Bài giảng kinh tế học công cộng - Chương 3
lượt xem 7
download
Để có thể vươn lên đạt trình độ phát triển ngang hàng với các quốc gia khác, Việt Nam cần phải tìm cho mình con đường phát triển phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong nước vừa đảm bảo xu thế phát triển chung của thế giới. Đó chính là việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng kinh tế học công cộng - Chương 3
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG THS. HOÀNG TRUNG DŨNG Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Hà Nội, 2008
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI Không sợ thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên Hồ Chí Minh, 1966
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.1. Khái niệm công bằng Khái niệm công bằng xã hội là một khái niệm mang tính chuẩn tắc, tùy thuộc vào quan điểm của từng người. Không có một khái niệm chung về công bằng xã hội mà người ta thường tách công bằng thành những khái niệm cụ thể hơn.
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.1. Khái niệm công bằng Công bằng ngang (Horizontal equality): là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau. (Chúng ta chỉ xem xét tình trạng kinh tế do chúng ta đang xem xét mọi vấn đề trên góc độ kinh tế, còn trong thực tế, khái niệm công bằng xã hội được áp dụng đối với các tình trạng khác nhau như sức khỏe, tinh thần…)
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.1. Khái niệm công bằng Công bằng dọc (Vertical equality): là sự đối xử khác nhau với những người có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có đó. => Chính phủ được phép đối xử có phân biệt đối với những người có tình trạng kinh tế khác nhau, với điều kiện là sau khi chịu tác động của những chính sách đó thì những khác biệt phải được giảm bớt hoặc xoá bỏ.
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.1. Khái niệm công bằng Công bằng ngang có thể được thực hiện bởi cơ chế thị trường còn công bằng dọc nhất thiết cần có sự điều tiết của Nhà nước. Chính phủ thực thi chính sách phân phối theo công bằng dọc nhằm giảm chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân, rõ nhất trong chính sách thuế và trợ cấp, đặc biệt là thuế lũy tiến hoặc trợ cấp lũy thoái.
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.2. Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.2.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản Tùy theo các yếu tố sản xuất mà mỗi người có được cũng như việc định giá các yếu tố đó trên thị trường cạnh tranh mà chúng có ảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân. => Cách phân phối như vậy gọi là phân phối theo sở hữu các nguồn lực hay còn gọi là phân phối thu nhập từ tài sản.
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.2. Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.2.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản Tài sản của mỗi cá nhân có được là do những nguồn hình thành khác nhau: • Do được thừa kế tài sản. • Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau. • Do kết quả kinh doanh :
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.2. Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.2.2. Sự khác biệt về thu nhập có được từ lao động Lao động là điều kiện cơ bản để tạo ra thu nhập. Một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong phân phối thu nhập từ lao động: • Do khác nhau về khả năng và kỹ năng lao động. • Do khác nhau về cường độ làm việc. • Do khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc. • Do những nguyên nhân khác
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.3. Lý do can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo công bằng xã hội • Thị trường không tác động được gì để xã hội công bằng hơn, trong khi công bằng và hiệu quả là hai mục tiêu cao nhất của xã hội loài người. • Phân phối lại thu nhập tuy không làm tăng mức của cải chung của xã hội nhưng nó có khả năng làm tăng mức phúc lợi xã hội. • Phân phối lại thu nhập có tác dụng động viên giúp đỡ người nghèo, giải tỏa tâm lý bất mãn, giảm bớt tệ nạn xã hội, tạo ra thêm ngoại ứng tích cực.
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.3. Lý do can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo công bằng xã hội Việc chính phủ can thiệp để nâng cao sự bình đẳng trong phân phối thu nhập trở thành cần thiết. Tuy nhiên cần phân phối thu nhập lại như thế nào để thực sự nâng cao được sự bình đẳng? => Đây là một vấn đề chuẩn tắc và nó phụ thuộc rất lớn vào các quan điểm về phân phối thu nhập mà một xã hội theo đuổi. .
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.4. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Mục đích sử dụng các thước đo: Thông qua các con số, xác định xem phân phối thu nhập có công bằng hay không, phản ánh trực quan sự bất bình đẳng. Nguyên lý chung: Các thước đo sẽ cho thấy sự công bằng hay bất công bằng dựa vào các thông số về mức thu nhập hoặc tiêu dùng trung bình và sự phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng đó.
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.4. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.4.1. Đường Lorenz (Lorenz Curve) Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích luỹ, thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập. Đường Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số đã biết.
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.4. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.4.1. Đường Lorenz (Lorenz Curve) 100 A 80 Đường bình đẳng tuyệt đối 60 nhập cộng dồn thu % Đường 40 Lorenz 0 20 40 60 80 100 20 % dân số cộng dồn
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.4. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.4.1. Đường Lorenz (Lorenz Curve) Đường bình đẳng tuyệt đối: Đường Lorenz trùng vào đường chéo 0A của hình vuông. Đường bất bình đẳng tuyệt đối: Đường Lorenz chạy theo cạnh đáy và cạnh bên phải của hình vuông. Đường Lorenz thường nằm ở khoảng giữa đường chéo và đường bất bình đẳng tuyệt đối. Đường Lorenz càng nằm gần đường chéo thì mức độ bất công bằng càng thấp và càng nằm xa đường chéo thì mức độ bất công bằng càng
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.4. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.4.1. Đường Lorenz (Lorenz Curve) Ý nghĩa của công cụ: • Cho phép hình dung được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc quan sát hình dạng của đường cong. • Giúp đánh giá tác động của chính sách đến mức độ công bằng trong phân phối thu nhập của các nhóm dân cư. • Cho phép so sánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối giữa các quốc gia hoặc giữa các thời kỳ phát triển của một quốc gia.
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.4. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.4.1. Đường Lorenz (Lorenz Curve) Hạn chế: • Chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng bằng một chỉ số, do đó mà mọi sự so sánh chỉ mang tính chất định tính. • Không thể có kết luận chính xác khi các đường Lorenz giao nhau và rất phức tạp khi phải so sánh quá nhiều nước trong cùng một lúc. => Cần nghiên cứu một số thước đo khác hoàn thiện hơn, được biểu thị bằng con số đo lường sự bất bình đẳng trong
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.4. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.4.2. Hệ số Gini (Gini Coefficient) Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia Corrado Gini, được công bố lần đầu năm 1912 là thước đo bất bình đẳng được sử dụng phổ biến nhất. Về mặt hình học, hệ số Gini được xác định bằng cách lấy diện tích hình B được xác định bởi đường Lorenz và đường chéo 0A, chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa đường Lorenz đó (B + C) (xem hình vẽ )
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.4. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.4.2. Hệ số Gini (Gini Coefficient) 100% A Đường bình đẳng tuyệt đối nhập cộng dồn thu % B Đường Lorenz C 0 100% O’ % dân số cộng dồn
- CHƯƠNG III CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1.4. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.4.2. Hệ số Gini (Gini Coefficient) Về công thức, hệ số Gini (g) được tính: B g= B+C • Nếu coi mỗi cạnh hình vuông là 1 đơn vị thì diện tích (B + C) luôn bằng ½, khi đó g = 2B = 1 - 2C. • Khoảng cách giữa đường Lorenz và đường chéo càng lớn thì hệ số Gini càng cao. Vì đường Lorenz chỉ nằm giữa đường chéo 0A và đường 0O’A nên 0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Thu
47 p | 1032 | 41
-
Bài giảng kinh tế học đại cương - Bài 10: Hàng hoá công cộng và các nguồn lực cộng đồng
13 p | 317 | 33
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Marx - Lenine - TS. Võ Trọng Đường
55 p | 236 | 29
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Chương 6 - Trường ĐH Thương Mại
23 p | 131 | 28
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Thu
174 p | 150 | 24
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Chương 1 - Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
30 p | 105 | 22
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
11 p | 87 | 18
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
15 p | 141 | 14
-
Bài giảng kinh tế học công cộng - Chương 1
37 p | 138 | 13
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
49 p | 87 | 12
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Chương 3 - Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
77 p | 38 | 10
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Chương 6 - Vũ Trung Kiên
12 p | 124 | 10
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Chương 3 - Trường ĐH Thương Mại
57 p | 67 | 10
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Chương 2 - Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
61 p | 24 | 9
-
Bài giảng kinh tế học công cộng - Chương 5
9 p | 118 | 7
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Phần 2 - Trường ĐH Tây Nguyên
69 p | 28 | 7
-
Bài giảng Kinh tế chính trị: Chương 3a – Ngô Quế Lân
9 p | 70 | 4
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Chương 0: Giới thiệu môn học
7 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn