Bài giảng Hướng dẫn về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu - ThS. Phạm Đức Cường
lượt xem 22
download
Bài giảng Hướng dẫn về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu do ThS. Phạm Đức Cường biên soạn sau đây sẽ giúp cho các bạn nắm bắt được những nội dung về Thông tư số 14/2015/TT-BTC (quy định chung, phân loại hàng hóa, phân tích, giám định để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; cơ sở dữ liệu về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; điều khoản thi hành).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hướng dẫn về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu - ThS. Phạm Đức Cường
- BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN HƯỚNG DẪN VỀ PHÂN LOẠI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ThS. Phạm Đức Cường Cục Hải quan TPHCM 0902. 327.091 Manhunt.vietnam@gmail.com
- CĂN CỨ PHÁP LÝ • Luật hải quan 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 • Nghị định 08/2015/NĐCP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan • Thông tư 14/2015/TTBTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XK, NK • Thông tư 156/2011/TTBTC ngày14/11/2011 của Bộ Tài chính. • Thông tư 38/2015/TTBTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
- THÔNG TƯ 14/2015/TTBTC Gồm 5 mục
- Giải thích từ ngữ 1. Phân tích hàng hóa là việc các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan hải quan phân tích mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng máy móc,thiết bị kỹ thuật để xác định: a) Thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng làm cơ sở phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; b) Các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc gia do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm) làm căn cứ quyết định thông quan hàng hóa.
- Giải thích từ ngữ 2. Giám định hàng hóa là việc cơ quan hải quan trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật để phân tích, xác định cấu tạo, thành phần, tính chất lý, hóa, công dụng của hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan để xác định tên hàng, áp mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Giải thích từ ngữ 3. Phân tích để phân loại hàng hóa a) Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người khai hải quan thì thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa. b) Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện phân tích hàng hóa thi sử dụng dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám định thương mại để làm cơ sở thực hiện. c) Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác địnhcác thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan 1. Người khai hải quan có quyền lợi: 1.1. Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin, được xem hàng hoặc lấy mẫu hàng trước khi tiến hành thủ tục hải quan; 1.2. Đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế; 1.3. Khiếu nại, khởi kiện,được bồi thường thiệt hại; 1.4. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật; 1.5. Thực hiện các quyền khác.
- Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan 1. Người khai hải quan có quyền lợi: 1.1. Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin, được xem hàng hoặc lấy mẫu hàng trước khi tiến hành thủ tục hải quan; 1.2. Đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế; 1.3. Khiếu nại, khởi kiện,được bồi thường thiệt hại; 1.4. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật; 1.5. Thực hiện các quyền khác.
- Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan 2. Người khai hải quan có nghĩa vụ: 2.1. Tự kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ tên hàng, mã số, mức thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo, tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các chứng từ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan; 2.2. Cung cấp mẫu hàng, chứng từ, tài liệu liên quan để phục vụ mục đích phân loại hàng hóa và kiểm tra thuế theo yêu cầu của CQHQ;
- Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan 2.3. Chấp hành quyết định hành chính về phân loại hàng hóa, ấn định mã số, mức thuế của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật; 2.4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 7 Luật quản lý thuế; 2.5. Xác nhận, ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu do mình lập, các giấy tờ là bản sao, bản dịch thuộc hồ sơ phân loại trước nộp cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các giấy tờ đó.
- Trách nhiệm, quyền hạn của CQ Hải quan 1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm: 1.1. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế do người khai hải quan khai báo theo quy định của pháp luật; 1.2. Thực hiện việc phân tích, phân loại hàng hóa, xác định mã số, áp dụng mức thuế theo đúng quy định của pháp luật; 1.3. Giải quyết khiếu nại, bồi thường thiệt hại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trái quy định của pháp luật;
- Trách nhiệm, quyền hạn của CQ Hải quan 1.4. Giữ bí mật thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do người khai hải quan khai báo theo đúng quy định của pháp luật; 1.5. Cung cấp thông tin, hướng dẫn người khai hải quan phân loại, áp dụng mức thuế khi có đề nghị; 1.6. Thực hiện các trách nhiệm khác.
- Trách nhiệm, quyền hạn của CQ Hải quan 2. Cơ quan HQ, công chức HQ có quyền: 2.1. Yêu cầu người khai hải quan, người nộp thuế cung cấp mẫu hàng, chứng từ, tài liệu liên quan để phục vụ mục đích phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế; 2.2. Ấn định thuế, thu đủ tiền thuế còn thiếu, xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp kê khai chưa đúng mã số, mức thuế theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ấn định thuế; 2.3. Thực hiện các quyền hạn khác.
- Nguyên tắc phân loại hàng hóa Phải tuân thủ: 1. Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. 2. Khi phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phải tuân thủ: a) Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; b) Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐCP ngày l5/l/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểmtra giám sát, kiểm soát hải quan; c) Các nội dung hướng dẫn tại Thông tư 14/2015/TT BTC.
- Nguyên tắc phân loại hàng hóa Phân loại, áp dụng mức thuế đối vói một số trường hợp đặc biệt : 1. Trường hợp thực hiện phân loại hàng hóa theo quy định tại Thông tư này nhưng chưa xác định được mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì sử dụng các tài liệu sau: a) Chú giải chi tiết Danh mục HS; b) Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO; c) Chú giải bổ sung Danh mục AHTN; d) Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
- Nguyên tắc phân loại hàng hóa Phân loại, áp dụng mức thuế đối vói một số trường hợp đặc biệt : 2. Trường hợp có sự khác biệt về mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mô tả hàng hóa theo Danh mục HS thì áp dụng trực tiếp mô tả hàng hóa theo Danh mục HS để hướng dẫn phân loại và xử lý khiếu nại theo nguyên tắc áp dụng quy định của Điều ước quốc tế 3. Trường hợp có ý kiến khác nhau về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế khi áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, tiêu chuẩn chuyên ngành, Bộ Tài chính thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan để xử lý.
- Nguyên tắc phân loại hàng hóa Phân loại, áp dụng mức thuế đối vói một số trường hợp đặc biệt : 4. Trường họp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan hữu quan khác ban hành văn bản sửa đổi, hướng dẫn phân loại, làm ảnh hưởng tới quá trình khai báo hải quan về mã số, mức thuế và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của người khai hải quan, người nộp thuế thì thực hiện phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế kể từ ngày văn bản sửa đổi hướng dẫn phân loại có hiệu lực pháp luật theo quy định.
- Thông báo kết quả phân loại 1/ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa 2/ Trường hợp cơ quan hải quan gửi mẫu trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp mẫu hàng hóa phức tạp cần có thêm thời gian thì không quá 08 ngày làm việc kế từ ngày nhận được kết quả giám định hàng hóa, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa
- Thông báo kết quả phân loại 3/ Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách quản lý hàng hóa; được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. 4/ Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loạihàng hóa của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì thực hiện khiếu nại theo Luật Khiếu nại hoặc trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 08/2015/NĐCP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.
- Phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm 1. Trường hợp Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành giao nhiệm vụ, chỉ định cho cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành để thực hiện phân tích hàng hóa. • Cơ quan hải quan thông báo các mặt hàng được Bộ quản lý chuyên ngành giao, chỉ đinh để thực hiện việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. 2/ Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm phải thể hiện đầy đủ kết quả phân tích và kết luận mẫu hàng theo các tiêu chí theo quy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Th.S Nguyễn Thị Hồng Nhung
257 p | 7008 | 2271
-
Bài giảng Những điểm mới của Luật Đầu tư 2014 và định hướng xây dựng nghị định hướng dẫn - ThS. Phạm Tuấn Anh
64 p | 184 | 72
-
Bài giảng Hướng dẫn thực hành Kinh tế lượng bằng phần mềm Eviews Guide
79 p | 266 | 71
-
Bài giảng Luật Bảo vệ và phát triển rừng
110 p | 151 | 16
-
Bài giảng Hướng dẫn Kê khai thuế (Sử dụng phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK) 3.0)
84 p | 124 | 15
-
Bài giảng Phân loại hàng hóa
69 p | 132 | 15
-
Bài giảng Hướng dẫn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
48 p | 99 | 14
-
Bài giảng Hướng dẫn những nội dung ôn tập quan trọng trong phần Các luật về cán bộ, công chức, viên chức
10 p | 120 | 11
-
Bài giảng Hướng dẫn Kỹ thuật hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
33 p | 107 | 10
-
Bài giảng Hướng dẫn quy trình rà soát thủ tục hành chính - TS. Ngô Hải Phan
23 p | 113 | 9
-
Bài giảng Bài 1: Giới thiệu phân tích chính sách (2012) - Nguyễn Xuân Thành
10 p | 111 | 9
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 5 - ThS. Lê Thị Giang
31 p | 66 | 8
-
Bài giảng Hướng dẫn triển khai HTKK, iHTKK
40 p | 101 | 7
-
Bài giảng Luật dân sự 1: Phần 2.2 - TS. Lâm Tố Trang
70 p | 66 | 7
-
Bài giảng Hướng dẫn kê khai tờ khai thuế theo Thông tư 28/2011/TT-BTC (sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế mã vạch (HTKK 3.0)
114 p | 111 | 6
-
Bài giảng Những vấn đề chung về Luật Dân sự
9 p | 57 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 4 - TS. Đinh Thiện Đức
50 p | 329 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn