intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Các phương pháp cải tạo đất đá: Chương Mở đầu - TS. Đặng Xuân Trường

Chia sẻ: Caphesuadathemmatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Các phương pháp cải tạo đất đá chương mở đầu Giới thiệu chung học phần; Giới thiệu về các phương pháp cải tạo nền đất yếu; Giới thiệu về các giải pháp cải tạo đất đá cứng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Các phương pháp cải tạo đất đá: Chương Mở đầu - TS. Đặng Xuân Trường

  1. ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO ĐẤT ĐÁ MSHP: 190114134 ĐẶNG XUÂN TRƯỜNG Tiến sĩ, Kĩ sư Asean E: dxtruong@hcmunre.edu.vn W: www.dangxuantruong.edu.vn B: www.dxtruong.blogspot.com C.0
  2. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. CHƯƠNG MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG - Giới thiệu chung học phần. - Giới thiệu về các phương pháp cải tạo nền đất yếu. - Giới thiệu về các giải pháp cải tạo đất đá cứng. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 2
  3. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN “Các phương pháp cải tạo đất đá” là học phần chuyên ngành của các ngành học như: Kĩ thuật Địa chất, Địa chất học, Địa chất công trình, Nền móng công trình… Nội dung học phần giới thiệu một số biện pháp cải tạo nền đất yếu để xây dựng công trình và một số giải pháp cải tạo các khối đất đá cứng nhằm đảm bảo ổn định các công trình đất hay công trình phục vụ cho các mục đích khác. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 3
  4. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO NỀN ĐẤT YẾU (1) Tầm quan trọng của gia cố nền đất yếu. (2) Khái niệm về đất yếu. (3) Một vài sự cố công trình trên nền đất yếu. (4) Sự phân bố các vùng đất yếu ở Việt Nam. (5) Các đặc điểm của nền đất yếu. (6) Các loại nền đất yếu thường gặp. (7) Các biện pháp xử lý nền đất yếu. (8) Mặt cắt địa chất một số khu vực TP.HCM. (9) Giới hạn trong học phần. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 4
  5. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU (1/1) Nền đất đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các loại công trình. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Gia cố nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất… Nền đất sau gia cố là nền đủ sức chịu tải để gánh đỡ công trình tồn tại bền vững. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 5
  6. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NỀN ĐẤT YẾU (1/3) Nền đất yếu và các biện pháp xử lý Nền đất yếu là một trong những vấn đề rất quan trọng và phổ biến trong thi công xây dựng công trình. Cho đến nay ở nước ta, việc xây dựng công trình trên nền đất yếu vẫn là một vấn đề tồn tại và là một bài toán khó đối với người xây dựng, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu xử lý nghiêm túc, đảm bảo sự ổn định và độ lún cho phép của công trình. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 6
  7. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NỀN ĐẤT YẾU (2/3) Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, do vậy không thể xây dựng các công trình. Đất yếu là một loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên. Khi thi công các công trình xây dựng gặp các loại nền đất yếu, tùy thuộc vào tính chất của lớp đất yếu, đặc điểm cấu tạo của công trình mà người ta dùng phương pháp xử lý nền móng cho phù hợp. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 7
  8. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NỀN ĐẤT YẾU (3/3) Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập khi xây dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý hiệu quả, không đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng của công trình khi xây dựng trên nền đất yếu. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 8
  9. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.3. MỘT VÀI SỰ CỐ CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ĐẤT YẾU (1/2) 1 2 Hình 1: Ngôi nhà xây dựng trên đất yếu bị lún khi đang trong quá trình hoàn thiện Hình 2: Một đoạn đường trên nền đất yếu bị lún, nứt sau thi công Nguồn: Internet Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 9
  10. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.3. MỘT VÀI SỰ CỐ CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ĐẤT YẾU (2/2) 1 2 3 Hình 1: Nhịp dẫn cầu Cần thơ sập ngày 26/9/2007 Hình 2: Vị trí xảy ra sự cố (Phía Bờ Vĩnh Long) Hình 3: Cầu Cần Thơ hiện tại (vị trí xảy ra sự cố) Nguồn: wikipedia Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 10
  11. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (1/11) Hình 1.4.1: Vị trí các tỉnh, thành của Việt Nam Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 11
  12. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (2/11) Đất mềm yếu ở Việt Nam chủ yếu là các tầng trầm tích mới được thành tạo trong kỷ thứ tư, chủ yếu là trầm tích tam giác châu, thường gặp ở các miền đồng bằng, trong đó hai miền đồng bằng lớn nhất là: Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ. Nhìn chung sơ bộ về các tầng đất yếu ở Việt Nam như sau: Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 12
  13. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (3/11) 1.4.1 Các tầng đất yếu ở đồng bằng Bắc bộ  Chủ yếu là các loại trầm tích tam giác châu thổ của hai sông lớn là: sông Hồng và sông Thái Bình và các chi lưu của chúng. Miền đồng bằng này có diện tích rất rộng (khoảng 15000 km2) và ít đồi núi sót.  Vùng phù sa sông Hồng chiếm diện tích rộng nhất trong miền này. Về mặt địa hình, địa mạo đây là miền đồng bằng thuộc loại địa hình bồi tụ. Do điều kiện địa chất, địa hình như trên, tầng trầm tích kỷ thứ tư của miền rất dày, từ vài mét đến hơn một trăm mét, trong đó các vùng châu thổ và các vùng ven biển trong miền có tầng trầm tích này lớn nhất. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 13
  14. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (4/11) Hình 1.4.2: Bản đồ vùng Đồng bằng Sông Hồng (Đồng bằng Bắc Bộ) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 14
  15. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (5/11) 1.4.2 Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh So với đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh có bề ngang hẹp, có nhiều đồi núi sót. Trong miền vào đầu và cuối kỷ thứ tư có những vận động kiến tạo nâng lên, hạ xuống không đều hình thành trong miền những khu vực bồi tụ và mài mòn xen kẽ nhau. Tầng trầm tích kỹ thứ tư trong miền không dày lắm, các trầm tích ở đây cũng đa dạng, có trầm tích bồi tụ tam giác châu, có trầm tích bồi tụ ven biển. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 15
  16. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (6/11) Hình 1.4.3: Bản đồ vùng Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh (Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 16
  17. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (7/11) 1.4.3 Miền đồng bằng ven biển miền Trung  Miền được hình thành trên kiến trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, giống đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, đồng bằng Bình Trị Thiên có bề ngang hẹp.  Những dòng chảy trong miền nhỏ, đặc tính chung của các con sông trong miền là ít phù sa, năng lượng yếu.  Miền là đồng bằng mài mòn bồi tụ điển hình. Trầm tích kỉ thứ tư trong miền thường thấy ở vùng thung lũng các sông và thuộc loại phù sa bồi tích.  Vùng duyên hải thuộc loại trầm tích phát triển trên các đầm phá cạn dần. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 17
  18. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (8/11) Hình 1.4.4: Bản đồ vùng Đồng bằng Duyên hải Miền Trung Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 18
  19. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (9/11) 1.4.4 Đồng bằng Nam bộ Khu vực có lớp đất yếu dày từ 1 – 30 m bao gồm các vùng ven TP.Hồ Chí Minh, thượng nguồn các sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông, phía tây Đồng Tháp Mười, rìa quanh vùng Bảy Núi cho tới vùng ven biển Hà Tiên, Rạch Giá, rìa đông Bắc đồng bằng từ Vũng Tàu đến Biên Hòa. Khu vực có lớp đất yếu dày từ 15 – 100 m bao gồm tỉnh Bến Tre, vùng duyên hải các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Cà Mau v.v… Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 19
  20. ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (10/11) 1.4.4 Đồng bằng Nam bộ Tại đồng bằng Nam bộ các tầng đất yếu đều thuộc các loại trầm tích châu thổ (sông, bãi bồi, tam giác châu), trầm tích bờ, vũng vịnh. Ở miền đồng bằng cấu tạo của vỉa đất yếu khá phức tạp, các lớp đất yếu thường nằm xen kẽ nhau, hoặc xen kẽ giữa các lớp có khả năng chịu lực tốt hơn, chiều dày vỉa đất yếu lớn. Ở các vùng đồng bằng ven biển và các vùng đồng bằng có nhiều đồi núi sót, cấu tạo của vỉa đất yếu đơn giản hơn, có ít lớp đất yếu hơn. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2