Bài giảng Chuyển hóa muối nước
lượt xem 14
download
Bài giảng nhằm trình bày vai trò của muối, nước; nhu cầu, sự hấp thu, bài xuất, phân phối muối, nước; sự vận chuyển, điều hòa trao đổi muối nước; các rối loạn trao đổi muối nước. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết các nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chuyển hóa muối nước
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC MỤC TIÊU: 1 Trình bày vai trò của muối, nước. 2. Trình bày đúng nhu cầu, sự hấp thu, bài xuất, phân phối muối, nước. 3. Trình bày đúng sự vận chuyển, điều hòa trao đổi muối nước. 4. Trình bày đúng các rối loạn trao đổi muối nước.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 1. ĐẠI CƯƠNG: Nước: chiếm 60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành, gồm 40% DTTB và 20% DNTB. DNTB gồm dịch kẽ hay dịch gian bào 15% và huyết tương 5%. Nước được cung cấp hàng ngày khoảng 2,5l từ ngoài vào hoặc từ sự oxy hóa các chất trong cơ thể. Lượng nước tối thiểu bài tiết chất thải là 500ml, lượng nước bắt buộc phải mất ở nơi khác là 600ml . Vậy lượng nước tối thiểu cần là 1,100ml/24h
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 2. ĐẠI CƯƠNG: Natri: tổng lượng Natri ở người trưởng thành khoảng 3000mmol(5556mmol/kg thân trọng), 70% lượng này có thể trao đổi được, phần lớn Na ở DNTB ( 135145mmol/L). DTTB (10mmol/L/24h. Lượng Na đưa vào cơ thể 150 250mmol/24h. Kali: lượng đưa vào cơ thể phụ thuộc vào chế độ ăn uống trung bình 12mmol/kg/24h (50100mmol/24h). Nồng độ K huyết 3,5 5,5mmol có vai trò trong sự phân cực màng TB. K ở DTTB 160mmol/kg.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 1. ĐẠI CƯƠNG: Calci: tổng lượng Calci ở người trưởng thành 1kg, 99% nằm trong xương, khoảng1% Calci ở xương trao đổi tự do với Calci ở DNTB. Nồng độ Calci huyết 2,12,6mmol/L . Trong đó 45% gắn với protein, 45% ở dạng ion hóa ( phần có hoạt tính sinh học). 5 – 10% ở dạng phức hợp. Phosphat: chiếm 1% trọng lượng cân nặng ở người trưởng thành, 85% nằm trong xương và răng, 14% ở mô mềm, 1% ở DNTB. Phosphat huyết ở dạng hữu cơ chiếm 70%. Dạng vô cơ tự do (ion, muối)25%, kết hợp protein 5%.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 1.ĐẠI CƯƠNG: Magiê: có nhiều trong xương và mô mềm, là cation chính trong tế bào sau Kali, là cofactor của trên 300 phản ứng liên quan chuyển hóa năng lượng và sinh tổng hợp protein. Lượng Mg huyết ở người lớn 16mmol/kg cân nặng. Mg huyết khoảng 60% ở dạng ion, 15% dạng phức hợp( PO4, citrat, CO3), phần còn lại kết hợp với protein. Dạng ion và phức hợp lọc qua được cầu thận. Nồng độ Mg huyết 0,8 1mmol/L.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 2. VAI TRÒ 2.1 Nước: Tham gia cấu tạo cơ thể Tham gia các phản ứng lý hóa trong cơ thể. Vận chuyển các chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã. Điều hòa thân nhiệt. Bảo vệ các mô
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 2.VAI TRÒ 2.2 Natri: là cation chính của DNTB nên nó xác định ALTT của TB. 2.3 Kali: đóng vai trò quan trọng trong việc phân cực của màng TB. 2.4 Calci: tham gia cấu tạo xương, răng. 2.5 Mg, P tham gia vào các phản ứng sinh học của cơ thể.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 3. Hấp thu và bài tiết muối nước 3.1 Sự hấp thu muối vô cơ: được hấp thu ở ruột, một phần được giữ lại ở các cơ quan và mô, nhất là xương và da, một phần ở lại trong máu. Sự giữ muối ở các cơ quan có sự chọn lọc: Fe ở gan, Mg ở xương, NaCl ở da. Sự hấp thu Ca, P phụ thuộc và sự có mặt của vitaminD
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 3.Hấp thu và bài tiết muối nước 3.2 Sự bài xuất muối vô cơ: chủ yếu qua nước tiểu, một số muối bài xuất qua phân , mồ hôi. Ở đường tiết niệu sự hấp thu và bài tiết của muối chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố. Sự tái hấp thu và bài tiết Na ,k phụ thuộc vào hormon vỏ thượng thận.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 4. Thăng bằng xuất nhập nước: ở người bình thường lượng nước nhập bằng lượng nước xuất. Nước nhập Nước xuất Nước qua đường uống 12ooml Nước tiểu 1400ml Nước qua thức ăn 1000ml Nước qua hơi thở 500ml Nước nội sinh 300ml Nước qua phân 100ml ( nước từ các chuyển hóa) Nước qua mồ hôi 500ml Tổng cộng 2500ml Tổng cộng 2500ml Nước hấp thu chủ yếu ở đường tiêu hóa chủ yếu ở ruột non
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 5. Sự bài xuất nước: • Thận • Da • Phổi • Ruột • Sự bài tiết nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lao động, khí hậu, ADH.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 6. Sự vận chuyển muối nước trong cơ thể. Muối được hấp thu ở ống tiêu hóa , vận chuyển vào máu đến các cơ quan, tổ chức một cách có chọc lọc. Nước được hấp thu từ dạ dày nhưng chủ yếu là ở ruột non. Nước từ huyết tương qua thành mạch vào dịch gian bào và từ dịch gian bào vào trong tế bào và ngược lại.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển ,phân phối nước trong cơ thể. Áp lực thẩm thấu: ở khu vực nào cao thì nước sẽ chuyển vào càng nhiều và ngược lại. Áp lực thủy tỉnh: là áp lực của dòng máu ép vào thành mạch hoặc áp lực của nước ép vào màng tế bào. Áp lực này có tác dụng ngược lại áp lực thẩm thấu.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự điều hòa trao đổi muối nước trong cơ thể. Cơ chế thần kinh: não. Áp suất thẩm thấu: NaCl. Cơ chế hormon: vasoressin, ADH.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC Các cơ quan tham gia sự điều hòa trao đổi muối nước trong cơ thể. Cơ tiêu hóa hấp thu. Da, phổi, thận: bài tiết.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 8. Rối loạn trao đổi muối nước trong cơ thể. 8.1 Ứ nước đơn thuần trong tế bào: do cung cấp từ ngoài vào quá nhiều, kèm theo ứ muối. 8.1 Ứ nước trong tế bào: bệnh lý thận, trên lâm sang có hiện tượng phù.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC Rối loạn trao đổi muối nước trong cơ thể. Mất nước toàn phần và mất muối: do nôn tiêu chảy mất dịch. Mất muối nước khu vực ngoài tế bào: do mất máu , mất dịch tiết, tiêu chảy nôn nhiều, máu bị cô đặc.
- CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC Các rối loạn phối hợp Ứ nước ngoài tế bào và mất nước trong tế bào: suy thận Mất nước ngoài tế bào và ứ nước trong tế bào: mất muối, nước do nôn, tiêu chảy cấp ra mồ hôi nhiều
- TÀI LIỆU THAM KHẢO GS. Đỗ Đình Hồ Hóa Sinh Lâm Sàng. ĐHYD Tp.HCM 2008. GS. Đỗ Đình Hồ Hóa Sinh Y học. ĐHYD Tp.HCM 2008. Sinh Hóa Thực Hành Khoa Điều Dưỡng & Kỹ thuật Y Học ĐHYD Tp.HCM 2002. PGS.TS. Phạm Nghiêm Luật Thực Tập Hóa Sinh trường ĐHY Hà Nội, Nhà xuất bản Y học YH2003. Giáo Trình Hóa Sinh –Trường Trung Học Kỹ Thuật Y Tế 2 Bộ Y Tế Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2004.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Triệu chứng học ruột non (Kỳ 2)
5 p | 100 | 17
-
Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trong chẩn đoán bệnh da (Kỳ 2)
5 p | 264 | 15
-
Thuốc tác dụng trên hệ cholinergic (Kỳ 1)
5 p | 103 | 14
-
TÀI LIỆU HÓA SINH GAN
17 p | 111 | 12
-
Chuyện “dinh dưỡng” trong nước uống (Kỳ 2)
5 p | 113 | 11
-
RỐI LOẠN NƯỚC, ĐIỆN GIẢI – PHẦN 1
21 p | 98 | 9
-
GOUT
12 p | 111 | 8
-
Bài giảng thuốc lợi niệu part 2
4 p | 106 | 8
-
Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng gan - La Hồng Ngọc
113 p | 40 | 7
-
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên tám mươi mốt: GIẢI TINH VI LUẬN
3 p | 87 | 7
-
THUỐC BÔI NGOÀI DA
18 p | 159 | 6
-
CÁCH DÙNG THUỐC BÔI NGOÀI DA
19 p | 122 | 5
-
Bài giảng Thực tập Sinh lý bệnh - Miễn dịch - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
50 p | 21 | 4
-
Sỏi túi mậtVai trò của túi mật ?
5 p | 91 | 3
-
VIÊM DA TÃ LÓT (Diaper dermatitis)
2 p | 76 | 3
-
Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng gan - Hoàng Thị Thanh Thảo
88 p | 5 | 2
-
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải cân bằng acid-base
85 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn