intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 7 - TS. Nguyễn Hồng Cử

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:15

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cung cấp những kiến thức như Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình, cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Xây dựng gia đình việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 7 - TS. Nguyễn Hồng Cử

  1. Chương 7 VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 1.1 Khái niệm gia đình Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. uan hệ hôn nhân uan hệ huyết thống uan hệ nuôi dưỡng 1
  2. 1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội 1. Gia đình là tế bào của xã hội 2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cả nhân của mỗi thành viên 3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội 2
  3. 1.3 Chức năng cơ bản của gia đình Chức năng tái sản xuất ra con người Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình 3
  4. 2. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội 1 Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa. 2 Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ. 4
  5. 2. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 2.2 Cơ sở chính trị Việc thiết lập chính quyền nhà nước XHCN đảm bảo nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ, xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội... 5
  6. 2. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 2.3 Cơ sở văn hóa Giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bước bị loại bỏ. Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, đồng thời cũng cung cấp kiến thức, nhận thức mới, làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia 6 đình.
  7. 2. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ 1. Hôn nhân tự nguyện 2. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng 3. Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý 7
  8. 3. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 3.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH 3.1.1 Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình (1) Gia đình đơn (gia đình hạt nhân) dần thay thế cho kiểu gia đình truyền thống. (2) Quy mô gia đình ngày càng được thu nhỏ lại với hai thế hệ sống chung. (3) Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, hạn chế mâu thuẫn trong gia đình truyền thống. (4) Sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình. 8
  9. 3. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 3.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH 3.1.2 Biến đổi các chức năng của gia đình a. Chức năng tái sản xuất ra con người Trước đây, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể hiện trên ba phương diện: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõinay, đã có những thay đổi căn bản: giảm Ngày . mức sinh của phụ nữ, giảm số con và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai. Sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế. 9
  10. 3. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 3.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH 3.1.2 Biến đổi các chức năng của gia đình b. Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng (1) Chuyển từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa, từ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình sang sản suất đáp ứng nhu cầu của thị trường. (2) Kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. (3) Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội. 10
  11. 3. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 3.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH 3.1.2 Biến đổi các chức năng của gia đình c. Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa) Xu hướng: Giáo dục gia đình có xu hướng đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên Nội dung: giáo dục không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng xã, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới. Vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm, chủ yếu dựa vào xã hội. 11
  12. 3. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 3.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH 3.1.2 Biến đổi các chức năng của gia đình d. Biến đổi trong chức năng thỏa mãn như cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm (1) Nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang tăng lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn vị tình cảm. (2) Thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò của con trai, tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên. 12
  13. 3. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 3.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH 3.1.3 Sự biến đổi quan hệ gia đình e. Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng (1) Quan hệ vợ chồng - gia đình có xu hướng lỏng lẻo, gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn. (2) Không còn một mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình mà còn có mô hình người phụ nữ hoặc cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. 13
  14. 3. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 3.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH 3.1.3 Sự biến đổi quan hệ gia đình g. Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình (1) Quan hệ giữa các thế hệ cũng như các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến đổi, người cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm. (2) Mâu thuẫn thế hệ ngày càng lớn, tuổi trẻ thường hướng tới những giá trị hiện đại, phủ nhận giá trị truyền thống. (3) Hiện tượng ly hôn, ly đàn, ngoại tình, sống thử gây nhiều nguy cơ làm tan vỡ gia đình. 14
  15. 3. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 3.2 Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2