intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng chuyên đề: Khám bệnh về máu

Chia sẻ: K Loi Ro Ong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài giảng trình bày về bệnh sử, tiền căn và thăm khám một cách có hệ thống để dự đoán nguyên nhân và đề ra các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định tình trạng bệnh lý bệnh nhân đang có về máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng chuyên đề: Khám bệnh về máu

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:<br /> <br /> KHÁM BỆNH VỀ MÁU<br /> <br /> Biên soạn: Lại Thị Thanh Thảo (Bộ Môn Nội, ĐHYD TPHCM)<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:<br /> Sau khi học xong chuyên đề “Khám bệnh về máu”, người học nắm<br /> được những kiến thức có liên quan như: Bệnh sử, Tiền căn, và Khám<br /> bệnh về máu.<br /> <br /> 2<br /> <br /> NỘI DUNG<br /> Khi khám bệnh nhân nghi ngờ có bất thường về máu, cần thực hiện một<br /> cách tỉ mỉ việc hỏi bệnh sử, tiền căn và thăm khám một cách có hệ thống để<br /> dự đoán nguyên nhân và đề ra các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định<br /> tình trạng bệnh lý bệnh nhân đang có.<br /> I. BỆNH SỬ<br /> 1. Thiếu máu<br /> 1.1. Thiếu máu cấp<br /> - Thời gian xuất hiện triệu chứng thiếu máu < 2 tuần.<br /> - Biểu hiện tình trạng thiếu oxy mô cấp, do giảm khối lượng tuần hoàn<br /> cấp. Khi thiếu máu cấp mức độ trung bình đến nặng, các triệu chứng thiếu<br /> máu sẽ biểu hiện tương đối rõ ràng:<br /> + Da xanh xao, niêm mạc hồng nhạt hay nhợt nhạt. Da ẩm lạnh, vã mồ<br /> hôi.<br /> + Biểu hiện thiếu oxy não cấp: chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm khi thay<br /> đổi tư thế, ù tai.<br /> + Tri giác thay đổi: bứt rứt, lơ mơ, hôn mê.<br /> + Thay đổi về tim mạch: mệt, hồi hộp, đánh trống ngực.<br /> + Giảm tưới máu thận: thiểu niệu, vô niệu.<br /> - Lưu ý hỏi bệnh sử về các yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây thiếu<br /> máu cấp:<br /> + Chảy máu các lỗ tự nhiên: ói ra máu, tiêu phân đen, tiêu ra máu (xuất<br /> huyết tiêu hóa), rong kinh, rong huyết, tiểu máu. Chấn thương gây vỡ tạng<br /> đặc như gan, lách, thận, gãy xương lớn (xương chậu, xương đùi, vết thương<br /> mạch máu)…<br /> <br /> 3<br /> <br /> + Các triệu chứng liên quan đến tán huyết: có những đợt rùng mình, ớn<br /> lạnh, đau lưng, da xanh, niêm nhợt, vàng da, tiểu màu xá xị (tiểu Hb), lách<br /> to… sau khi truyền máu, truyền dịch nhược trương, bị rắn độc cắn, nhiễm ký<br /> sinh trùng sốt rét.<br /> + Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết nặng (ức chế tủy xương): sốt<br /> cao, vẻ mặt nhiễm trùng.<br /> 1.2. Thiếu máu mãn<br /> - Thời gian xuất hiện triệu chứng thiếu máu 2 tuần. Triệu chứng lâm<br /> sàng phụ thuộc vào mức độ bù trừ của các cơ quan đối với tình trạng thiếu<br /> oxy mạn, tùy vào mức độ ảnh hưởng của thiếu máu lên hoạt động thể lực<br /> hằng ngày.<br /> + Tim mạch: hồi hộp, đánh trống ngực, khi thiếu máu nặng có biểu hiện<br /> suy tim như mệt, khó thở phải nằm đầu cao…<br /> + Hô hấp: khó thở, nhịp thở nhanh, nông<br /> + Thần kinh: giảm trí nhớ, kém tập trung, hay quên, ngủ gà, chóng<br /> mặt…<br /> + Tiêu hóa: ăn chậm tiêu, chán ăn…<br /> + Da niêm: da xanh xao, niêm mạc nhợt, lưỡi mất gai, viêm lưỡi (thiếu<br /> B12); móng mất bóng, móng lõm, da khô, dễ gãy, tóc dễ rụng…<br /> + Sinh dục: nam giảm ham muốn tình dục, bất lực, nữ thiểu kinh, vô<br /> kinh…<br /> + Cơ xương khớp: đau khớp không điển hình, mỏi cơ vào cuối ngày.<br /> - Lưu ý hỏi bệnh sử về các yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây thiếu<br /> máu mãn:<br /> + Giảm sản xuất hồng cầu:<br /> <br /> 4<br /> <br /> § Tổn thương tế bào máu gốc: suy tủy thật sự, suy tủy tiêu hao (bạch<br /> cầu cấp, bạch cầu mãn, ung thư hạch, K di căn...).<br /> § Thiếu cung cấp nguyên liệu tạo hồng cầu như sắt, acid folic, vitamine<br /> B12. Hỏi chế độ dinh dưỡng, thành phần thức ăn hằng ngày.<br /> + Do tăng phá hủy hồng cầu (tán huyết mãn): bệnh nhân có những đợt<br /> tán huyết cấp lặp đi lặp lại xảy ra ngày càng gần nhau hơn (rùng mình, ớn<br /> lạnh, đau lưng, da xanh, niêm nhợt, vàng da, lách to).<br /> + Do mất máu rỉ rả: từ đường tiêu hóa (tiêu phân đen), đường tiết niệu sinh dục (rong kinh, rong huyết, tiểu máu…).<br /> + Do cơ chế phối hợp (các cơ chế trên): thường gặp trong các bệnh lý<br /> nội khoa kinh niên như viêm gan mãn, suy thận mãn, viêm đa khớp, ung<br /> thư…<br /> 2. Xuất huyết da niêm<br /> Hỏi hoàn cảnh xuất hiện xuất huyết da niêm như xảy ra do chấn thương<br /> hay tự nhiên, ngay sau chấn thương hay một thời gian sau chấn thương. Khai<br /> thác các tính chất của xuất huyết da niêm:<br /> + Vị trí: da, niêm mạc, cơ, khớp<br /> + Kích thước, hình dạng, bờ, gồ lên bề mặt da.<br /> + Màu sắc của sang thương xuất huyết da niêm: đỏ tươi, đỏ sậm, tím,<br /> xanh, vàng. Sự thay đổi màu sắc theo thời gian.<br /> + Xuất huyết các ổ tự nhiên: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy<br /> máu tai, niêm mạc đường tiêu hóa (ói ra máu, tiêu phân đen, tiêu ra máu),<br /> niêm mạc đường tiết niệu (tiểu máu), niêm mạc đường sinh dục (rong kinh,<br /> rong huyết).<br /> + Xuất huyết các cơ quan nội tạng: não, trong ổ bụng…<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2