát bệnh răng miệng
9 p | 202 | 22
-
Bài giảng Chấn thương răng trẻ em - Nguyễn Thái Hoàng
62 p | 124 | 20
-
Bài giảng Răng - Miệng
28 p | 113 | 19
-
Bài giảng Bệnh sâu răng
12 p | 181 | 12
-
Bài giảng Bệnh nhiễm trùng RHM - BS. Dương Minh Phương
9 p | 106 | 10
-
BỆNH SÂU RĂNG – PHẦN 1
13 p | 102 | 8
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG
11 p | 136 | 8
-
Bài giảng: Bệnh răng miệng
42 p | 36 | 6
-
Bài giảng chuyên đề: Bệnh học - Sâu răng
16 p | 27 | 4
-
Bài giảng Răng - Hàm - Mặt: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
52 p | 10 | 3
-
Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại Tp Long Xuyên - An Giang
11 p | 19 | 2
-
Bài giảng Răng hàm mặt - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
86 p | 8 | 2
-
Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang
6 p | 4 | 1
-
Tình hình bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang
4 p | 3 | 1
-
Sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 tại thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2018
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn