intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Glaucoma

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Glaucoma được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể phân loại glaucoma; kể ra 5 triệu chứng khác biệt giữa glaucoma góc đóng và góc mở; nêu 5 triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán xác định cơn cấp của glaucoma nguyên phát góc đóng; nguyên tắc xử trí bệnh glaucoma; xử trí cấp cứu glaucoma cấp ở tuyến không chuyên khoa; nêu các cấp phòng ngừa bệnh glaucoma. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Glaucoma

  1. GLAUCOMA
  2. Mục tiêu bài giảng: • Phân loại glaucoma. • Kể ra 5 triệu chứng khác biệt giữa glaucoma góc đóng và góc mở. • Nêu 5 triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán xác định cơn cấp của glaucoma nguyên phát góc đóng. • Nguyên tắc xử trí bệnh glaucoma. Xử trí cấp cứu glaucoma cấp ở tuyến không chuyên khoa. • Nêu các cấp phòng ngừa bệnh glaucoma.
  3. 1.1- Giải phẩu góc tiền phòng:
  4. Hình 2: Sơ đồ chi tiết cấu trúc góc tiền phòng. a. Bè bồ đào b. Bè giác củng mạc c. Đường Schwalbe d. Kênh Schlemm e. Ống lọc f. Cơ dọc của thể mi g. Cựa củng mạc
  5. Hình 3: Đường thoát lưu thuỷ dịch bình thường.
  6. 1.2.2. Vai trò của thuỷ dịch: - Quang học: là môi trường trong suốt cho ánh sáng đi qua. - Dinh dưỡng giác mạc và thuỷ tinh thể - Tạo nhãn áp: là chức năng quan trọng nhất, khi nhãn áp ổn góp phần trao đổi chất dinh dưỡng ở các môi trường trong suốt và tuần hoàn cung cấp máu cho hắc võng mạc ổn định. • Áp lực nội nhãn thường được tính theo công thức Goldmann như sau: Po = D x R + Pv
  7. Nhãn áp trung bình có khác nhau với từng loại nhãn áp kế khác nhau: với nhãn áp kế Goldmann thì nhãn áp trung bình từ 13 – 17 mmHg; Maclakop từ 17 – 22 mmHg. Giới hạn 22 mmHg được xem như là giới hạn cao của nhãn áp. Dao động nhãn áp trong ngày sáng thường cao hơn chiều; trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmHg; bệnh nhân glaucoma thì mức dao động cao hơn 10 mmHg. Sự dao động của nhãn áp còn chịu ảnh hưởng bởi nhịp tim, huyết áp và hô hấp.
  8. Định nghĩa: Glaucoma là tình trạng áp lực nội nhãn gia tăng đủ gây hậu quả tổn thương gai thị và thu hẹp thị trường, do sự nhồi máu ở những mao mạch gây ra thiếu máu thị thần kinh.
  9. Các yếu tố nguy cơ: • Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và cả 2 giới nhưng tỉ lệ glaucoma góc đóng nữ cao hơn nam (4/1), xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trên 40. • Glaucoma góc mở nguyên phát có tỉ lệ càng tăng ở lứa tuổi càng cao. Người da đen cao hơn da trắng. • Tiền sử gia đình glaucoma là yếu tố quan trọng khiến ta phải khám kỷ bệnh nhân do glaucoma nguyên phát thường có yếu tố di truyền. • Glaucoma trên người cận thị thường khó phát hiện do nhãn áp có thể không tăng từ đó dễ bị bỏ qua gây tỉ lệ mù cao. • Đái tháo đường, tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ gây glaucoma.
  10. Hình 4: Cơ chế sự tắc nghẽn lưu thông thuỷ dịch 4.a : Tắc nghẽn trước bè bởi màng che phủ lên bè; 4.b: Tắc bè bởi sắc tố 4.c : Glaucoma góc đóng thứ phát do nghẽn đồng tử 4.d : Glaucoma góc đóng thứ phát không kết hợp với nghẽn đồng tử.
  11. Glaucoma góc đóng nguyên phát ( PACG: Primary Angle - Closure Glaucoma ): Glaucoma góc đóng nguyên phát là sự tắc nghẽn lưu thông thuỷ dịch gây ra do sự đóng của góc tiền phòng bởi mống mắt chu biên. Đối với những mắt có mống mắt chu biên và giác mạc gần nhau thì dễ xảy ra glaucoma góc đóng hơn mắt bình thường. Có sự liên quan tới yếu tố di truyền về cấu trúc mắt có cơ địa glaucoma là - Sự định vị ra trước của mống mắt do thuỷ tinh thể dầy. - Giác mạc nhỏ. - Trục nhãn cầu ngắn.
  12. 6.1.1. Tiềm tàng (giai đoạn tiềm tàng): - Triệu chứng: thường rất kín đáo, hoặc không có triệu chứng cơ năng gì. Khám lâm sàng thấy tiền phòng rất nông, mống mắt và thuỷ tinh thể vồng ra trước; góc mống giác mạc rất nông dễ đóng. Nhãn áp bình thường. - Diễn biến: Nếu không điều trị thì mắt này có khi vẫn bình thường; có khi tiến triển thành glacoma bán cấp hay cấp tính. Đôi khi từ giai đoạn tiềm tàng chuyển thẳng sang giai đoạn mãn tính và không có triệu chứng gì khó chịu cho bệnh nhân mà chỉ phát hiện tình cờ hoặc trong thăm khám định kỳ.
  13. 6.1.2. Bán cấp: Xảy ra khi góc hẹp chỉ một phần; góc đóng từng phần rồi lại mở ra phần nào. Mức độ tăng nhãn áp tuỳ theo độ đóng của góc. Các yếu tố nguy cơ gây ra cơn Glaucoma góc đóng nguyên phát bán cấp là sự giãn đồng tử trong buồng tối; hoặc do tư thế cuối đầu hay nằm sấp làm tăng thêm độ nông tiền phòng; hoặc do xúc cảm;.....Nếu không điều trị bệnh sẽ chuyển thành cơn cấp. - Triệu chứng cơ năng: nhìn mờ, thấy quầng xanh đỏ; nhức mắt hay nhức đầu vùng trán thoáng qua. Cơn sẽ khỏi thường sau 1 2 giờ do vô tình đồng tử co lại khi ra ánh sáng mặt trời hoặc lúc ngũ. - Triệu chứng thực thể: khám trong cơn sẽ thấy phù biểu mô giác mạc; đồng tử có thể hơi giãn; nhãn cầu không cương tụ. Ngoài cơn thì mắt không hoàn toàn bình thường cho dù góc hẹp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2