intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khai thác kiểm định đường - Chương 1: Cơ sở lý luận

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Khai thác kiểm định đường - Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung bao gồm: khái niệm, mục đích nghiên cứu, hệ thống khai thác vận tải đường ô tô, những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô,... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khai thác kiểm định đường - Chương 1: Cơ sở lý luận

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BÀI GIẢNG KHAI THÁC KIỂM ĐỊNH ĐƯỜNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN GV: Trần Viết Khánh Tp.HCM, năm 2019 1
  2. Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Khái niệm 2. Mục đích nghiên cứu 3. Hệ thống khai thác vận tải đường ô tô 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô 2
  3. 1. Khái niệm • Khai thác đường là ngành khoa học dựa vào sự phân tích tác dụng giữa các yếu tố trong hệ thống vận tải ô tô để tìm ra các biện pháp thích hợp, kinh tế nhằm:  Đảm bảo chất lượng kỹ thuật của đường;  Hạn chế các hư hỏng;  Nâng cao năng suất vận tải;  Hạ giá thành vận chuyển;  Hạn chế mức thấp nhất tai nạn giao thông 3
  4. Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Khái niệm 2. Mục đích nghiên cứu 3. Hệ thống khai thác vận tải đường ô tô 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô 4
  5. 2. Mục đích nghiên cứu  Nghiên cứu tác dụng tương hỗ giữa các yếu tố trong hệ thống vận tải ô tô;  Khảo sát, đánh giá toàn diện chất lượng kỹ thuật của đường;  Nghiên cứu khả năng phục vụ của từng tuyến;  Định các thời hạn & phân loại công tác sửa chữa đường;  Xác định các công nghệ, kỹ thuật sửa chữa hợp lý & kinh tế;  Xác định các biện pháp tổ chức, điều khiển giao thông thích hợp 5
  6. Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Khái niệm 2. Mục đích nghiên cứu 3. Hệ thống khai thác vận tải đường ô tô 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô 6
  7. 3. Hệ thống khai thác vận tải đường ô tô 7
  8. 3. Hệ thống khai thác vận tải đường ô tô Sơ đồ cơ cấu hệ thống khai thác vận tải ô tô 8
  9. 3. Hệ thống khai thác vận tải đường ô tô Có 4 yếu tố và 7 quan hệ tác dụng tương hỗ 1. Yếu tố con người: bao gồm tất cả những người tham gia giao thông và khai thác đường (người lái xe hoặc điều khiển các phương tiện giao thông, người đi bộ, hành khách, người hướng dẫn giao thông, …) 2. Yếu tố đường ô tô: bao gồm toàn bộ các công trình: Nền đường, kết cấu áo đường, các công trình trên đường, các thiết bị và các dấu hiệu hướng dẫn và đảm bảo an toàn giao thông, có thể tại mặt đường, trên đường và dưới mặt đất, tất cả tạo nên một tổ hợp công trình thống nhất. 3. Yếu tố dòng xe: bao gồm toàn bộ các loại phương tiện giao thông chạy trên đường ô tô (kể cả các loại máy tự hành, mooc kéo theo, mô tô, xe máy, xe đạp, v.v…). 9
  10. 3. Hệ thống khai thác vận tải đường ô tô Có 4 yếu tố và 7 quan hệ tác dụng tương hỗ 4. Yếu tố môi trường xung quanh: bao gồm những ý niệm nằm trong tầm nhìn của người đi trên đường, còn đối với người lái xe thì là tầm nhìn từ trong cabin ra ngoài. Đó là các yếu tố của đường: Phần dành cho xe chạy, các loại ký hiệu, tín hiệu, các loại thiết bị phòng hộ trên đường, các cây cối, đồi núi, v.v… Hiểu thấu đáo về tác dụng tương hỗ giữa các yếu tố trong hệ thống khai thác vận tải ô tô mới có thể đưa ra được phương án tổ chức bảo dưỡng - sửa chữa đúng đắn, biện pháp kỹ thuật bảo dưỡng - sửa chữa đúng đắn, nghĩa là đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao nhất 10
  11. 3. Hệ thống khai thác vận tải đường ô tô Có 4 yếu tố và 7 quan hệ tác dụng tương hỗ Ví dụ trong quan hệ tác dụng tương hỗ giữa xe và đường, có biết được tác dụng của ô tô lên đường làm cho đường sẽ bị tích lũy biến dạng lún, bị mài mòn, dao động đơn điệu của một loại xe sẽ làm cho đường lượn sóng đều đều, v.v… thì cần phải theo dõi diễn biến lưu lượng xe chạy trên đường và thời gian khai thác, quản lý cho chạy xe không quá tải, theo dõi biến dạng của đường, độ hao mòn mặt đường, v.v… để đề ra phương pháp bảo dưỡng hay sửa chữa đúng đắn. Có biết được đường cũng tác dụng trở lại xe chạy trên đường bằng lực bám, lực xung kích, các đường cong nằm không cong đều sẽ làm cho xe chạy bị lắc ngang, các đường cong đứng sẽ làm cho bánh xe bị gia tải hoặc giảm tải, v.v… người quản lý khai thác đường phải luôn chú ý làm cho các tác động này nằm trong phạm vi đảm bảo xe chạy tốt. Nếu xét trường hợp mặt đường lồi lõm quá mức cho phép sẽ làm cho xe mau hỏng, xe chạy bị giảm tốc xuống mức dưới tốc độ thiết kế thì đường đã bị xuống cấp, và muốn không có điều đó xảy ra thì phải biết nguyên nhân lồi lõm mặt đường là do xe chạy quá tải hoặc do chế độ thủy nhiệt sinh ra, v.v… để tìm ra cách khắc phục, hoặc sửa chữa, cải tạo phù hợp nhất 11
  12. Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Khái niệm 2. Mục đích nghiên cứu 3. Hệ thống khai thác vận tải đường ô tô 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô 12
  13. 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô  Các yếu tố khí hậu  Chất lượng vật liệu  Chất lượng kỹ thuật thiết kế, thi công  Lưu lượng, tải trọng xe  Chế độ thủy nhiệt 13
  14. 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô  Các yếu tố khí hậu • Mưa • Ánh nắng • Gió 14
  15. 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô  Mưa • Mỗi loại vật liệu cần một lượng ngậm nước tối ưu để đảm bảo tính ổn định cường độ của nó. • Mưa ảnh hưởng đến lượng nước, thủy văn, thủy lực, vận tốc dòng chảy trên mặt đường, lề đường và mái dốc đào, đắp đường, gây xói mòn, tác hại lớn cho đường sá. • Mưa lũ làm mềm yếu đất nền, giảm sức chống cắt của đất, gây sạt lở mái ta luy nền đường. • Mưa ảnh hưởng đến chế độ thủy nhiệt tác động trực tiếp lên con đường. 15
  16. 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô  Nắng • Nắng gây ra nhiệt, làm khô mặt đường, nhưng lại có ảnh hưởng không tốt đối với vật liệu làm đường đặc biệt là mặt đường BTN, BTXM. • Sự thay đổi của nhiệt độ làm cho mặt đường co giãn, thể tích thay đổi không đều gây nên hiện tượng nứt nẻ của mặt đường BTXM. • Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, mặt đường nhựa có thể trở nên mềm, dẻo, nhất là khi dùng lượng nhựa, loại nhựa không hợp lý, trên mặt đường phát sinh làn sóng, lún, vệt hằn bánh xe, chảy nhựa mặt đường. • Dưới tác dụng của nhiệt độ thấp, nhựa chóng hóa già, dòn làm mặt đường nứt, gãy. 16
  17. 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô  Gió • Gió làm nước mặt bốc hơi nhanh, nhưng lại gây khó khăn cho xe bám đường để chạy, khó khăn cho người lái xe nhìn đường, khó khăn cho thi công. • Có thể nhiệt độ ngoài trời khá cao, nhưng gió vẫn làm nguội các tia nhựa trong lúc rải nhựa làm giảm tính dính bám của nhựa với đá. • Khi đang tưới nhựa mà mặt đá bị gió thổi làm cho bị phủ một lớp bụi mỏng, lớp bụi mỏng này làm nhựa kém dính bám với đá. 17
  18. 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô  Chất lượng vật liệu • Vật liệu làm nền đường Vật liệu dùng để đắp nền đường thường được chọn là các loại đất có khả năng chịu lực tốt, dễ đầm lèn, trạng thái của đất ít thay đổi khi độ ẩm biến đổi nhiều, v.v.. Các loại đất bị trương nở, hoặc co ngót nhiều khi bị thay đổi lớn về độ ẩm sẽ làm các lớp kết cấu mặt đường bên trên bị phá hủy nhanh chóng. • Vật liệu làm kết cấu áo đường Chất lượng của vật liệu như: kích cỡ hạt, thành phần cấp phối, độ dính kết, cường độ, sức chịu mài mòn, tính nhạy cảm với nước,.. là những yếu tố quyết định đến chất lượng đường ô tô. Khi thiết kế phải tôn trọng những quy định về yêu cầu kỹ thuật của vật liệu trong thi công và nghiệm thu. 18
  19. 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô  Chất lượng thiết kế, thi công • Chất lượng kỹ thuật xấu của một đồ án thiết kế đường, và công tác thi công không đạt yêu cầu có thể gây ảnh hưởng rất xấu, làm cho mặt đường nhanh chóng suy giảm chất lượng và hư hại. • Những sai sót chính như:  Thiếu công đầm lèn;  Khi chuyên chở, bốc dỡ, san rải, đá bị phân tầng, (đá nhỏ và đá to bị phân tách);  Cân đong thiếu nhựa hoặc thiếu cốt liệu, không đúng quy định hoặc thất thường;  Nhiệt độ thi công nhựa đường quá thấp;  Màng nhựa chưa bao kín các hạt đá;  V.v… 19
  20. 4. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô  Lưu lượng, tải trọng xe • Hiện tượng mài mòn • Hiện tượng mỏi • Tác động của tải trọng xe đến độ bền kết cấu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2