intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vận hành hệ thống: Chương 2 - Bộ máy tổ chức quản lý trong nhà máy điện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kinh tế vận hành hệ thống: Chương 2 - Bộ máy tổ chức quản lý trong nhà máy điện" được biên soạn với các nội dung chính sau: Bộ máy quản lý hành chính; Bộ phận sản xuất; Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vận hành hệ thống: Chương 2 - Bộ máy tổ chức quản lý trong nhà máy điện

  1. CHƯƠNG 2. BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN Trong NMNĐ bộ máy quản lý thường chia thành 2 bộ phận: Bộ máy quản lý hành chính Bộ phận sản xuất 2.1. Bộ máy quản lý hành chính - Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong NM - Các phó giám đốc: Kỹ thuật, kinh doanh, hành chính, xây dựng cơ bản - Phòng ban: Phòng kế hoạch, kỹ thuật, kế toán tài vụ, tổ chức, lao động tiền lương, hành chính, bảo vệ, y tế
  2. ▪ Phòng kế hoạch - Tham mưu cho giám đốc trong công tác lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch - Lập kế hoạch kỹ thuật sản xuất và các biện pháp thực hiện kế hoạch - Quy định nhiệm vụ và giao nhiệm vụ kế hoạch cho các phân xưởng theo lệnh của giám đốc - Giúp các phân xưởng về mặt nghiệp vụ kế hoạch - Tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của nhà máy
  3. ▪Phòng kỹ thuật - Tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ sản xuất - Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi về kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu các chế độ vận hành thiết bị an toàn và kinh tế, cải tiến vận hành, phân tích nguyên nhân các sự cố đề ra các biện pháp chống sự cố, đảm bảo an toàn sản xuất -Thực hiện các thí nghiệm xây dựng các đường đặc tính của lò hơi, tuabin, xây dựng các chỉ tiêu định mức kỹ thuật... - Thường xuyên kiểm tra kỹ thuật, chỉ đạo và giúp đỡ các phân xưởng về kỹ thuật - Thẩm tra trình duyệt các quy trình vận hành sáng kiến, phổ biến áp dụng sáng kiến kinh nghiệm; Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học trong nhà máy - Lập kế hoạch và thực hiện công tác sửa chữa và nghiệm thu các thiết bị trong nhà máy - Có nhiệm vụ bồi dưỡng trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên nhà máy
  4. ▪ Phòng lao động tiền lương - Tổ chức lao động, ca kíp, sắp xếp điều động các cán bộ công nhân viên trong nhà máy, tuyển dụng và thải hồi; Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng lao động trong nhà máy - Thực hiện các chính sách và chế độ lao động và tiền lương - Tiến hành nghiên cứu xây dựng các định mức lao động, các biện pháp nâng cao năng suất lao động - Theo dõi tình hình lao động của cán bộ công nhân viên nhà máy ▪ Phòng hành chính - Chịu trách nhiệm về công tác hành chính, quản lý phúc lợi công cộng, chăm lo đời sống và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy ▪ Phòng y tế - Chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. - Nhà máy còn có thể có các công trình phúc lợi công cộng như nhà ăn, nhà ở tập thể, nhà trẻ...
  5. 2.2. Bộ phận sản xuất Chia thành các phân xưởng sản xuất: Phân xưởng nhiên liệu, phân xưởng lò hơi, phân xưởng tuabin, phân xưởng điện, phân xưởng hóa ▪ Phân xưởng nhiên liệu - Quản lý các kho nhiên liệu - Các phương tiện vận chuyển nhiên liệu - Các thiết bị và băng tải vận chuyển nhiên liệu - Các loại cân nhiên liệu, thiết bị chế biến sơ bộ nhiên liệu... ▪ Phân xưởng lò hơi -Quản lý các thiết bị lò hơi - Các phễu than, thiết bị nghiền than - Kho chứa dầu khởi động lò - Các bơm dầu, thiết bị và công trình thải tro xỉ
  6. ▪ Phân xưởng tuabin - Quản lý các tuabin và các thiết bị kèm theo, các bơm nước kể cả bơm nước cấp, các bình gia nhiệt, bình khử khí, thiết bị giảm ôn giảm áp, hệ thống nước tuần hoàn, hệ thống nước cứu hoả và các hệ thống nước tiết kiệm của nhà máy ▪ Phân xưởng điện - Quản lý các máy phát điện, máy biến thế và các thiết bị điện trong nhà máy đến đường dây cao áp ra khỏi nhà máy, các đồng hồ đo lường điện, hệ thống rơ le bảo vệ, thiết bị điều khiển từ xa, phòng thí nghiệm điện, hệ thống điện tự dùng, ắc quy, phòng điều khiển trung tâm nhà máy... Phân xưởng hoá - Quản lý hệ thống xử lý nước, phòng thí nghiệm hoá học, các thiết bị lấy mẫu hơi, nước và nhiên liệu, phân tích các mẫu nhiên liệu, hơi nước phục vụ cho vận hành của các phân xưởng khác trong nhà máy
  7. Các bộ phận sản xuất phụ trợ của nhà máy ▪ Phân xưởng kiểm nhiệt và tự động hóa nhiệt - Quản lý các thiết bị đo lường nhiệt và tự động hoá nhiệt - Giám sát và sửa chữa các loại cân trong nhà máy ▪ Phân xưởng cơ khí - Quản lý các máy công cụ, gia công cơ khí, các loại cần trục, dụng cụ đồ nghề về chế tạo cơ khí - Các hệ thống thông gió - Hệ thống nước sinh hoạt - Hệ thống thoát nước - Chịu trách nhiệm sửa chữa cơ khí cho toàn bộ nhà máy
  8. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI Héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t Gi¸m ®èc Phã GĐ s¶n xuÊt Phã GĐ söa chữa PX vËn hµnh 1 Văn phßng Phßng Tæng hîp PX vËn hµnh 2 Phßng TChức – Lao động PX SC c¬ nhiÖt PX cung cÊp Nhiên liệu Phßng KH-VËt t PX söa chữa ®iÖn-kiÓm nhiÖt Ph©n xëng Hãa Phßng Tài chính –Kế toán PX c¬ khÝ PX vËn hµnh ®iÖn-kiÓm nhiÖt Phßng kü thuËt PX tự động -Điều khiển Phßng B¶o vÖ PX x©y dùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2