intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật đầu tư: Chương 3 - TS. Nguyễn Thu Ba

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:48

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Luật đầu tư: Chương 3 - Pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư" trình bày các nội dung chính sau đây: Làm rõ các khái niệm; Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC); Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật đầu tư: Chương 3 - TS. Nguyễn Thu Ba

  1. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT CHƯƠ NG 3  PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TS. Nguyễn Thu Ba Tel: 0904186405/ Email: nguyenthuba74@gmail.com
  2. ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) 3.1 Làm rõ các khái niệm 3.2 Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 3.3 Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)
  3. CHUYÊN ĐỀ 3: ĐẦU TƯ THEO BCC và PPP 3
  4. 3.1 Làm rõ các khái niệm 4 Luật Đầu tư 2014 + Quy định về hình thức đầu tư theo Hợp đồng: Đầu tư theo hình thức hợp đồng là việc các chủ thể ràng buộc với nhau bằng các cam kết trong hợp đồng và hợp đồng là cơ sở chủ yếu cho phép xác định quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các nhà đầu tư. + KN Hợp đồng BCC và KN Hợp đồng PPP + Ngoài ra còn có KN Hợp đồng liên doanh (không quy định trong Luật ĐT 2014 nhưng có ghi nhận trong Luật ĐT 1996): là văn bản ký giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc thành lập công ty liên doanh hoặc là văn bản ký giữa công ty liên doanh với tổ chức cá nhân NN để thành lập công ty liên doanh mới tại VN.
  5. 3.1 Làm rõ các khái niệm 5
  6. 3.1 Làm rõ các khái niệm 6
  7. 3.1 Làm rõ các khái niệm 7 Điều 21 Luật ĐT 2020 quy định các hình thức ĐT 1. ĐT thành lập tổ chức kinh tế 2. ĐT góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 3. Thực hiện dự án ĐT 4. ĐT theo hình thức HĐ BCC 5. Các Hình thức ĐT, loại hình tổ chức KT mới theo quy định của CP
  8. 3.2 ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BCC 8 + Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC) là hợp đồng được ký giữa nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. (K9 Đ3 Luật ĐT 2020) + BCC được xác định là một hình thức đầu tư (Đ21 Luật ĐT 2020) + Đặc điểm:  Quan hệ ĐT (song phương hoặc đa phương) thiết lập trên cơ sở HĐ  Chủ thể là các nhà ĐT (VN và NN).  Nội dung quan hệ ĐT: bỏ vốn cùng kinh doanh. Có sự phân chia trách nhiệm và lợi nhuận. Không ràng buộc về mặt tổ chức. Nhân danh chính mình khi thực hiện
  9. 3.2 ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BCC 9 Ưu điểm: + Dễ tiến hành, giảm bớt thủ tục hành chính, + Nhanh chóng, thích hợp với các dự án cần triển khai nhanh, thời hạn ĐT ngắn, + Tận dụng tối ưu thế mạnh của các bên đối tác. Hạn chế: + Cần xác định tư cách chủ thể khi tiến hành hoạt động ĐT, KD + Hạn chế về trách nhiệm với bên thứ 3 + Vai trò của các bên trong hoạt động của ban điều phối không rõ ràng.
  10. 3.2 ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BCC 10 Điều kiện ký kết, thực hiện HĐ BCC (Đ27 Luật ĐT 2020) Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật ĐT. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
  11. 3.2 ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BCC 11 Nội dung hợp đồng BCC (Đ28 Luật ĐT 2020) Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
  12. 3.2 ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BCC 12  Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC (Điều 49 Luật ĐT 2020)  Chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC (Điều 50 Luật ĐT 2020)  Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp.
  13. 3.2 ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BCC 13  Quy định của Bộ luật DS 2015 về HĐ hợp tác  + Những vấn đề pháp lý chung về hợp đồng (Đ385 – 429 BLDS 2015)  + Hợp đồng hợp tác (từ Điều 504 đến 512 BLDS 2015) - KN - Nội dung - Quyền, nghĩa vụ - Xác lập, thực hiện, chấm dứt - Gia nhập, rút khỏi HĐ hợp tác
  14. 3.3 ĐẦU TƯ THEO THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 14 Đặt vấn đề:  Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng là hoạt động quan trọng đối với mỗi quốc gia.  Sử dụng vốn nhà nước để ĐT thì sẽ khó khăn về ngân sách.  Quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Puplic Private Partnership - PPP) tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để khai thác, huy động vốn ĐT.
  15. 3.3 ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 15 Khái niệm  Theo cách hiểu truyền thống, phương thức đối tác công tư (public private partnership) là sự thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước và nhà ĐT tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công.  Mô hình PPP: chia sẻ lợi ích và rủi ro qua triết lý phân công (mỗi bên đảm nhận phần việc mà mình làm tốt nhất) + Nhà nước: Chính sách; công cụ pháp lý; Đất đai + Nhà ĐT tư nhân: Vốn; nguồn nhân lực; kỹ thuật
  16. 3.3 ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 16  Thông thường PPP là một cam kết hợp tác lâu dài (khoảng 10-50 năm) trong đó quyền lợi và trách nhiệm của các bên được phân bổ tương ứng với phần tham gia của mỗi bên.  Để thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân trong các dự án vốn được coi là ít có khả năng sinh lời thì nhà nước phải có các cam kết cho dự án hoặc dự án khác  Cơ chế PPP tạo ra cơ chế năng động trong việc phân công hợp lý giữa các bên trong hợp đồng dự án PPP (khu vực công và khu vực tư): bên nào có khả năng làm tốt hơn một công việc cụ thể sẽ được phân giao thực hiện phần việc đó, đồng thời được hưởng các quyền lợi từ phần việc đó. Nói cách khác, đó là sự tính toán các yếu tố tác động đến suốt vòng đời của dự án, sự phân bổ rủi ro giữa các bên một cách tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
  17. 3.3 ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 17 Pháp luật về PPP Hình thức HĐ BOT lần đầu tiên được quy định trong luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật ĐT NN 1992. Luật ĐT 1996 quy định thêm về hình thức BTO, BT (việc ĐT trong nước theo hình thức BPT thực hiện theo quy chế riêng trong NĐ 77/CP ngày 18/6/1997). Luật ĐT 2005 quy định chung cho mọi nhà ĐT đối với HĐ BOT, BTO, BT. Luật ĐT 2014 quy định chung về PPP (BOT, BTO, BTL, BLT, BT, BOO, O&M)
  18. 3.3 ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 18  Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 do Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 18/6/2020. Có hiệu lực từ 1/1/2021 (Viết tắt là Luật PPP).  + Quy định rõ 5 lĩnh vực ĐT được phép thực hiện PPP  + Bảo đảm minh bạch các thông tin về dự án PPP  + Quy định về doanh nghiệp dự án PPP  + Quy định về đấu thầu PPP  + Quy định về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu của dự án. 
  19. 3.3 ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 19  Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP (K10 Đ3 Luật PPP 2020)
  20. 3.3 ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 20 Đặc điểm của đầu tư theo phương thức PPP: PPP là phương thức tạo lập TS công: TS công nhằm mục tiêu phát triển KT, XH (hạ tầng, năng lượng, môi trường v.v…)  Nhà nước không phải chi trả các khoản ĐT cho dự án mà định hướng phát triển, tạo cơ hội cho nhà ĐT tư nhân tham gia ĐT, khai thác, tư vấn.  Dự án PPP nhằm mục đích công nhưng có sự kết hợp công tư trong ĐT vốn , quản trị dự án, lựa chọn nhà ĐT. Đa số dự án, khai thác nguồn tài nguyên đất đai tạo ra lợi ích cho nhà ĐT. Đất đai được sử dụng trong dự án nhằm tạo ra doanh thu cho DN, bù đăp chi phí. Nhà nước phải lập quy hoạch, kế hoạch cho việc triển khai thực hiện dự án. Phân chia lợi ích: Nhà nước giải quyết được vđ thiếu vốn ĐT công, tạo cơ chế hỗ trợ ĐT, duy trì sở hữu toàn dân. Nhà ĐT được thực hiện quyền tự do KD, tìm kiếm lợi nhuận, góp phần phát triển đất nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2