Bài giảng Đại cương về giải phẫu học
lượt xem 4
download
Bài giảng Đại cương về giải phẫu học giới thiệu tới người đọc về giải phẫu học, hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ thần kinh, hệ nội tiết, các giác quan. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên y khoa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đại cương về giải phẫu học
- BÀI 1 Mục tiêu Sau khi học xong bài này, ngƣời học có khả năng: 1. Trình bày đƣợc định nghĩa và tầm quan trọng của giải phẫu học 2. Trình bày đƣợc nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học 3. Kể đƣợc tên những nhà giải phẫu học lớn của Việt Nam và thế giới Nội dung 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRONG CỦA GIẢI PHẪU HỌC 1.1. Khái niệm Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về hình thái, cấu trúc của cơ thể, mối liên quan của các bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trƣờng, đồng thời cũng nghiên cứu các quy luật phát triển của cơ thể đối với chức năng. Có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau: -Giải phẫu hệ thống là cách mô tả cấu trúc của từng hệ cơ quan riêng biệt. Giải phẫu hệ thống thích hợp với mục đích giúp ngƣời học hiểu đƣợc cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ thống cơ quan của cơ thể bao gồm hệ cơ xƣơng khớp, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu-sinh dục, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ các giác quan. -Giải phẫu định khu là cách mô tả cấu trúc và mối liên quan của tất cả các hệ cơ quan khác nhau trong cùng một vùng cơ thể. Cơ thể đƣợc chia thành những vùng sau: đầu mặt cổ, ngực, bụng, lƣng, chậu hông, đáy chậu, chi trên và chi dƣới. -Giải phẫu vi thể là cách mô tả cấu trúc của các cơ quan dƣới kính hiển vi -Giải phẫu đại thể là cách mô tả cấu trúc của các cơ quan bằng mắt thƣờng. 1.2. Tầm quan trọng Trong y học có nhiều môn học, giải phẫu học đƣợc xem là môn học cơ sở của tất cả các môn học trong y học. Kiến thức giải phẫu học ngƣời là kiến thức nền tảng, giúp ta hiểu đƣợc cấu tạo của cơ thể. Muốn hiểu đƣợc hoạt động bình thƣờng và bất thƣờng của các cơ quan ( sinh lý học và sinh lý bệnh), sự phát triển của thai ( phôi học ), cấu trúc bất 1
- thƣờng của các cơ quan khi bị bệnh (giải phẫu bệnh) thì phải biết cấu trúc, hình thái bình thƣờng của từng cơ quan bộ phận trong cơ thể (giải phẫu học). Giải phẫu học cũng đƣợc xem là môn học cơ sở của tất cả các môn học trong các chuyên ngành lâm sàng. Muốn chăm sóc điều trị bệnh nhân tốt thì phải nắm vững đƣợc cấu tạo từng cơ quan bộ phận, từng vùng trong cơ thể. Không thể học các môn học y học lâm sàng tốt nếu không học tốt giải phẫu học. Ví dụ: không biết vị trí giải phẫu của tim ở đâu thì không thể nghe tiếng tim đƣợc, không biết giải phẫu của gan thì không thể khám gan lớn, không thể bắt mạch, truyền dịch nếu không học giải phẫu các mạch máu, không thể chích thuốc nếu không học giải phẫu các vùng đƣợc tiêm…. Vì vậy các sinh viên y khoa phải đƣợc học giải phẫu học trƣớc khi học các môn học khác trong y học và phải học thật tốt, nắm thật vững các kiến thức này để vận dụng khi học tập và chăm sóc bệnh nhân. 2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN TRONG GIẢI PHẪU HỌC 2.1. Dựa vào hình dáng để đặt tên Ví dụ: xƣơng thuyền (vì giống chiếc thuyền), xƣơng bƣớm (giống con bƣớm), cơ nhị đầu( vì có 2 đầu)… 2.2. Dựa vào chức năng : Ví dụ: cơ dạng-khép, cơ ngữa-sấp, mấu chuyển, mấu động. 2.3. Dựa vào tƣ thế cơ bản và trục cơ thể -Tư thế cơ bản: là tƣ thế đứng thẳng, hai chân song song, hai tay duỗi thẳng, lòng bàn tay hƣớng về phía trƣớc, ngón tay cái hƣớng ra ngoài -Các trục cơ thể: + Trục phải trái: khi cơ thể vận động theo trục này gây ra động tác gấp duỗi, có các cơ gấp duỗi + Trục trƣớc sau: khi cơ thể vận động theo trục này gây ra động tác khép dạng, có các cơ khép, cơ dạng. + Trục trên dƣới: khi cơ thể vận động theo trục này gây ra động tác xoay vào xoay ra, sấp ngữa, có các cơ sấp, cơ ngữa. 2
- 2.4. Dựa vào vị trí tƣơng quan với ba mặt phẳng không gian Từ 3 mặt phẳng trong không gian là : mặt phẳng ngang, mặt phẳng đứng dọc, mặt phẳng đứng ngang, ngƣời ta sử dụng các tên gọi sau: -Trên dƣới: trên nếu gần đầu, dƣới nếu gần chân. -Trƣớc và sau: trƣớc là bụng, sau là lƣng. -Trong và ngoài: dùng theo nghĩa thông thƣờng 2.5. Dựa vào vị trí nông sâu (cơ gấp nông cơ gấp sâu), hƣớng đi (thẳng, chéo, xiên ) 3. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA GIẢI PHẪU HỌC 3.1. Lịch sử giải phẫu học thế giới Môn giải phẫu học bắt nguồn từ những kiến thức giải phẫu thuộc các nền y học cổ Hi Lạp và La Mã. Từ nhiều thế kỷ trƣớc sau công nguyên cho tới thế kỷ XV, nhiều bậc thầy y học đã có những cống hiến xuất sắc nhƣ: Hypocrate ( ông tổ ngành Y ), Galien, Hoa Đà. HYPOCRATE ANDRE VESALIUS ĐỖ XUÂN HỢP Đến thời kỳ trung cổ, do những tƣ tƣởng siêu hình của nhà thờ đã thống trị trong mọi lĩnh vực, cho nên giải phẫu học cũng nhƣ các ngành khoa học khác đều bị suy thoái nghiêm trọng. Song đến thời kỳ phục hƣng, những tƣ tƣởng siêu hình bị đánh đỗ, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành mổ tử thi để tìm hiểu cấu tạo cơ thể. Đi đầu là ông Andre Vesalius ( đƣợc xem là ông tổ ngành giải phẫu học thế giới), Leonard de Vinci, William Harvey (phát minh ra hệ tuần hoàn), Lewen Hook phát minh ra kính hiển vi, Malpighi phát minh ra ngành giải phẫu học vi thể. 3
- Sang thế kỷ XX, các ngành khoa học kĩ thuật phát triển tạo điều kiện cho giải phẫu học không ngừng đi lên. Với việc phát minh ra kính hiển vi điện tử có độ phóng đại cực lớn đã tạo ra những thuận lợi cho nghiên cứu tế bào, màng tế bào, các bào quan. Nhiều ngành giải phẫu mới đƣợc thành lập nhƣ giải phẫu thần kinh, nhân trắc học, giải phẫu x quang….. 3.2. Lịch sử giải phẫu học Việt Nam Những kiến thức giải phẫu đầu tiên đã đƣợc đề cập từ Hải Thƣợng Lãn Ông ( từ thế kỹ XIII). Môn giải phẫu học ở Việt Nam đƣợc hình thành từ đầu thế kỹ XX từ khi trƣờng Đại học Đông Dƣơng đƣợc thành lập (1904). Hồ Đắc Di là vị bác sĩ Việt Nam đầu tiên đƣợc Pháp phong hàm Giáo sƣ và đã về Việt Nam tham gia dạy giải phẫu cùng với các giáo sƣ Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Xuân Nguyên, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Hữu. Do có nhiều công lao đóng góp phát triển ngành giải phẫu học, giáo sƣ Đỗ Xuân Hợp đã trở thành nhà giải phẫu học Việt Nam đầu tiên. Ông đã biên soạn những bài giảng giải phẫu bằng tiếng Việt đầu tiên và đã biên soạn bộ sách giáo khoa bằng Tiếng Việt 4 tập. Gần đây giải phẫu học Việt Nam đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể làm cơ sở để phát triển các ngành phẫu thuật tim, phổi, gan, mắt, sọ não…Đã có nhiều nghiên cứu về “nhân trắc học” mà ngƣời có nhiều công lao đóng góp là Giáo sƣ Nguyễn Quang Quyền. Nhiều nghiên cứu của giải phẫu học về kích thƣớc, tầm vóc các lứa tuổi ngƣời Việt Nam làm cơ sở cho các ngành khoa học khác trong y học phát triển đẻ cải thiện tầm vóc sức khỏe của ngƣời Việt Nam. 4
- Điền vào khoảng trống Câu 1. Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về ……………………………của cơ thể, mối liên quan của các bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trƣờng, đồng thời cũng nghiên cứu các quy luật phát triển của cơ thể đối với chức năng Chọn câu đúng nhất Câu 2. Ai đƣợc tôn vinh là ông tổ của ngành giải phẫu học thế giới: A. Hypocrate B. Andre Vesalius C. Hoa Đà D. Leonard de Vinci Câu 3. Vị giáo sƣ đƣợc tôn vinh là nhà Giải phẫu học đầu tiên của Việt Nam A. Hải Thƣợng Lãn Ông B. Hồ Đắc Di C. Tôn Thất Tùng D. Đỗ Xuân Hợp Câu 4. Vị giáo sƣ Việt Nam có nhiều nghiên cứu về giải phẫu gan và đề ra phƣơng pháp “mổ cắt gan khô” nổi tiếng thế giới. A. Nguyễn Quang Quyền B. Hồ Đắc Di C. Tôn Thất Tùng D. Đỗ Xuân Hợp Chọn đúng sai Câu 5. Tƣ thế cơ bản của con ngƣời là tƣ thế đứng thẳng, hai chân song song, hai tay duỗi thẳng, mu bàn tay hƣớng về phía trƣớc, ngón cái hƣớng vào trong. 5
- BÀI 2 Số tiết 8 Mục tiêu Sau khi học xong bài này, ngƣời học có khả năng: 1. Trình bày chức năng, hình thể ngoài, cấu tạo, thành phần hóa học và phân loại của hệ xƣơng. 2. Trình bày thành phần, số lƣợng và chỉ trên tranh ảnh, mô hình các xƣơng của cơ thể. Nội dung 1. ĐẠI CƢƠNG Sự vận động là đặc điểm để phân biệt giữa động vật và thực vật. Sinh vật có 3 loại vận động: - Vận động kiểu Amib nhờ chất nguyên sinh, ví dụ nhƣ bạch cầu. - Vận động nhờ lông chuyển: ví dụ nhƣ biểu mô - Vận động nhờ sự co của cơ vân làm con ngƣời chuyển động Bộ máy vận động gồm có hai phần: + Phần thụ động gồm bộ xƣơng và các khớp nối liền các xƣơng. + Phần chủ động là các cơ vân ( là các cơ bám vào xƣơng). 1.1. Chức năng: Xƣơng đƣợc tạo nên từ mô xƣơng là loại mô liên kết cứng rắn nằm giữa các phần mềm của cơ thể và có năm chức năng sau : 1.1.1. Chức năng nâng đỡ Bộ xƣơng là cột trụ của cơ thể,chỗ dựa cho các cơ và các cơ quan bám vào. 1.1.2. Chức năng tạo hình dáng cho cơ thể Bộ xƣơng tạo nên hình dáng của cơ thể, hình dáng thay đổi theo sự phát triển của cơ thể. Hình dáng thƣờng liên quan đến di truyền. Có ba loại hình dáng thƣờng gặp là cao và gầy, mập và lùn, loại trung gian hình táo hay hình quả lê. 6
- 1.1.3. Chức năng bảo vệ Xƣơng hộp sọ bảo vệ não, cột sống bảo vệ tủy sống, lồng ngực bảo vệ tim phổi. 1.1.4. Chức năng vận động Các xƣơng khi chuyển động sẽ làm cơ thể chuyển động theo. 1.1.5. Chức năng tạo máu và dự trữ các chất Tủy xƣơng là nơi tạo huyết, sản sinh ra hồng huyết cầu. Xƣơng cũng là kho dự trữ chất khoáng nhƣ Fe++, Ca++. Khi cơ thể cần sẽ huy động các chất này từ xƣơng. 1.2. Phân loại và hình thể của xƣơng 1.2.1. Phân loại: Ngƣời ta thƣờng chia làm 5 loại: Xƣơng dài, Xƣơng ngắn, Xƣơng dẹt, Xƣơng bất định hình và Xƣơng vừng là xƣơng nhỏ nằm trong gân cơ. 1.2.2. Hình thể ngoài của một xương dài Gồm 3 phần: đầu, cổ xƣơng và thân xƣơng. - Đầu xƣơng: có 2 đầu trên và dƣới, thƣờng có chỏm hình cầu hay phẳng, có nhiều chỗ lồi lõm, có diện tiếp khớp với xƣơng khác. - Cổ xƣơng: nối tiếp đầu và thân xƣơng. - Thân xƣơng: hình lăng trụ tam giác có các mặt, các bờ, có thể nhẵn hay gồ ghề để các cơ bám và các mạch máu thần kinh đi qua. 1.3. Cấu tạo Thành phần chính của xƣơng là mô xƣơng, mỗi xƣơng đều có các mạch nuôi dƣỡng và dây thần kinh cảm giác . Từ ngoài vào trong gồm có : - Màng xƣơng : Màng xƣơng bao bọc bên ngoài xƣơng có khả năng tạo xƣơng . - Mô xƣơng đặc : tạo nên bởi hệ thống Havers là những lá xƣơng mỏng xếp thành các vòng đồng tâm bao quanh ống Have, trong ống Have có các mạch máu , bạch mạch và dây thần kinh. - Mô xƣơng xốp : do các lá xƣơng xếp theo nhiều hƣớng khác nhau tạo thành những vách xƣơng khúc khuỷu, giữa các bè xƣơng là các khoang nhỏ giống nhƣ bọt biển. Các khoang này chứa tủy đỏ, là nơi sản xuất các tế bào máu. - Tủy xƣơng :Có 2 loại tủy chính 7
- + Tủy sinh xƣơng : có các tế bào của mô xƣơng là tạo cốt bào, hủy cốt bào. Hai loại tế bào này tham gia vào quá trình tạo xƣơng và tiêu xƣơng + Tủy sinh huyết : có các tế bào sản sinh ra các dòng hồng cầu , bạch cầu và tiểu cầu . Thành phần hóa học của xƣơng gồm 50% nƣớc, 17,8% mỡ, 21,8 % chất vô cơ và 12,5% là hữu cơ. Ở trẻ em nhiếu chất hữu cơ nên xƣơng mềm dẽo, khó gãy hoặc gãy cành tƣơi. Ở ngƣời già xƣơng nhiều calci nên dễ gãy. 1.4. Sự tái tạo xƣơng Khi xƣơng gãy, giữa nơi gãy sẽ hình thành khối tổ chức liên kết do màng xƣơng, cân cơ mạch máu tủy xƣơng tạo nên. Tổ chức liên kết này ngấm vôi theo kiểu cốt hóa trực tiếp và làm lành xƣơng. Do đó khi mổ kết hợp xƣơng, các bác sĩ phải giữ lại màng xƣơng và các tổ chức xƣơng vụn vì dây là nguồn cung cấp calci để tạo cốt hóa 1.5. Thành phần và số lƣợng Cơ thể ngƣời có khoảng 206 xƣơng chia làm 2 phần 1.5.1. Bộ xương trục (gồm xương ở đầu, và ở thân mình) Gồm 80 xƣơng trong đó xƣơng ở đầu 29 và xƣơng ở thân có 51 xƣơng. Xƣơng ở đầu Xƣơng ở thân Xƣơng chi trên Xƣơng chi dƣới Hình 2.1. Bộ xƣơng của cơ thể 8
- - Xƣơng ở đầu gồm 14 xƣơng ở mặt và 8 xƣơng ở sọ, ngoài ra còn có 1 xƣơng móng và 6 xƣơng nhỏ của tai. - Xƣơng ở thân gồm 26 xƣơng cột sống, 24 xƣơng sƣờn, 1 xƣơng ức 1.5.2. Bộ xương treo( hay xương tứ chi) Gồm 64 xƣơng chi trên và 62 xƣơng chi dƣới. 2. XƢƠNG ĐẦU Xƣơng ở đầu gồm 14 xƣơng ở mặt và 8 xƣơng ở sọ, ngoài ra còn có 1 xƣơng móng và 6 xƣơng nhỏ của tai. 2.1. Xƣơng sọ Gồm có 8 xƣơng tạo nên hộp sọ là 1 xƣơng trán, 2 xƣơng đỉnh, 1 xƣơng chẩm, 2 xƣơng thái dƣơng, 1 xƣơng sàng , 1 xƣơng bƣớm. Các xƣơng sọ tạo nên hộp sọ bảo vệ não. 2.2. Xƣơng mặt Các xƣơng mặt dính liền một khối và dính với hộp sọ, tạo nên khung xƣơng mặt gồm 14 xƣơng là 2 xƣơng lệ, 2 xƣơng xoăn mũi dƣới, 2 xƣơng mũi, 2 xƣơng hàm trên, 2 xƣơng khẩu cái, 2 xƣơng gò má, 1 xƣơng hàm dƣới và 1 xƣơng lá mía. Xương Sä Xương mặ t Hình 2. 2. Xƣơng đầu Hình 2. 3. Xƣơng móng Hình 2.4. Xƣơng tai 9
- 3. XƢƠNG Ở THÂN Xƣơng ở thân bao gồm cột sống và các xƣơng ngực 3.1. Xƣơng cột sống: Cột sống là một cấu trúc xƣơng vừa mềm dẽo vừa vững chắc. Nó vừa có thể vận động linh hoạt, vừa bao bọc bảo vệ tủy sống, nâng đỡ cho đầu và tạo chỗ bám cho các xƣơng sƣờn, đai chậu và các cơ lƣng. Cột sống nằm giữa thân mình, phía sau lƣng, chia làm 5 đoạn: đoạn cổ (7 đốt sống ), đoạn ngực ( 12 ), đoạn thắt lƣng (5 ), đoạn cùng ( 5 ), đoạn cụt ( 3-5 ). Các đốt sống cùng và cụt thƣờng dính liền nhau nên ngƣời ta xem cột sống có 26 đốt sống. Cột sống có 2 chỗ lồi ra trƣớc ( cong cổ và cong thắt lƣng ). Có 2 chỗ lồi ra sau ( cong ngực và cong cùng). Mỗi đốt sống gồm có thân đốt sống nằm ở trƣớc và cung đốt sống nằm ở sau. Giữa thân và cung là lỗ đốt sống. Từ cung đốt sống sẽ tách ra các mỏm xƣơng: 1 mỏm gai, 2 mỏm ngang. Giữa 2 đốt sống gần nhau có lỗ gian đốt sống để các dây thần kinh sống và mạch máu đi qua. A. Nhìn trƣớc B. Nhìn bên C. Nhìn sau Hình 2.5. Cột sống 10
- Đốt sống cổ I còn gọi là đốt đội, đốt sống cổ II còn gọi là đốt trục. Đốt sống cổ VII có mỏm gai dài nhất. Các đốt sống ngực tiếp khớp với 12 xƣơng sƣờn. Các đốt sống cùng tiếp khớp với xƣơng chậu. 3.2. Xƣơng lồng ngực Các xƣơng ngực bao gồm xƣơng ức, 12 đôi xƣơng sƣờn và 12 đốt sống ngực. Chúng tiếp khớp với nhau tạo nên lồng ngực. Xƣơng sƣờn 1 Cán xƣơng ức Khoảng gian sƣờn Thân xƣơng ức Sụn sƣờn Mũi xƣơng ức Đốt sống ngực 12 Xƣơng sƣờn 12 Hình 2.6. Xƣơng lồng ngực 3.2.1. Xương ức Là xƣơng dẹt nằm ở giữa trƣớc lồng ngực, có hình dáng nhƣ cái dao gồm 3 phần: cán, thân và mũi ức. Xƣơng ức sẽ tiếp khớp với xƣơng đòn và xƣơng sƣờn. 3.2.2. Xương sườn Có 12 đôi xƣơng sƣờn, trong đó xƣơng sƣờn I-VII tiếp khớp với xƣơng ức bằng các sụn sƣờn. Các xƣơng sƣờn VIII-X có sụn sƣờn dính liền nhau và dính vào xƣơng sƣờn VII để khớp với xƣơng ức. Xƣơng sƣờn XI và XII đƣợc gọi là xƣơng cụt. Giữa 2 xƣơng sƣờn là khoảng gian sƣờn, có các cơ liên sƣờn dính vào. Các mạch máu và thần kinh liên sƣờn sẽ chạy ở bờ dƣới xƣơng sƣờn. Vì vậy khi chọc dò màng phổi chú ý không chọc kim ở bờ dƣới xƣơng sƣờn. 11
- 4. XƢƠNG CHI TRÊN Mỗi chi trên có 32 xƣơng: 1 xƣơng vai, 1 xƣơng đòn, 1 xƣơng cánh tay, 2 xƣơng cẳng tay, 8 xƣơng cổ tay, 5 xƣơng bàn tay, 14 xƣơng ngón tay. Trong các xƣơng kể trên xƣơng đòn và xƣơng vai tạo nên đai vai gắn với xƣơng ức, xƣơng sƣờn và xƣơng cánh tay. Các xƣơng còn lại tạo nên phần tự do của chi trên ( free part of upper limb). Xƣơng đòn Khớp vai Xƣơng vai Xƣơng cánh tay Khớp Xƣơng quay khuỷu Xƣơng trụ Xƣơng cổ tay Xƣơng bàn Xƣơng tay Ngón tay Hình 2.7. Xƣơng chi trên 12
- 4.1. Đai vai 4.1.1. Xương vai Là một xƣơng dẹt hình tam giác nằm ở thành sau trên lồng ngực. Nó có 2 mặt, 3 bờ và 3 góc. - Hai mặt: mặt trƣớc lõm úp vào thành sau lồng ngực, mặt sau lồi có 1 gờ xƣơng gọi là gai vai từ bờ trong chạy chếch lên trên và ra ngoài rồi tận cùng bằn một mỏm rộng gọi là mỏm cùng vai. Gai vai chia mặt sau thành 2 hố là hố trên gai và hố dƣới vai. - Ba bờ: là bờ trong, bờ ngoài và bờ trên. Bờ trên có khuyết vai và ngoài khuyết vai là mỏm quạ. Bờ ngoài và bờ trên không có dặc diểm gì. - Ba góc: góc ngoài có ổ chảo để tiếp khớp với chỏm xƣơng cánh tay. Mỏm cùng vai Gai vai 1. Mỏm quạ 2. Mỏm cùng vai 3. Ô chảo 4. Hố dƣới vai Hình 2.8. Xƣơng vai (mặt trƣớc) Hình 2.9. Xƣơng vai (mặt sau) 4.1.2. Xương đòn Xƣơng đòn là xƣơng dài cong hình chữ S nằm ở phần trƣớc trên của lồng ngực, trên xƣờng sƣờn thứ nhất. Xƣơng đòn cong lồi ra trƣớc nằm sát da nên dễ gãy khi bị chấn thƣơng. 13
- 4.2. Phần tự do 4.2.1. Xương cánh tay Xƣơng cánh tay là xƣơng dài, đầu trên có chỏm xƣơng cánh tay tiếp khớp với ổ chảo xƣơng vai. Đƣờng viền quanh chỏm gọi là cổ giải phẫu. Gần kề với cổ giải phẫu là mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé. Chỗ nối giữa đầu xƣơng và thân xƣơng gọi là cổ phẫu thuật. Thân xƣơng hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ. Mặt sau có rãnh xoắn chạy chếch từ trên xuống dƣới từ trong ra ngoài. Trong rãnh xoắn có động mạch cánh tay và dây thần kinh quay chạy qua. Đầu dƣới bè rộng và cong ra trƣớc, có lồi cầu để tiếp khớp với xƣơng quay và ròng rọc tiếp khớp với xƣơng trụ. Phía trên lồi cầu có mỏm trên lồi cầu, phía trên ròng rọc có mỏm trên ròng rọc. Đầu dƣới còn có hố trên lồi cầu và hố trên ròng rọc để tiếp khớp với xƣơng quay và xƣơng trụ. Ngoài ra mặt sau đầu dƣới còn có hố khuỷu để tiếp khớp mỏm khuỷu xƣơng trụ. Khi duỗi tay 3 mỏm trên lồi cầu, mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu nằm trên 1 đƣờng thẳng, khi gấp khuỷu 3 mỏm này tạo thành tam giác cân. Mấu chuyển lớn Chỏm xƣơng cánh tay Mấu chuyển bé Cổ giải phẫu Hình 2.10. Xƣơng cánh tay ( mặt trƣớc) Cổ phẫu thuật Hố vẹt Hố trên lồi cầu Mỏm trên lồi cầu Mỏm trên ròng rọc Lồi cầu Ròng rọc 14
- 4.2.2 Xương cẳng tay Xƣơng vẳng tay gồm 2 xƣơng: xƣơng quay ở ngoài và xƣơng trụ ở trong. Giữa 2 xƣơng có màng liên cốt - Xƣơng trụ: đầu trên to có 2 mỏm và 2 hỏm, mỏm khuỷu ở sau và mỏm vẹt ở trƣớc, hỏm Sigma nhỏ để tiếp khớp với xƣơng quay và hỏm Sigma lớn tiếp khớp ròng rọc xƣơng cánh tay. Thân xƣơng hình lăng trụ tam giác cũng có 3 mặt 3 bờ. Đầu dƣới nhỏ có mỏm trâm trụ. - Xƣơng quay: đầu trên nhỏ hơn đầu dƣới, có chỏm xƣơng quay để tiếp khớp với xƣơng trụ và xƣơng cánh tay. Thân xƣơng quay có hình lăng trụ tam giác, ở phía trƣớc trong góc nối cổ và thân có ụ lồi gọi là lồi củ quay. Đầu dƣới phình to ra và dẹt tiếp khớp với xƣơng cổ tay và xƣơng trụ. Mặt ngoài xƣơng quay có mỏm xƣơng sờ thấy đƣợc ngoài da gọi là mỏm trâm quay. 4.2.2. Xương cổ tay Gồm 8 xƣơng xếp thành hai hàng, hàng trên Hình 2.11. Hai xƣơng cẳng tay có 4 xƣơng từ ngoài vào trong là xương thuyền, nguyệt, tháp đậu, hàng dƣới có 4 xƣơng từ ngoài vào trong là xương thang, thê, cả, móc. 4.2.3. Xương bàn tay Có 5 xƣơng bàn tay đƣợc đánh số theo thứ tự từ ngoài vào trong là xƣơng bàn tay I, II, III, IVvà V. Các xƣơng này cũng là các xƣơng dài, có thân và 2 đầu tiếp khớp với xƣơng cổ tay và ngón tay. 4.2.4. Xương ngón tay hay đốt ngón tay Mỗi ngón tay có 3 đốt gọi là đốt gần, đốt giữa và đốt xa. Riêng ngón cái chỉ có 2 đốt, không có đốt giữa. Nhƣ vậy mỗi bàn tay có 14 xƣơng đốt ngón tay. 15
- 5. XƢƠNG CHI DƢỚI Mỗi chi dƣới có 31 xƣơng bao gồm 1 xƣơng chậu, 1 xƣơng đùi, 1 xƣơng bánh chè, 2 xƣơng cẳng chân, 7 xƣơng cổ chân, 5 xƣơng bàn chân và 14 xƣơng đốt ngón chân. Xƣơng chậu Xƣơng đùi Xg bánh chè Xƣơng chày Xƣơng mác Xƣơng cổ chân X bàn chân X ngón chân Hình 2.12. Các xƣơng chi dƣới 5.1. Đai hông- Khung chậu Chi dƣới dính vào thân bởi đai hông, giống chi trên đính vào thân bởi đai vai. Đai hông gồm xƣơng chậu. Trong thời kỳ bào thai và sơ sinh xƣơng chậu gồm 3 xƣơng ngăn cách nhau bằng sụn, đó là xƣơng cánh chậu ở phía trên, xƣơng mu ở phía trƣớc và xƣơng ngồi ở phía sau. Về sau sụn đƣợc cốt hóa và nơi ba xƣơng gặp nhau tạo thành ổ cối, là hõm khớp để tiếp khớp với chỏm xƣơng đùi. Phía dƣới ổ cối còn có lỗ bịt là một khoang trống nằm giữa xƣơng mu và xƣơng ngồi. 16
- Xƣơng cánh chậu là xƣơng lớn nhất, bờ trên dày tạo thành mào chậu. Đầu trƣớc và đầu sau mào chậu có các gờ xƣơng gọi là Gai chậu trước trên và gai chậu sau trên, đây là những mốc giải phẫu hay áp dụng trên lâm sàng nên sinh viên cần nhớ. Xƣơng ngồi gồm có thân ngồi ở trên và ngành ngồi ở dƣới. Thân ngồi và ngành ngồi tạo thành ụ ngồi có thể sờ thấy ở vùng mông. Xƣơng mu gồm có thân và 2 ngành là ngành trên và ngành dƣới. Ngành dƣới cùng với ngành ngồi tạo thành ngành ngồi mu. Trong chấn thƣơng khung chậu hay gãy ngành ngồi mu. 1.Khớp cùng chậu 2. Xƣơng cùng 3. Xƣơng chậu 4. Xƣơng cụt 5. Khớp mu 6. Eo trên Hình 2.13. Khung chậu Khung chậu hay chậu hông: Hai xƣơng cánh chậu cùng với xƣơng cùng và cụt tạo thành khung chậu. Khung chậu là phần giải phẫu quan trọng cho sinh viên khi đi thực tập tại khoa sản nên cần nhớ các điểm giải phẫu sau: + Eo trên : đƣợc giới hạn phía sau là mỏm nhô xƣơng cùng, phía trƣớc là khớp mu, hai bên là mặt trong xƣơng chậu. Eo trên là ranh giới để phân chia chậu hông lớn và chậu hông bé. + Chậu hông lớn: là phần chậu hông nằm trên eo trên và thông với khoang bụng, nó có hình phễu loe rộng lên trên, là giá tựa cho các tạng trong ổ bụng và chỗ bám cho các cơ thuộc đai bụng. + Chậu hông bé: nằm giữa chậu hông lớn và sàn đáy chậu. Chậu hông bé có tầm quan trọng về mặt sản khoa. + Một số đƣờng kính quan trọng hay đƣợc nhắc lại trong sản khoa là : ĐK trƣớc sau, ĐK ngang, ĐK chéo. 17
- 5.2. Xƣơng đùi Là một xƣơng to, dài và khỏe nhất trong cơ thể, xƣơng đùi có thân nằm giữa hai đầu. Đầu trên có chỏm xƣơng đùi, cổ xƣơng đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé. Chỏm tiếp khớp với ổ cối tạo thành khớp háng. Thân xƣơng tròn và nhẵn. Đầu dƣới phình to tạo thành lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tiếp khớp với xƣơng cẳng chân và xƣơng bánh chè. b. Xƣơng bánh chè Là xƣơng nhỏ hình tam giác nằm trong gân cơ tứ đầu đùi, có mặt tiếp khớp với xƣơng đùi. Tuy là xƣơng nhỏ nhƣng khi gãy (vỡ) xƣơng bánh chè sẽ làm bệnh nhân không đi lại đƣợc. Hình 2.14. Xƣơng đùi ( mặt trƣớc và mặt sau) 5.3. Xƣơng cẳng chân Có 2 xƣơng, xƣơng chày nằm trong và xƣơng mác nằm ngoài. - Xƣơng chày: là xƣơng lớn nằm trong cẳng chân, là xƣơng chịu lực của cơ thể. Đầu trên có mâm chày để tiếp khớp với 2 lồi cầu xƣơng đùi. Thân xƣơng hình lăng trụ tam giác có thể sờ thấy ngoài da cẳng chân. Đầu dƣới nhỏ hơn đầu trên, có mỏm xƣơng tạo thành mắt cá trong. -Xƣơng mác: là xƣơng dài , nhỏ nằm mặt ngoài cẳng chân. Đầu trên phình to có chỏm mác tiếp khớp với xƣơng chày. Thân xƣơng chạy dọc theo xƣơng chày. Đầu dƣới có mỏm xƣơng tạo thành mắt 18 cá ngoài.
- Hình 2.15. Hai xƣơng cẳng chân 5.4. Xƣơng cổ chân Có 7 xƣơng cổ chân xếp thành 2 hàng: hàng sau có xƣơng gót và xƣơng sên, hàng trƣớc có 3 xƣơng chêm, xƣơng hộp và xƣơng thuyền. 5.5. Xƣơng bàn chân Tƣơng tự xƣơng bàn tay, có 5 xƣơng đƣợc đánh số thứ tự từ trong ra ngoài là I, II, III, IV và V. 5.6. Xƣơng ngón chân Cũng gồm có 14 xƣơng đốt ngón chân, ngón cái có 2 đốt, các ngón còn lại 3 đốt. 19
- CÂU HỎI CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT 1. Cơ thể ngƣời có bao nhiêu xƣơng A. 200 C. 206 B. 204 D. 208 2. Bộ xƣơng trục( xƣơng đầu và thân) có bao nhiêu xƣơng A. 50 C. 70 B. 60 D. 80 3. Xƣơng nào trong hộp sọ có 2 xƣơng ( xƣơng cặp ) A. Xƣơng trán C. Xƣơng sàng B. Xƣơng đỉnh D. Xƣơng chẩm 4. Xƣơng hộp sọ có bao nhiêu xƣơng A. 8 C. 12 B. 10 D. 14 5. Xƣơng nào không phải thuộc xƣơng mặt A. Xƣơng mũi C. Xƣơng hàm B. Xƣơng tai D. Xƣơng gò má 6. Cột sống có 2 chỗ lồi ra trƣớc ở a. Đoạn cổ và ngực c. Đoạn cổ và thắt lƣng b. Đoạn ngực và thắt lƣng d. Đoạn ngực và cùng 7. Cột sống có bao nhiêu đốt sống ( nếu tính 5 xƣơng cùng là 1 và 4 xƣơng cụt là 1 vì các xƣơng này dính vào nhau thành 1 khối). a. 24 c. 28 b. 26 d. 32 8. Đốt sống cổ 1 còn có tên gọi là a. Đốt trục c. Đốt nền b. Đốt đội d. Đốt cổ 9. Lồng ngực đƣợc tạo nên bởi: a. 12 xƣơng sƣờn b. Xƣơng ức và xƣơng sƣờn c. Xƣơng ức, xƣơng sƣờn và cột sống ngực d. Tất cả các câu đều đúng 10. Mỏm quạ là một mỏm xƣơng nhô ra từ a. Xƣơng cánh tay c. Xƣơng đòn b. Xƣơng chậu d. Xƣơng vai 11. Đầu ngoài của xƣơng đòn sẽ tiếp khớp với A. Xƣơng ức C. Xƣơng cánh tay B. Xƣơng vai D. Xƣơng sƣờn 12. Xƣơng nào có hình tam giác A. Xƣơng vai C. Xƣơng mu B. Xƣơng trán D. Xƣơng chậu 13. Bộ phận nào không thuộc đầu trên xƣơng cánh tay a. Chỏm xƣơng b. Lồi cầu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý
196 p | 679 | 113
-
Giải phẫu bệnh đại cương
93 p | 546 | 107
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Đại cương cơ thể người - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
33 p | 466 | 86
-
Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý mắt
13 p | 285 | 62
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em: Chương III - GV. Thân Thị Diệp Nga
64 p | 195 | 48
-
Bài giảng Viên tụy cấp - Trần Công Hoan
95 p | 168 | 38
-
Bài giảng Đại cương về phẫu thuật - PGS.TS.BS. Nguyễn Trường An
53 p | 240 | 33
-
Bài giảng Đại cương bệnh lý hệ hô hấp - ThS. BS Nguyễn Phúc Học
0 p | 288 | 32
-
Bài giảng: Đại cương vi sinh vật
56 p | 169 | 29
-
Bài giảng Đại cương về phẫu thuật
47 p | 220 | 27
-
Đại cương Hệ hô hấp
21 p | 243 | 23
-
Bài giảng Polyp thực quản - TS. Phạm Thị Bình
38 p | 90 | 14
-
Bài giảng Đại cương về chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới - BS. Nguyễn Vân Anh
45 p | 101 | 8
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 p | 156 | 5
-
Bài giảng Siêu âm đánh giá tử cung - BS CKII. Lê Thị Quỳnh Hà
78 p | 41 | 3
-
Bài giảng chuyên đề: Chẩn đoán siêu âm gan mật
18 p | 31 | 3
-
Bài giảng Vai trò của siêu âm doppler với phẫu thuật tim - TS. Vũ Anh Dũng
71 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn