(Veterinary Immunology )<br />
<br />
1. Kháng nguyên (Antigen)<br />
Kháng nguyên là chất lạ , khi có mặt trong cơ thể động<br />
vật có khả năng gây đáp ứng miễn dịch và sau đó kháng<br />
nguyên có khả năng kết hợp đặc hiệu với sản phẩm của<br />
đáp ứng này (Kháng thể đặc hiệu).<br />
Có thể hiểu kháng nguyên một cách khái quát:<br />
Kháng nguyên là chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể<br />
nhận biết một cách đặc hiệu.<br />
<br />
2. Đặc tính của kháng nguyên<br />
Kháng nguyên có 2 đặc tính chính:<br />
+ Tính sinh miễn dịch<br />
+ Tính đặc hiệu.<br />
<br />
2.1. Tính sinh miễn dịch: (Tính sinh KT)<br />
Là khả năng của một kháng nguyên tạo ra một đáp ứng miễn<br />
dịch, đáp ứng này có thể là dịch thể hay tế bào.<br />
Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào:<br />
- Tính kháng nguyên<br />
<br />
- Khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể<br />
<br />
a). Tính kháng nguyên mạnh hay yếu phụ thuộc vào:<br />
Tính lạ của kháng nguyên: Nhưng chất càng lạ với cơ thể, tính<br />
kháng nguyên càng mạnh, kháng thể sinh ra càng nhiều. Nhưng chất<br />
càng xa nguồn gốc tổ tiên càng có tính kháng nguyên mạnh.<br />
<br />
VD: Đáp ứng MD của Dê đối với Albumin của Gà mạnh hơn đối<br />
với Albumin của Bò<br />
<br />
Cấu trúc kháng nguyên<br />
• Những kháng nguyên có phân tử lượng càng lớn, cấu trúc càng<br />
phức tạp thì tính kháng nguyên càng cao.<br />
<br />
• Đặc biệt các kháng nguyên có bản chất là protein hoặc trong cấu<br />
trúc phân tử có chứa các axit amin mạch vòng: Tyrosine,<br />
Triptophan,... đều có tính kháng nguyên cao..<br />
• Những chất có bản chất là lipit hoặc axit nucleic thì tính sinh<br />
miễn dịch yếu hoặc không có nhưng nếu chúng được gắn với<br />
một phân tử protein mang thì lại trở thành một kháng nguyên<br />
Phương thức xâm nhập của kháng nguyên<br />
KN vào cơ thể bằng đường thích hợp thì khả năng sinh KT cao.<br />
<br />
b). Khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể:<br />
Cùng một kháng nguyên, khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể<br />
khác nhau thi khác nhau.<br />
<br />