BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:<br />
<br />
SẢN KHOA:<br />
<br />
NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:<br />
Sau khi học xong chuyên đề “Sản khoa: Nhiễm khuẩn hậu sản”,<br />
người học nắm được những kiến thức như:<br />
- Các yếu tố thuận lợi và các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu<br />
sản.<br />
- Triệu chứng của các thể lâm sàng trong nhiễm khuẩn hậu sản.<br />
- Hướng xử trí các thể lâm sàng của nhiễm khuẩn hậu sản ở tuyến y<br />
tế cơ sở.<br />
<br />
2<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
1. ĐẠI CƢƠNG<br />
Nhiễm khuẩn hậu sản là một trong những tai biến sản khoa thường gặp,<br />
đặc biệt là ở các nước đang phát triển do nhiều nguyên nhân từ cơ sở và trang<br />
thiết bị yếu kém, thực hiện quy trình khống chế nhiễm khuẩn trong lĩnh vực<br />
sức khoẻ sinh sản chưa được bảo đảm…<br />
Nhiễm khuẩn hậu sản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử<br />
vong mẹ trong các tai biến Sản khoa.<br />
1.1. Định nghĩa<br />
Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục<br />
trong thời kỳ hậu sản.<br />
1.2. Đƣờng vào<br />
- Đường máu.<br />
- Nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo và/hoặc cổ tử cung.<br />
- Qua các tổn thương của sinh dục trong và sau khi đẻ: tầng sinh môn,<br />
âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương trong đẻ.<br />
- Sản dịch là môi trường tốt cho vi khuẩn.<br />
1.3. Nguyên nhân/các yếu tố nguy cơ<br />
- Cơ sở vật chất trang thiết bị không đảm bảo vô khuẩn.<br />
- Các chỉ định và kỹ thuật can thiệp không đúng thời điểm (trường hợp<br />
đang nhiễm khuẩn) trong lĩnh vực sản khoa.<br />
- Chăm sóc trước, trong và sau đẻ không đảm bảo qui trình.<br />
- Các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục không được xử trí tốt trước đẻ.<br />
- Chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non, ối vỡ sớm.<br />
<br />
3<br />
<br />
1.4. Mầm bệnh các loại vi khuẩn phân lập đƣợc<br />
Bệnh viện Trung ƣơng Huế<br />
<br />
Viện BVBMTSS<br />
<br />
Tụ cầu<br />
<br />
50,4%<br />
<br />
76%<br />
<br />
E.Coli<br />
<br />
31,2%<br />
<br />
30,8%<br />
<br />
Phối hợp<br />
<br />
33,6%<br />
<br />
Aerobacter<br />
<br />
12,0%<br />
<br />
Vi khuẩn<br />
<br />
Dịch vết mổ<br />
<br />
Dịch âm đạo<br />
<br />
Tụ cầu<br />
<br />
78,2%<br />
<br />
44,1%<br />
<br />
E.Coli<br />
<br />
13,0%<br />
<br />
35,2%<br />
<br />
Aerobacter<br />
<br />
17,0%<br />
<br />
10,7%<br />
<br />
Phối hợp<br />
<br />
43,4%<br />
<br />
31,3%<br />
<br />
2. CÁC HÌNH THÁI NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN<br />
2.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo<br />
- Đây là hình thái nhẹ nhất.<br />
- Các triệu chứng/dấu hiệu:<br />
+ Sốt nhẹ 38oC - 38o5 C<br />
+ Vùng tầng sinh môn có biểu hiện viêm tấy, đỏ, đau, trường hợp nặng<br />
có mủ (khối tụ máu âm hộ/âm đạo có thể là nơi đặc biệt dễ nhiễm khuẩn).<br />
- Tiến triển thường tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.<br />
- Điều trị:<br />
+ Cắt chỉ ngắt khoảng nếu vết khâu phù nề, cắt chỉ toàn bộ nếu vết<br />
thương có tấy đỏ và mủ.<br />
+ Kháng sinh đường uống hoặc đường toàn thân.<br />
+ Vệ sinh tại chỗ hàng ngày bằng dung dịch Betadine 10%.<br />
<br />
4<br />
<br />
2.2. Viêm nội mạc tử cung<br />
Đây là hình thái nhẹ, thường gặp, nếu không điều trị kịp thời có thể đưa<br />
đến các biến chứng.<br />
2.2.1. Triệu chứng<br />
- Sốt xuất hiện 2-3 ngày sau đẻ.<br />
- Mạch nhanh 100 - 120 l /phút, mệt mỏi.<br />
- Tử cung co hồi chậm.<br />
- Sản dịch hôi, có thể có mủ lẫn máu.<br />
2.2.2. Điều trị<br />
- Thuốc co hồi tử cung.<br />
- Kháng sinh đường tiêm.<br />
- Nong cổ tử cung trong trường hợp bế sản dịch.<br />
- Cấy sản dịch, sau đó điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ.<br />
- Nạo buồng tử cung nếu có sót rau, tốt nhất sau khi đã dùng kháng sinh<br />
24 giờ.<br />
2.3. Viêm cơ tử cung<br />
- Đây là hình thái hiếm gặp, thường xảy ra sau viêm nội mạc không<br />
được điều kịp thời và tích cực. Tiên lượng phụ thuộc vào chẩn đoán và điều<br />
trị.<br />
- Những biến chứng có thể xảy ra là viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng<br />
máu.<br />
2.3.1. Triệu chứng<br />
- Sốt cao 39-40oC, biểu hiện nhiễm trùng nặng.<br />
- Sản dịch hôi thối, ra máu lẫn mủ.<br />
- Tử cung to mềm và nắn đau.<br />
<br />
5<br />
<br />