intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Điện tâm đồ bệnh lý - TS. Lê Thị Bích Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Điện tâm đồ bệnh lý, cung cấp cho người học những kiến thức như: dày nhĩ trái; dày thất trái; blốc nhĩ thất; blốc xoang nhĩ; blốc nhánh trái; blốc nhánh phải; blốc phân nhánh trái trước;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Điện tâm đồ bệnh lý - TS. Lê Thị Bích Thuận

  1. ĐIỆN TÂM ĐỒ BỆNH LÝ TS LÊ THỊ BÍCH THUẬN
  2. DÀY NHĨ
  3. Dày nhĩ trái: còn gọi là “P 2 lá” Sóng P rộng >0,12giây, có thể làm mất cả khoảng PQ, là triệu chứng cơ bản. Sóng P chẻ đôi, 2 đỉnh, khoảng cách 2 đỉnh trên 0,03”, đỉnh sau thường cao hơn đỉnh trước ở các chuyển đạo ngoại biên (DII). Ở V1, V2 có sóng P hai pha với pha (-) >(+). Ở chuyển đạo thực quản biên độ nhĩ tăng cao gấp 5-10 lần chuyển đạo ngoại biên. Trục sóng P trên mặt phẳng trán lệch trái + 30º đến + 45º.
  4. Dày nhĩ phải: còn gọi là “P phế” P cao nhọn > 2,5 mm, nếu trên 3mm là chắc chắn , có khi chỉ nhọn chứ không cao do tràn dịch màng ngoài tim hay khí phế thũng. Ở V1, V2 có P 2 pha với pha (+) > pha (-) hoặc xuất hiện nhánh nội điện nhĩ rõ và nhanh.
  5. Dày hai nhĩ: Phối hợp hai hội chứng trên nhưng chủ yếu là sóng P rộng. Ở ngoại biên: Có thể sóng P rộng và cao hoặc có dấu dày nhĩ (T) nhưng P có đỉnh trước lớn và rộng hơn. Ở chuyển đạo V1, V2: có thể gặp sóng P dưới 3 hình thức: +Sóng P hai pha kiểu (+) > (-), biên độ cao, nhánh nội điện nhĩ rộng + Hoặc sóng P cao trên 3mm + Hoặc sóng P âm rất sâu.
  6. DÀY THẤT TRÁI Ở V5, V6: Sóng R cao > 25-30mm Chỉ số Sokolov-Lyon: SV1 + RV5  35-40mm. Có giá trị cao nếu >25 tuổi, chắc chắn khi trên 30 tuổi. Tổng đại số sóng R+S lớn nhất một trong các chuyển đạo trước tim trên 45mm. Tư thế nằm: R ở aVL  13mm. Tổng R1 + S3 tăng có khi trên 26mm. Tiêu chuẩn Blondau-Heller SV2+RV6>40mm Điện thế Cornell: RaVL+SV3>20mm ở nữ, >28mm ở nam Tư thế đứng hay nửa đứng: R ở aVF  20mm. D1 và aVL có dạng RS.
  7. DÀY THẤT TRÁI
  8. DÀY THẤT PHẢI Ở V1, V2: Tăng biên độ sóng R, sóng R tuyệt đối >7mm. Chỉ số Sokolov-Lyon: RV1+SV5 >11mm có giá trị chẩn đoán. Có khi R không cao trong một số trường hợp như tâm phế mạn, khí phế thủng, khi đó QRS thường có dạng rS, W, QS. Nhánh nội điện muộn >0,035 giây nếu >0,05 giây là có blốc ongs nhánh (P) phối hợp. Ở V5,V6: sóng S sâu hơn bình thường, có thể bằng sóng R hoặc có dạng rS. Chuyển đạo ngoại biên : Trục phải, góc  +110º. Đoạn ST-T: Có 2 khả năng: + Tăng gánh tâm thu: ST-T trái chiều với QRS. + Tăng gánh tâm trương: Blốc nhánh (P).
  9. DÀY THẤT PHẢI
  10. DÀY HAI THẤT Thường kết hợp triệu chứng của dày thất (T) và dày thất (P). Dày thất (P) ở chuyển đạo trước tim (P) + dày thất (T) ở chuyển đạo trước tim (T). Dày thất (T) ở chuyển đạo tim (T) + dấu dày thất (P) ở chuyển đạo ngoại biên. Dấu hiệu Katz-Watchel: tổng R + S ở các chuyển đạo trước tim  50mm. Dày thất trái+ Trục QRS lệch phải Dày thất trái + R cao hoặc R/S>1 ở V1. Dày nhĩ trái+1 trong các tiêu chuẩn sau: +R/S ở V5, V6  1 +S ở V5, V6  7mm. +Trục QRS > 90º.
  11. BLỐC NHĨ THẤT Là hiện tượng gián đoạn hay chậm lại của dẫn truyền từ nhĩ xuống thất.
  12. Blốc nhĩ thất cấp 1 PQ (hoặc PR) kéo dài >0.20 giây (người lớn) và PQ >0,18 giây (trẻ em). Thường gặp trong: bệnh mạch vành, thấp tim, digitalis, chẹn bêta.
  13. Blốc nhĩ thất cấp 2 Blốc nhĩ thất cấp 2 kiểu Mobitz 1 (hay Luciani- Wenckebach): Khoảng PQ dài dần ra rồi mất hẳn một nhát bóp sau đó lập lại chu kì mới như vậy. Khoảng P-P bình thường.
  14. Blốc nhĩ thất cấp 2 Blốc nhĩ thất cấp 2 kiểu Mobitz 2 (hay Bloc nhĩ thất một phần): Cứ hai, ba .. sóng P mới có một phức bộ QRS. Blốc nhĩ thất cấp 2 thường gặp trong: thấp tim, viêm cơ tim, bệnh mạch vành, digitalis.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2