YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
44
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp cung cấp cho người học những nội dung kiến thức như: Tổng quan về kế toán doanh nghiệp; kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu; kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ; kế toán tài sản cố định; kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; kế toán thành phẩm, hàng hoá, bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 1 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán trong các doanh nghiệp 1.1. Khái niệm: Theo luật kế toán VN : “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. 1.2. Vai trò: - Đối với nhà nước: Thông tin của kế toán là căn cứ để tổng hợp, để tính thuế, để kiểm tra và chỉ đạo yêu cầu quản lý chung. - Đối với DN: Thông tin của kế toán là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và là cơ sở để ra quyết định. - Đối với các đối tượng khác: Thông tin của kế toán là căn cứ để quyết định đầu tư, mua bán, thanh toán cũng như xử lý những vấn đề liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm giữa DN với các bên có liên quan. 1.3. Nhiệm vụ - Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sd tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật 1. Nội dung của công tác kế toán doanh nghiệp Toàn bộ công tác kế toán tài chính trong DN bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu khác - Kế toán vật tư hàng hoá - Kế toán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả. - Kế toán các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. - Lập hệ thống báo cáo tài chính. Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 2 Những nội dung trên của kế toán tài chính được nhà nước thống nhất từ việc lập chứng từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, cũng như nội dung, phương pháp ghi chép trên các tài khoản kế toán, sổ kế toán tổng hợp và việc lập hệ thống báo cáo tài chính phục vụ cho công tác điều hành, quản lý thống nhất trong toàn bộ nền KTQD. 3.Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp 3.1. Tổ chức công tác hạch toán ban đầu ở đơn vị cơ sở - Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải đúng những quy luật kế toán và chuẩn mực kế toán. - Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải phù hợp với chế độ chính sách, thể lệ văn bản pháp quy về kế toán do nhà nước ban hành - Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải phù hợp với các họat động SXKD, họat động quản lý, quy mô và địa bàn họat động của doanh nghiệp. - Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán. - Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả. Những nguyên tắc trên phải thực hiện một cách đồng bộ mới có thể tổ chức thực hiện tốt và đầy đủ các nội dung tổ chức công tác kế toán tài chính trong DN. 3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản và chứng từ kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán do bộ tài chính quy định nhằm phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán. Mỗi đơn vị chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức. - Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán bao gồm chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Kế toán cần phải thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung, phương pháp lập, tính pháp lý của những chứng từ bắt buộc. Còn chứng từ hướng dẫn thì tùy thuộc vào điều kiện, yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình mà lựa chọn, vận dụng cho phù hợp. 3.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán - Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng đơn vị quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. - Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: + Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ; Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 3 + Kiểm tra chứng từ kế toán ; + Ghi sổ kế toán; + Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. 3.2.2. Nội dung của việc kiểm tra chứng từ kế toán: - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, phản ánh trên chứng từ; - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán; - Kiểm tra việc chấp hành qui chế quản lý nội bộ của những người lập, kiểm tra, xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước và đơn vị, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...), đồng thời báo ngay cho Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. 3.2.3. Sửa chữa sổ kế toán Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau: (a) Phương pháp cải chính: Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp: Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản; (b) Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ): Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp: - Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. - Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng. Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 4 Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận. - Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng. (c) Phương pháp ghi bổ sung: Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ. 3.3. Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán phải căn cứ vào quy mô và đặc điểm họat động của đơn vị cũng như việc đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể. Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán có thể theo một trong bốn hình thức kế toán: - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Nhật ký-sổ cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. 3.3.1.Hình thức kế toán Nhật ký chung 3.3.1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó.Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 3.3.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 5 sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phátsinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. *Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 6 Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán Sổ nhật ký chi tiết đặc biệt Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 3.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký-sổ cái: 3.3.2.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký-sổ cái: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái; - Sổ, thẻ kế toán chi tiết - Sổ Nhật ký đặc biệt - Chứng từ kế toán. Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 7 3.3.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký-sổ cái: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột Tổng số “Phát sinh” ở phần nhật ký = Nợ của tất cả các tài khoản = Có của tất cả các tài khoản Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết”được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. *Trình tự ghi sổ hình thức nhật ký sổ cái Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 8 3.3.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: 3.3.3.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ sách kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ là loại chứng từ dùng để tập hợp số liệu của chứng từ gốc theo từng loại sự việc và ghi rõ nội dung vào sổ cho từng sự việc ấy (ghi Nợ tài khoản nào, đối ứng với bên Có của tài khoản nào, hoặc ngược lại- xem mẫu chứng từ ghi sổ). Chứng từ ghi sổ có thể lập cho từng chứng từ gốc, hoặc có thể lập cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinh thường xuyên trong tháng. Trong trường hợp thứ hai phải lập các bảng tổng hợp chứng từ gốc. Bảng tổng hợp chứng từ gốc lập cho từng loại nghiệp vụ một và có thể lập định kỳ 5- 10 ngày một lần hoặc lập một bảng luỹ kế cho cả tháng, trong đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa ghi chép theo trình tự thời gian, vừa được phân loại theo các tài khoản đối ứng. Cuối tháng (hoặc định kỳ) căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ. Hình thức chứng từ ghi sổ kế toán gồm các sổ kế toán sau đây: - Chứng từ ghi sổ - Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Sổ thẻ kế toán chi tiết Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 9 Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo các khoản tổng hợp quy định trong chế độ kế toán. Có hai loại sổ kế toán: sổ cái ít cột và sổ cái nhiều cột. Sổ cái ít cột được sử dụng trong những trường hợp hoạt động kinh tế tài chính đơn giản, do đó quan hệ đối ứng của các tài khoản cũng đơn giản. Trong trường hợp hoạt động kinh tế tài chính phức tạp, các tài khoản có nhiều quan hệ đối ứng với các tài khoản khác thì phải sử dụng mẫu sổ cái nhiều cột để thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu và thu nhận chỉ tiêu cần thiết phụ vụ yêu cầu quản lý. Trên sổ cái nhiều cột thì số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của mỗi tài khoản được phân tích theo các tài khoản đối ứng Có và tài khoản đối ứng Nợ có liên quan. Mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được ghi vào sổ cái hai lần: Một lần ghi vào bên Nợ và một lần ghi vào bên Có của các tài khoản có quan hệ đối ứng với nhau. Sổ cái thường là sổ đóng thành quyển, mở cho từng tháng một: trong đó mỗi tài khoản được dành riêng một trang hoặc một số trang tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ ghi chép ít hay nhiều. Trường hợp một tài khoản phải dùng một số trang thì cuối mỗi trang phải cộng tổng số theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau. Cuối mỗi tháng phải khoá sổ, cộng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của từng tài khoản để làm căn cứ lập bảng đối chiếu số phát sinh. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là loại sổ kế toán tổng hợp dùng để đăng ký tổng số tiền của các chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian (nhật ký). Nội dung chủ yếu của các sổ này có các cột: số hiêu của chứng từ ghi sổ. Ngoài mục đích đăng ký các chứng từ ghi số phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ còn dùng để quản lý các chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu với tổng số tiền mà kế toán đã ghi trên các tài khoản kế toán. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mở cho cả năm, cuối mỗi tháng kế toán tiến hành cộng tổng số phát sinh trong cả tháng để làm căn cứ đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh. Bảng cân đối số phát sinh được dùng để tổng hợp số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên sổ cái, nhằm kiểm tra lại việc tập hợp và hệ thống hoá các số liệu trên sổ cái, đồng thời làm căn cứ để thực hiện việc đối chiếu số liệu của sổ cái với số liệu của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Trên bảng đối chiếu số phát sinh ngoài các cột phản ánh số phát sinh Nợ, phát sinh Có còn có các cột phản ánh số dư đầu tháng ( dư Nợ và dư Có) của từng tài khoản, do đó bảng này được dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối tài sản và các báo biểu kế toán khác. Sổ và thẻ kế toán chi tiết trong hình thức Chứng từ ghi sổ tương tự như hình thức Nhật ký- Sổ cái. 3.3.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức Chứng từ ghi sổ như sau: hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên, Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 10 chứng từ gốc sau khi kiểm tra được ghi vào bản chứng từ gốc. Cuối tháng hoặc định kỳ, căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng (hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền) ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ chứng từ gốc kèm theo để bộ phận này ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ cái. Cuối tháng khoá sổ tìm ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của từng tài khoản trên sổ cái. Tiếp đó căn cứ vào sổ lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản tổng hợp. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh khớp nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng tài khoản ( dư Nợ, dư Có) trên bảng cân đối phải khớp nhau với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết của phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác. Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì tài khoản gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng trường hợp. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập các báo biểu kế toán. *Trình tự ghi sổ toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 11 Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng Sổ cái tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 3.3.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: 3.3.4.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gianvới việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 12 - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tàichính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ; - Bảng kê; - Sổ Cái; - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. 3.3.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếpvào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứngtừ. (2). Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếpvào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. *Trình tự ghi sổ toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 13 3.4. Tổ chức công tác lập báo cáo kế toán Báo cáo kế toán là thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình về kết quả họat động của đơn vị. Hệ thống báo cáo kế toán cũng bao gồm 2 phân hệ: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. - Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn và tình hình họat động của đơn vị được doanh nghiệp lập ra để cung cấp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là báo cáo có tính chất bắt buộc. Báo cáo tài chính phải được lập đúng theo phương pháp, đúng nội dung và phải theo mẫu quy định. Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả họat động kinh doanh + Báo cáo luu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính. Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 14 - Báo cáo quản trị cũng là báo cáo tổng hợp về tình hình và kết quả họat động của doanh nghiệp nhưng đi sâu vào từng mặt, từng giai đọan, từng bộ phận trong quá trình họat động của doanh nghiệp. Báo cáo quản trị chỉ cung cấp và phục vụ cho yêu cầu quản trị trong nội bộ chứ không báo cáo cho các đối tượng bên ngoài. Việc lập các báo cáo này là tùy theo nhu cầu sử dụng thông tin cũng như khả năng và trình độ của bộ phận thực hiện kế toán quản lý của doanh nghiệp. tuy nhiên nếu xét một cách tổng thể thì hệ thống báo cáo kế toán quản trị bao gồm: + Dự toán ngân sách; + Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; + Báo cáo cho các trung tâm trách nhiệm quản lý; + Báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định. 3.5. Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính. Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo một trong các hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán theo quy định tại Mục II - Các hình thức kế toán. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng phần mềm kế toán cho phù hợp - Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định - Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán. 3.6. Tổ chức bộ máy kế toán Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận. Vì vậy việc tổ chức, cơ cấu bộ máy kế toán cho hợp lý, gọn nhẹ và họat động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác trung thực và đầy đủ, hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin; đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng suất lao động của nhân viên kế toán. Hiện nay trong các DN sản xuất, việc tổ chức bộ máy kế toán có thể định hướng theo một trong các hình thức sau: - Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung; - Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán; - Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán; CÂU HỎI ÔN TẬP: Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 15 1/ Hãy trình bày yêu cầu nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán tài chính ? 2/ Nêu ý nghĩa của công tác hạch toán ban đầu của cơ sở ? 3/ Có bao nhiêu hình thức kế toán theo Luật kế toán? Trình bày nguyên tắc và trình tự ghi sổ của các hình thức kế toán ? BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM: Mỗi nhóm lựa chọn 1 doanh nghiệp (DN tư nhân hoặc Cty TNHH 1 thành viên hoặc Cty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Cty cổ phần), trình bày, nhận xét tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp, đánh giá ưu khuyết điểm của hình thức tổ chức bộ máy kế toán, rút ra kết luận chung. BÀI 2 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN PHẢI THU 1. Kế toán vốn bằng tiền 1.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán 1.1.1. Khái niệm: Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn SXKD của DN thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán. Vốn bằng tiền của DN bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, tiền gởi ngân hàng và tiền đang chuyển (kể cả ngọai tệ, vàng bạc, đá quí, kim khí quí). 1.1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ của nhà nước sau đây: - Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam - Các loại ngọai tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và được theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngọai tệ các loại” - Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại thời điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất) ngoài ra phải theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại. - Vào cuối mỗi kỳ, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngọai tệ theo tỷ giá thực tế. 1.2.Kế toán tiền mặt 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 16 * Khái niệm: Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của DN bao gồm: Tiền Việt Nam, ngọai tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu. * Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền: - Trong mỗi DN đều có lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho họat động SXKD hàng ngày của mình. Số tiền thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ tùy thuộc vào quy mô, tính chất họat động, ngoài số tiền trên DN phải gởi vào ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. - Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Thủ quỹ không được trực tiếp mua bán vật tư, hàng hóa, tiếp liệu, hoặc không được kiêm nhiệm công tác kế toán. Tát cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. Sau khi thực hiện thu chi tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được lập thành 2 bản, một liên lưu lại làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu chi gởi cho kế toán quỹ. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ. 1.2.2. Chứng từ sổ sách kế toán 1.2.2.1.Chứng từ làm cơ sở hạch toán: - Phiếu Thu - Phiếu Chi - Biên lai thu tiền - Bảng Kiểm kê quỹ 1.2.2.2. Các loại sổ KT có liên quan: - Sổ Quỹ Tiền mặt. - Sổ Tiền gởi Ngân hàng - Sổ Chi tiết quỹ TM - Sổ theo dõi mua hàng - Sổ theo dõi bán hàng - Sổ Doanh thu bán hàng - Sổ theo dõi Thuế GTGT. 1.2.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu - Để phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt của DN, kế toán sử dụng TK 111 “Tiền mặt”. TK 111 có kết cấu như sau: TK 111 Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 17 - Các khoản tiền mặt, ngọai tệ, vàng - Các khoản tiền mặt, ngọai tệ, vàng bạc, bạc,…nhập quỹ. …xuất quỹ. - Số tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê - Số tiền mặt thiếu phát hiện khi kiểm kê - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do giá lại cuối kỳ đánh giá lại cuối kỳ SDCK: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có . TK 111 có 3 TK cấp 2: - TK 1111: Tiền Việt Nam - TK 1112: Ngọai tệ - TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như TK 112, TK113, TK331, TK152, TK211, TK133,… 1.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Trình tự kế toán tiền mặt: * Các nghiệp vụ thu tiền: 1) Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, thu về hoạt động tài chính Nợ TK 1111 – Tổng giá thanh toán Có TK 511, 512, 515 Giá chưa thuế GTGT Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp 2) Thu từ các hoạt động khác (bán TSCĐ, bán phế liệu…) về nhập quỹ Nợ TK 1111 – Tổng giá thanh toán Có TK 711 Giá chưa thuế GTGT Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp 3) Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng TM Nợ TK 1111 Có TK 131, 136,138,141 4) Rút tiền gởi NH về nhập quỹ bằng TM Nợ TK 1111 Có TK 1121 5) Thu hồi các khoản đầu tư bằng TM Nợ TK 1111 Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 18 Có TK 121, 128, 221, 222, 223, 228 6) Vay về nhập quỹ Nợ TK 1111 Có TK 341 7) Kiểm kê phát hiện thừa quỹ tiền mặt: Nợ TK 1111 Có TK 3381 8) Nhận vốn góp liên doanh bằng tiền mặt: Nợ TK 1111 Có TK 411 *Các nghiệp vụ chi tiền mặt 1) Chi mua vật tư, CCDC, hàng hóa bằng tiền mặt: Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157 Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào Có 1111 2) Chi mua TSCĐ - Nều mua về sử dụng ngay: Nợ TK 211 Nợ TK 133 Có TK 1111 - Nếu mua về phải trải qua lắp đặt: Nợ TK 2411 Nợ TK 133 Có TK 1111 Sau khi lắp đặt xong đem vào sử dụng: Nợ TK 211 : Nguyên giá Có TK 241 : Nguyên giá 3) Chi trả nợ người bán, trả nợ vay bằng TM Nợ TK 331, 341 Có TK 1111 Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 19 4) Chi thanh toán với Nhà nước, Cán bộ công nhân viên, nội bộ bằng TM Nợ TK 333,334, 336 Có TK 1111 5) Chi tiền gởi vào ngân hàng, gởi qua bưu điện….. Nợ TK 1121, 1131 Có TK 1111 6) Chi tiền đầu tư Nợ TK 121, 128, 221, 222, 223, 228 Có TK 1111 7) Chi tiền cho các hoạt động trong DN (mua vật liệu về sử dụng ngay…) Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241…- Chi cho chi phí hoạt động SXKD Nợ TK 133 Có TK 1111- Tiền mặt 8) Chi tiền mặt cho các hoạt động tài chính, hoạt động khác: Nợ TK 635, 811 Có TK 1111 1.3.Kế toán tiền gửi ngân hàng 1.3.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán Tiền gửi là số tiền mà DN gửi tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngọai tệ, vàng bạc đá quý… *Nguyên tắc kế toán tiền gửi Ngân hàng: - Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gởi đến, kế toán phải tiến hành kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với ngân hàng thì vẫn phải ghi theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi riêng ở TK phải thu hoặc phải trả khác và thông báo cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại. - Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng kho bạc, công ty tài chính để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. 1.3.2. Chứng từ sổ sách kế toán Căn cứ để ghi chép các loại tiền gởi của DN là - Giấy báo có, - Giấy báo nợ Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
- 20 - Bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản… - Sổ tiền gửi ngân hàng. 1.3.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu Kế toán sử dụng TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về các khoản tiền gửi của DN. TK 112 có kết cấu như sau: Bên nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngọai tệ, vàng bạc… gửi vào ngân hàng và chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại Bên có: Các khoản tiền Việt Nam, ngọai tệ, vàng bạc… rút ra ngân hàng và chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái Số dư bên nợ: Số tiền gửi hiện còn gửi ở các ngân hàng TK 112 được mở 3 TK cấp 2: - TK 1121: Tiền Việt Nam - TK 1122: Ngọai tệ - TK 1123: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác 1.3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi Việt Nam 1) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào TK tại ngân hàng. Ghi: Nợ TK 1121 – Tiền gửi NH Có TK 111 – Tiền mặt 2) Nhận được tiền do khách hàng trả nợ hoặc ứng trước bằng chuyển khoản, căn cứ vào giấy báo có của NH, ghi: Nợ TK 1121– Tiền gửi NH Có TK 131 – Phải thu của khách hàng 3) Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng Nợ TK 1121 – Tiền gửi NH Có TK 144, 244 4) Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần… bằng chuyển khoản: Nợ TK 112 – Tiền gửi NH Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn