Bài giảng CT ngực
lượt xem 6
download
Bài giảng CT ngực cung cấp đến bạn các kiến thức nhằm giúp bạn hiểu được các khái niệm cơ bản; biết cách đọc phim CT ngực; nhận biết các bất thường trên CT ngực; phân tích được bất thường trên CT ngực là tổn thương gì; kết luận bệnh lý trên CT ngực;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng CT ngực
- CT NGỰC Ths. BS. Hoàng Đình Dương
- MỤC TIÊU 1. Hiểu các khái niệm cơ bản 2. Biết cách đọc phim CT ngực 3. Nhận biết các bất thường trên CT ngực 4. Phân tích được bất thường trên CT ngực là tổn thương gì 5. Kết luận bệnh lý trên CT ngực
- NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM VỀ CT 2. CT NGỰC: KỸ THUẬT, CHỈ ĐỊNH, CÁC LOẠI CT NGỰC 3. CÁC BƯỚC ĐỌC CT NGỰC 4. CẤU TRÚC GIẢI PHẪU VÙNG NGỰC TRONG CT NGỰC: PHỔI, TRUNG THẤT, MẠCH MÁU 5. CÁC MẶT CẮT CT NGỰC 6. CÁC TỔN THƯƠNG TRÊN CT NGỰC 7. CÁC LÁT CẮT CT NGỰC (ÔN TẬP) + CÁC DẤU HIỆU TRONG XQ-CT NGỰC 8. CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
- KHÁI NIỆM • CT scanner (Computed Tomography): chụp cắt lớp vi tính • MSCT (Multislide Computed Tomography) chụp cắt lớp vi tính đa lớp cắt • CT dùng tia X # ảnh CT scan không phải là ảnh tia X, mà là ảnh được tái tạo lại từ bộ nhớ của máy tính • Thế hệ đầu tiên 4 lát cắt/giây, rồi lên 16, 32, 64, 128 và hiện nay 640 lát cắt
- Máy CT scanner
- Máy CT scanner
- QUY TRÌNH CHỤP CT Trước khi chụp CT • Tháo bỏ tất cả các vật bằng kim loại: trang sức, kẹp tóc, kính, đồng hồ, áo nịt ngực có gọng kim loại, thiết bị trợ thính và răng giả vì chúng sẽ gây nhiễu ảnh khi chụp. • Có thai hoặc nghi ngờ có thai phải thông báo cho nhân viên y tế • Bệnh nhân phải thông báo nếu đang mắc một trong các bệnh: tiểu đường, tĩnh mạch, hen suyễn, thận và dị ứng thuốc. • Bệnh nhân và người thân cần ký vào bản cam kết tiêm thuốc cản quang nếu cần tiêm thuốc cản quang. • Nhịn ăn trước 4 - 6 giờ tiêm thuốc cản quang. Bệnh nhân có thể uống nước với lượng vừa phải trước khi chụp cắt lớp vi tính 2 giờ. • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, bác sĩ có thể cho trẻ ngủ để chụp các bộ phận không tiêm thuốc, phải tiêm thuốc cản quang thì cần cho trẻ dùng an thần để tránh trẻ cử động khi tiêm thuốc cản quang. • Tùy vào vị trí cơ thể cần chụp CT, người bệnh có thể được yêu cầu cởi quần, áo và mặc áo do bệnh viện cung cấp.
- QUY TRÌNH CHỤP CT Trong khi chụp CT • Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn trong phòng chụp hoặc nằm theo một số tư thế đặc biệt theo yêu cầu của chẩn đoán. • Thời gian chụp cắt lớp vi tính thường kéo dài 3 - 5 phút, một số trường hợp kéo dài hơn (lên tới 15 - 45 phút) sẽ được nhân viên y tế giải thích kỹ lưỡng cho bệnh nhân. • Khi chụp CT bệnh nhân cần nằm yên. Nếu chụp ngực và bụng, người bệnh nên nín thở theo hướng dẫn của nhân viên y tế. • Bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang thường có cảm giác nóng dọc theo vùng mặt, cổ, ngực và có thể lan tới vùng bẹn trong vòng vài giây, người bệnh vẫn cần nằm yên khi chụp để có kết quả tốt nhất. • Một số trường hợp chụp CT đường tiêu hóa, y bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uống thuốc cản quang hoặc nước để tăng độ tương phản cấu trúc ống tiêu hóa, hỗ trợ chẩn đoán tốt hơn.
- QUY TRÌNH CHỤP CT Sau khi chụp CT • Bệnh nhân không tiêm thuốc cản quang có thể hoạt động bình thường, ăn uống thêm nếu không phải làm thêm các xét nghiệm khác. • Bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang sau khi chụp vẫn giữ đường truyền ở tĩnh mạch và được theo dõi trong phòng theo dõi khoảng 30 phút, nếu không có diễn biến bất thường thì nhân viên y tế sẽ tháo kim ra nếu không có chỉ định sử dụng đường truyền tĩnh mạch). Sau tháo kim người bệnh cần đè tay vào vị trí tiêm thuốc trong khoảng 5 - 10 phút để tránh chảy máu. Trong vòng 24 giờ sau tiêm thuốc cản quang, người bệnh cần uống nhiều nước để đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. • Nếu có biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, ngứa, đỏ da, khó thở, sốt,... sau khi chụp cắt lớp vi tính thì bệnh nhân nên thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, phát hiện bệnh.
- CLIP 1
- Đậm độ: đơn vị Hounsfields (HU)
- KHÁI NiỆM VỀ CỬA SỔ (WINDOW-WIDTH) VÀ MỰC NGANG GiỮA (LEVEL) October 31, 2014 8
- CẤU TRÚC MÔ QUA CT Đơn vị tỉ trọng Housfield: có ba loại cấu trúc dựa theo tỉ trọng: 1. Cấu trúc tăng tỉ trọng: số đo tỉ trọng cao hơn mô lành cùng loại. 2. Cấu trúc giảm tỉ trọng: số đo tỉ trọng thấp hơn mô lành cùng loại 3. Cấu trúc đồng tỉ trọng: số đo tỉ trọng ngang bằng mô lành cùng loại.
- CẤU TRÚC MÔ QUA CT - Cấu trúc dịch: dịch trong các nang thận, dịch thấm có tỉ trọng gần với tỉ trọng nước. phụ thuộc nhiều vào lượng protein có trong dịch. Dịch nang là dịch vô mạch, nên tỉ trọng sẽ không đổi khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch. - Dịch tiết hoặc dịch viêm có lượng albumin cao trên 30g/l, tỉ trọng 20- 30 đơn vị H. - Máu, ổ máu tụ: lượng albumin của các phân tử hữu hình. • Máu mới tỉ trọng 55 đơn vị H, khi các thành phần hữu hình tan hết, tỉ trọng giảm xuống 15-20 đơn vị H. • Máu cục tỉ trọng cao hơn hẳn máu trong tuần hoàn. Hiện tượng tăng tỉ trọng của ổ máu tụ chỉ tồn tại đến ngày thứ 7 sau chảy máu, sau đó tỉ trọng trở nên cân bằng với mô mềm. Sau 2 tuần, tỉ trọng thấp hơn mô mềm. • Những ổ máu tụ lớn, giai đoạn muộn do fibrin lắng đọng tạo nên một bao xung quanh, bên trong là dịch lỏng, trông giống như một nang dịch.
- Nang gan
- VỠ LOÉT ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC -> MÁU XOANG NGỰC (T)
- CẤU TRÚC MÔ QUA CT - Ổ áp xe: dịch mủ tỉ trọng 30 đơn vị H, tổ chức bao quanh giàu mạch máu, khi tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch sẽ thấy một bao tăng tỉ trọng bao bọc quanh ổ áp xe. Tỉ trọng của mủ trong ổ áp xe theo thời gian sẽ giảm dần xuống gần bằng tỉ trọng của nước. - Các ổ hoại tử: ổ giảm tỉ trọng rõ.
- Áp xe phổi (P)
- CT NGỰC Kỹ thuật chụp CT ngực Chỉ định chụp CT ngực Các bệnh lý gặp trong CT ngực
- KỸ THUẬT 1. CTngực thường qui (standard/conventionalCT): • Bềdày: 310mm • Vùngkhảo sát rộng, chụpnhanh • Khảosát toàn bộ nhu môphổi • Tiêmcảnquang/TM: +/- • Chỉđịnh: Bấtthường trên Xqngực Đánhgiá gđ Kphổi Theo dõi di cănphổi Bất thường màngphổi, trungthất Trànmủmàngphổi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hình ảnh giải phẩu CT - Scanner trung thất - phổi - BS. Đặng Vĩnh Hiệp, BS. Lê Văn Phước, TS.BS. Phạm Ngọc Hoa
101 p | 448 | 109
-
Bài giảng: Siêu âm lồng ngực
154 p | 288 | 88
-
GIẢI PHẪU X QUANG & CT NGỰC
77 p | 238 | 71
-
Bài giảng Hình ảnh CT ngực - BS.Lê Văn Dũng
102 p | 292 | 70
-
Bài giảng Nguyên lý của chụp cắt lớp điện toán - BS. Nguyễn Quý Khoáng, BS. Nguyễn Quang Trọng
53 p | 418 | 59
-
Bài giảng Hình ảnh giải phẫu CT ngực - Bụng - BS. Dương Văn Nhân
81 p | 225 | 55
-
Bài giảng Vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong bệnh lý lồng ngực - BS. Nguyễn Quý Khoáng
100 p | 266 | 54
-
Bài giảng Giải phẫu học lồng ngực qua các lát cắt ngang CT scan (phần 2) - BS. Lê Hữu Linh
40 p | 308 | 53
-
BÀI GIẢNG CT TẠO MÁU NGOÀI TỦY
27 p | 397 | 50
-
Bài giảng Giải phẫu học lồng ngực qua các lát cắt ngang CT scan - BS. Lê Hữu Linh
40 p | 222 | 48
-
Bài giảng Phân nhánh phế quản và các thùy – phân thùy phổi
56 p | 95 | 13
-
Bài giảng Cách đọc CT ngực - BS. Nguyễn Quý Khoáng
68 p | 114 | 12
-
Bài giảng CT scan ngực - BS. Ung Chính
83 p | 96 | 9
-
Bài giảng CT ngực bình thường
32 p | 21 | 4
-
Bài giảng Báo cáo một trường hợp cốt hóa niêm mạc khí phế quản - PGS. TS Nguyễn Chi Lăng
15 p | 23 | 2
-
Bài giảng Bệnh lý thành ngực - màng phổi - cơ hoành
138 p | 25 | 2
-
Bài giảng Đặc điểm lao phổi trẻ em tại khoa Hô hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2017 - CNĐD: Đỗ Thị Thúy Hằng
28 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn