intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh thấp - ThS. Huỳnh Thanh Hiền

Chia sẻ: Kimtuoi Kimtuoi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:24

90
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Bệnh thấp" giới thiệu đến các bạn những nội dung về sinh bệnh học của bệnh thấp, các đặc điểm lâm sàng của bệnh thấp, các cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh thấp, chẩn đoán được một trường hợp bệnh thấp. Hy vọng đây nội dung bài giảng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh thấp - ThS. Huỳnh Thanh Hiền

  1. BỆNH THẤP                       ThS Huỳnh Thanh  Hiền    
  2. Mục tiêu 1. Hiểu được sinh bệnh học của bệnh thấp. ̣ ̉ 2. Trình bày các đăc điêm lâm sàng c ủa  ̣ bênh th ấp. ̣ 3. Liêt kê ca ́c cận lâm sàng trong chẩn đoán  bệnh thấp. ̉ 4. Chân đoa ́n được môt tr ̣ ường hợp bệnh  thấp.
  3. ĐẠI CƯƠNG ­ Bệnh thấp (Rheumatic fever) hay Sốt thấp cấp (Acute  Rheumatic fever) là một bệnh tự miễn. ­ Xảy ra sau viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết bêta  nhóm A (LCK β  A).  ­ Có tính chất hệ thống gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc  biệt ở tim, khớp, hệ thần kinh, mạch máu, da và tổ chức  dưới da… ­ Trong đó tổn thương tim nguy hiểm nhất, có thể gây tử  vong trong đợt thấp cấp tính, hoặc để lại di chứng vĩnh  viễn ở van tim. ­ Thấp là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh tim mắc  phải ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi ở các nước đang  phát triển.
  4. DỊCH TỂ HỌC ­ Thấp là bệnh của trẻ em. ­ Theo WHO, mỗi năm trên toàn cầu có 20 triệu trẻ mới mắc  bệnh thấp và 0,5 triệu trẻ chết vì thấp tim. ­ Tần suất bệnh thấp không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc,  quốc gia nhưng tùy thuộc vào nhiều lứa tuổi, theo mùa, môi  trường, điều kiện sống, mức sống kinh tế, văn hóa, xã  hội… ­ Lứa tuổi thường gặp từ 5­ 14.  ­ Bệnh dễ phát vào mùa đông và xuân, lúc thời tiết còn lạnh và  ẩm.  ­ Môi trường sống kém vệ sinh, điều kiện ăn ở chật chội, thiếu  ăn, nghèo khổ…là các yếu tố làm cho bệnh thấp ở các nước  đang phát triển cao hơn các nước khác. ­ Ở Việt Nam, tần suất bệnh thấp ở Hà Nội và một số tỉnh miền  Bắc từ năm 1961­ 1993 là 1,3­ 3,94/1000 và cả TP HCM 2001  là 2,43/ 1000.
  5. SINH LÝ BỆNH ­ Bệnh thấp là một bệnh tự miễn. ­ Khi xâm nhập vô họng LCK β A tiết khoảng 20 chất  mang tính kháng nguyên với cơ thể con người.  ­ Kháng nguyên này làm cơ thể tạo ra kháng thể chống lại  liên cầu và cả tế bào của tim, thận, khớp…vì có sự  phản ứng chéo giữa các kháng nguyên của liên cầu với  các cơ quan đó. ­ Có nhiều yếu tố liên quan đến sinh lý bệnh của bệnh thấp  như: 1. Vị trí nhiễm LCK, 2. Bản thân LCK β A, Phản  ứng chéo giữa các kháng nguyên của LCK β A và một số  cơ quan của người, 4.  Cơ địa di truyền của ký chủ.  
  6. 1. Vị trí nhiễm LCK:  ở họng mới đưa đến  bệnh thấp. 2. Bản thân LCK β  A: chỉ có một số chủng có  cấu trúc đặc biệt, có khả năng gây thấp  (Rheumatogenicity) cao, độc lực (virulance)  mạnh mới gây nên bệnh thấp.  ­ Tính gây thấp của một số chủng LCK β A phụ  thuộc vào M protein là một chất có trong cấu  trúc vỏ LCK. Độc lực của LCK β A phụ thuộc  vào chất Hyaluronic acid chứa trong vỏ của nó.
  7.  3.  Phản ứng chéo giữa các kháng nguyên của LCK β  A  và một số cơ quan của người.  ­ Được nêu từ thập niên 1960.  ­ Mỗi thành phần kháng nguyên LCK phản ứng chéo với  từng cơ quan khác nhau.  ­Ví dụ, protein M6 của thành LCK và mô não người,  Polysaccharid của LCK β A và Glycoprotein tế bào van  tim…. 4. Cơ địa ký chủ ­ Những người có cơ địa đặc biệt đáp ứng miễn dịch quá  độ với kháng nguyên của của LCK.  ­ Có liên quan yếu tố gia đình và di truyền.  ­ Những cặp song sinh cùng trứng dễ bị thấp gấp 7 lần  so với song sinh khác trứng. Những người da trắng  có  kháng nguyên HLA­DR1 và những người da đen có HLA­ DR2 dễ bị thấp hơn những người có nhóm HLA khác.
  8. Cả 2 hệ miễn dịch dịch thể và tế bào tham gia cơ chế gây  bệnh thấp. ­ Miễn dịch tế bào: trong cơ tim của bệnh nhân chết vì  thấp tim cấp có sự hiện diện của tế bào lympho gây độc  cho tim­ lympho T giúp đỡ.  ­ Miễn dịch thể dịch: các phản ứng KN­ KT xảy ra trong  bệnh thấp.  Trong cấu trúc của vỏ bọc và màng tế bào LCK β A có  M proein, lipoprotein, N. Acetyl glucosamin…kích thích, →  tạo ra kháng thể chống lại LCK β A đồng thời những  cơ quan khác.
  9. LÂM SÀNG @ Các triệu chứng chính 1.  Viêm khớp ­ Thường gặp nhất, có ở 75% bệnh nhân thấp trong giai đoạn cấp  tính. ­ Xảy ra sau 1­2 tuần sau viêm họng với sốt, đau họng, nuốt đau, khám  thấy họng đỏ, 2 hạnh nhân sưng to, đỏ sần sùi.  ­ Đặc điểm:  + tổn thương từ nhẹ (đau khớp) đến nặng với  sưng nóng đỏ đau. + Vị trí: nhiểu khớp, chủ yếu ở các khớp lớn như gối, khuỷu, cổ tay,  cổ chân. + Viêm thoáng qua, di chuyển nhanh từ khớp này sang khớp khác. + Không bao giờ hóa mủ, khỏi sau 5­ 10 ngày, không để lại di chứng. + Không biến dạng, không cứng khớp, không teo cơ, không giới hạn  vận động trừ lúc đang viêm. + Tự khỏi dù không điều trị.
  10. 2. Viêm tim ­ Là biểu hiện nặng nhất. ­ Có thể tử vong ở thể viêm tim cấp có suy tim nặng và  thường để lại di chứng tạo thành các bệnh van tim  hậu thấp. ­ Viêm tim xảy ra trong đợt thấp cấp lần đầu hay đợt  tái phát lần 2. ­ Có thể xuất hiện một mình hoặc kèm với một số  triệu chứng khác ở da, khớp, thần kinh.  ­ Không tương quan về độ nặng giữa viêm khớp và  viêm tim.  ­ Thấp tim trong đợt cấp có thể gây viêm cơ tim, nội  tâm mạc hoặc màng ngoài tim, hoặc cả 3 lớp cùng  lúc.
  11. + Viêm nội tâm mạc ­ Vị trí tổn thương: lớp tế bào nội mạc tim và các mạch máu lớn,  các van tim cơ bản, van 2 lá và van ĐM chủ. ­ Triệu chứng lúc đầu không rầm rộ, ít gây tử vong nhưng thường  để lại di chứng nặng là các bệnh van tim hậu thấp như hẹp, hẹp hở  van 2 lá, van ĐM chủ… ­ Giai đoạn đầu triệu chứng cơ năng không đặc hiệu như tức ngực  và hơi đau vùng trước tim. Triệu chứng thực thể cũng nghèo nàn:  nhịp tim nhanh, tiếng tim hơi mờ. ­ Giai đoạn tổn thương van tim thực thể thì các triệu chứng nghe  được sẽ rõ ràng * Âm thổi tâm thu ở mỏm tim lan ra nách gợi ý hở van 2 lá do  thấp tim cấp. * Trong giai đoạn viêm tim cấp: âm thổi giữa tâm trương nhẹ,  ngắn, ở mỏm do viêm van 2 lá ở giai đoạn sớm của thấp tim gây  hẹp van 2 lá. * Âm thổi tâm trương ở liên sườn 2­3 cạnh ức trái, lan dọc  xương ức, gợi ý hở  van ĐM chủ do thấp tim cấp. Cần phân biệt với âm thổi do tổn thương van của các bệnh khác.
  12. + Viêm cơ tim  ­ Thường kèm viêm nội tâm mạc.  ­ Viêm cơ tim không để lại di chứng nhưng nếu nặng  thường gây suy tim cấp. ­ Triệu chứng cơ năng không đặc hiệu. ­ Triệu chứng thực thể: nhịp nhanh, tiếng tim mờ, tiếng  ngựa phi đầu tâm trương, diện tim lớn nhanh từng ngày,  có thể có âm thu cơ năng do dãn vòng van.  + Viêm màng ngoài tim ­ Đơn thuần hoặc kèm theo viêm cơ tim.  ­ Ít gây chèn ép tim, khỏi nhanh khi điều trị bằng  corticoid, không để lại di chứng viêm màng ngoài tim co  thắt. ­ Triệu chứng cơ năng: đau vùng trước tim, khó thở.  ­ Triệu chứng thực thể: tiếng tim mờ, tim lớn khi lượng  dịch nhiều, tiếng cọ màng tim ở giai đoạn viêm lúc mới  tiết dịch hoặc dịch đã hết.
  13. + Viêm tim toàn bộ  ­ Gặp ở thể viêm tim ác tính. Bệnh diễn tiến nhanh, tối cấp, dễ  gây tử vong. ­ Triệu chứng toàn thân: sốt cao, mệt lả, tình trạng nhiễm trùng  nhiễm độc nặng với vẻ mặt hốc hác, xanh tái, nhợt nhạt. ­ Triệu chứng cơ năng: khó thở, đau vùng trước tim, tức ngực,  tăng lên khi nằm hoặc vươn vai. ­ Triệu chứng thực thể: da xanh tái, phù nhẹ toàn thân, nhịp tim  nhanh, tiếng tim mờ, tim to toàn bộ, các âm thổi do tổn thương  van, rối loạn nhịp tim, tiếng cọ màng tim và các triệu chứng suy  tim nặng. Phổi có ran ẩm, có thể có phù phổi hoặc tràn dịch  màng phổi. Đây là một thể nặng, diễn tiến nhanh có thể gây tử vong vì suy tim  cấp nặng, không hồi phục hoặc điều trị bệnh có thể tạm ổn một  thời gian nhưng rất hay tái phát, diễn tiến nặng dần và có thể tử  vong sau vài tháng.
  14.  Chia viêm tim 3 mức độ:  Nhẹ: tim không to, không có triệu chứng suy tim,  cường độ âm thổi   3/6, một số trường hợp âm  thổi mất sau đợt cấp.  Trung bình: tim không to, không suy tim nhưng  âm thổi có cường độ lớn hơn và tồn tại sau đợt  cấp.  Nặng: tim to, suy tim, có âm thổi lớn, tổn thương  van nặng hoặc tổn thương nhiều van, tồn tại sau  đợt cấp và để lại di chứng van vĩnh viễn 
  15. 3. Múa vờn (Choree de Syndeham) ­ 10­ 15% bệnh nhân thấp. Có thể đơn độc hoặc phối hợp các triệu  chứng khác. ­ Là biểu hiện chậm của thần kinh trung ương, xảy ra sau viêm  họng khoảng 2­ 6 tháng. ­ Diễn tiến từ từ, trẻ đang bình thường bắt đầu có những động tác  vụng về như cầm đồ bị rơi, viết chữ xấu đi, không thẳng nét, trở  nên ngớ ngẩn, học kém. ­ Giai đoạn toàn phát: hốt hoảng lo lắng, nói năng khó khăn, nói  không thành câu, viết khó, làm những động tác bằng tay khó khăn, đi  đứng loạng choạng, muống ngả, sức cơ yếu dần không đi được. ­ Khi bệnh nặng: tay chân múa may, quờ quạng. Hai tay luôn có  những động tác bất thường, không chính xác giống như múa với  biên độ rộng, đôi khi cơ yếu nhiều giống như liệt. ­ Múa vờn khởi phát bởi xúc động tâm lý, tăng mạnh bởi các kích  thích từ bên ngoài, gắng sức, mệt mỏi, giảm khi ngủ. ­ Kéo dài từ vài tuần đến cả năm, hết không để lại di chứng.
  16. 4. Nốt dưới da Meynet ­ Ít gặp, chiếm khoảng 1% bệnh nhân thấp. ­ Là những hạt tròn, cứng, di động, không đau. ­ Vị trí: chỗ da mỏng, xương nhô ra như khuỷu, cổ tay,  cổ chân, bàn chân, chẩm, xương bả vai… ­ Xuất hiện vài ngày đến vài tuần thì hết. 5. Hồng ban vòng ­ Triệu chứng ngoài da điển hình của bệnh thấp. ­ Ít gặp, chiếm khoảng 
  17. @ Các triệu chứng phụ ­ Sốt: thường gặp nhất, sốt cao kéo dài 38­ 40o, không  thành cơn rõ ràng, đôi khi không sốt. ­ Mệt mỏi, biếng ăn, hồi hộp, mạch nhanh, đau ngực,  chảy máu cam. ­ Đau khớp: đau 1 hay nhiều khớp, không có triệu chứng  viêm. ­ Phổi: viêm phổi, tràn dịch màng phổi ít gặp, thường  kèm với viêm tim và suy tim. ­ Thận: viêm thận cấp, ít gặp và không điển hình hoặc  chỉ có  thay đổi nước tiểu như đạm niệu, tiểu ra máu vi  thể.
  18. CẬN LÂM SÀNG Không có xét nghiệm nào một mình nó chẩn đoán được bệnh thấp. 1. Những dấu hiệu nhiễm LCK β  A ­ Phết họng để soi và nuôi cấy tìm LCK β A.(+) giai đoạn viêm họng, ít  (+)  khi đã có triệu chứng bệnh thấp. ­ Đo lượng kháng thể kháng LCK: + ASO (anti Streptolysine O): đặc hiệu cho bệnh thấp, tăng cao nhất  lúc các triệu chứng thấp mới xuất hiện, giảm dần sau vài tuần đến  vài tháng. (+) khi > 250 ở người lớn và > 300 đơn vị Todd ở trẻ em.. + AH (anti Hyaluronidase). + Anti D Nase B (Anti Desoxyribonuclease): dương tính khi > 240  đơn vị Todd. + ASK (Anti Streptokinase). + Anti NADase ( anti Nicotinamide Adenine Dinucleotidase). + ASTZ (Antistreptozyme) là kháng thể đa kháng LCK. Test này  nhạy, dương tính khi > 200 đv/ml. là một test nhanh, có kết quả sau  10 phút.
  19. Nếu lần đầu lượng các kháng thể trên thấp, có thể  đo lại sau 2­ 4 tuần. Lượng kháng thể này giảm: sau 2 tháng hoặc bệnh  nhân đã sử dụng corticoid hay Penicilline. ASO (+): 80% khả năng bị thấp. ASO (+) và AH (+): 90% khả năng bị thấp. ASO (+) , AH (+) và ASK (+): 95% khả năng bị  thấp. Trong các test trên, ASO chuẩn nhất và được dùng  nhiều nhất.
  20. 2.  Các dấu hiệu chứng tỏ tình trạng viêm ­ VS máu: giờ 1 > 50mm, giờ 2 >100 mm. VS có thể tăng  hay không tăng khi suy tim hoặc đa hồng cầu. ­ CRP: dương tính. ­ HC giảm, thiếu máu nhẹ, BC tăng chủ yếu ĐNTT,  Fibrin tăng, α 2 Globulin tăng, Haptoglobin tăng,  Orosomucoid tăng. 3. Các dấu hiệu tổn thương cơ tim ­ ECG: PR kéo dài, ST và T thay đổi do viêm cơ tim, ST  chênh do viêm màng ngoài tim. ­ X quang ngực: có thể thấy tim to do viêm cơ tim hoặc  tràn dịch màng ngoài tim do thấp. ­ Siêu âm tim: chẩn đoán bệnh van tim hậu thấp, đánh giá  kích thước, chức năng tim, không chẩn đoán đặc hiệu  bệnh thấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2