Bài giảng Mô phôi: Hệ sinh dục nữ
lượt xem 43
download
Bài giảng" Mô phôi: Hệ sinh dục nữ" cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể mô tả được cấu tạo mô học của buồng trứng, mô tả được cấu tạo của nang trứng qua các giai đoạn phát triển, mô tả được cấu tạo mô học của vòi tử cung và tử cung, trình bày được các hiện tượng xảy ra ở nội mạc tử cung và buồng trứng trong một chu kỳ kinh nguyệt và những biến đổi hormon có liên quan đến chu kỳ kinh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Mô phôi: Hệ sinh dục nữ
- Hãû sinh duûc næî - Mä phäi 141 HỆ SINH DỤC NỮ Mục tiêu học tập 1. Mô tả được cấu tạo mô học của buồng trứng. 2. Mô tả được cấu tạo của nang trứng qua các giai đoạn phát triển. 3. Mô tả được cấu tạo mô học của vòi tử cung và tử cung. 4. Trình bày được các hiện tượng xảy ra ở nội mạc tử cung và buồng trứng trong một chu kỳ kinh và những biến đổi hormon có liên quan đến chu kỳ kinh. Hệ sinh dục nữ gồm: 2 buồng trứng, 2 vòi trứng, tử cung (hình 1), âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài và tuyến vú. I. BUỒNG TRỨNG Buồng trứng có hình trứng, dài 3cm, rộng 1,5cm, dày 1cm (hình 2). Chia làm 2 vùng: - Vùng tuỷ: là một mô liên kết chứa nhiều mạch máu, sợi cơ trơn, nhiều mạch máu dạng lò xo. - Vùng vỏ: chứa nhiều nang trứng. Bọc ngoài buồng trứng là màng trắng lót bởi biểu mô vuông đơn. Vào tháng đầu của thời kỳ phôi, những tế bào sinh dục nguyên thủy của túi noãn hoàng di cư vào vùng trung mô, về sau sẽ biệt hoá thành buồng trứng. Các nang trứng nằm ở vùng vỏ. Nang trứng gồm 1 noãn nằm ở giữa và 1 hàng hay nhiều hàng tế bào nang bao quanh. Tổng số nang trứng ở 2 buồng trứng người phụ nữ trưởng thành chừng 400.000, phần lớn chúng bị thoái hoá. Trong khoảng đời của 1 phụ nữ chỉ có khoảng 450 nang trứng chín. Có nhiều loại nang trứng (Hình 2, 3). Eo ÄÚng dáùn træïng Bóng vòi Loa voìi træïng Boïng voìi træïng Tæí cung Dáy chàòng räüng Buäöng træïng Cäø tæí cung Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của tử cung, buồng trứng và vòi trứng
- Hãû sinh duûc næî - Mä phäi 142 1. Nang trứng nguyên thủy Nhiều nhất là sau khi sinh, kích thước chừng 25, có nhân lớn, hơi lệch tâm, có 1 hạt nhân lớn. Bào quan nằm rải rác quanh nhân, có một hàng tế bào nang dẹt bao quanh, các tế bào này nối với nhau bằng thể liên kết. Về sau các tế bào nang có hình khối vuông, giữa tế bào trứng và tế bào nang bắt đầu hình thành màng trong suốt. 2. Nang trứng đặc (hình 2) Các tế bào nang phát triển quanh noãn làm thành nhiều hàng tế bào bao quanh noãn. Màng trong suốt dày, các nhánh bào tương của noãn và của tế bào nang thường xuyên qua màng trong suốt và tiếp xúc với nhau bằng liên kết khe. 3. Nang trứng có hốc Các tế bào nang tiếp tục phát triển và chế tiết, chất chế tiết gọi là dịch nang trứng. Ban đầu dịch nang trứng là những hốc nhỏ, về sau những hốc này lớn dần và kết hợp với nhau tạo thành một hốc duy nhất, những tế bào liên kết bao quanh nang trứng ngăn cách với tế bào nang bằng màng đáy biệt hoá và phát triển thành 2 lớp: - Lớp vỏ trong: là lớp tế bào hình đa diện biệt hoá để tiết Estradiol. - Lớp vỏ ngoài: là mô liên kết giàu mạch máu, tạo các mạch máu nuôi dưỡng cho tế bào lớp trong. 4. Nang trứng chín Kích thước nang trứng có hốc gia tăng, đường kính 2,5cm, đội buồng trứng nhô lên ở mặt ngoài, dịch nang trứng đẩy khối tế bào nang về một phía tạo thành gò noãn. Dịch nang trứng chứa nhiều Glycosaminoglycan, protein gắn steroid, progesteron, estrogen. Nang træïng Nang træïng thoaïi hoïa Nang træïng nguyãn thuíy Vuìng tuíy Vuìng voí Maìng tràõng thæï cáúp Nang Graafe Nang træïng så cáúp Nang træïng thoaïi triãøn Hoaìng thãø Hình 2: Cấu tạo của buồng trứng cắt ngang của người trưởng thành
- Hãû sinh duûc næî - Mä phäi 143 Mặt ngoài của buồng trứng tiếp xúc với nang trứng chín bằng 1 lớp mô liên kết rất mỏng, màng này bị các enzyme như protease, collagenase, plasmine tiêu huỷ. Nang trứng bị vỡ vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh. Dưới ảnh hưởng của Nang træïng så cáúp LH, trước khi nang trứng thoát Noaîn nang, tế bào noãn tiến hành phân chia giảm nhiễm lần thứ Tãú baìo nang nhất để tạo nên 1 noãn và 1 cực cầu không có khả năng thụ tinh. Lúc này loa của vòi Noaîn trứng quét trên bề mặt trứng và đón nhận noãn, noãn lúc này được bao bọc bởi các tế bào nang của gò noãn. Noãn tiếp tục phân chia lần thứ hai để tạo ra 1 noãn và cực cầu 2 Nang træïng âàûc Noaîn không có khả năng thụ tinh. Nếu không được thụ tinh, Låïp haût (tãú baìo nang) noãn sẽ bị thoái hoá trong 24 giờ. Låïp voí trong 5. Các nang trứng thoái triển Phần lớn các nang trứng bị thoái hoá trong quá trình phát triển nang trứng. Nang træïng thæï cáúp (coï häúc) Ở giai đoạn nang trứng nguyên thuỷ, các tế bào noãn và nang trứng thoái hoá không Häúc để lại dấu vết. Ở giai đoạn Låïp voí trong nang trứng có hốc, màng trong Låïp voí ngoaìi suốt gấp khúc và tồn tại rất lâu khi noãn và tế bào nang đã bị Låïp tãú baìo haût thoái hoá, những tế bào lớp vỏ của nang trứng thứ cấp có hốc không bị thoái hoá, chúng biệt hoá để tạo thành tuyến kẽ, Låïp voí ngoaìi tuyến kẽ là những tế bào tiết Nang træïng chênh (Nang Graafe) Androgen của buồng trứng. Låïp voí trong 6. Hoàng thể Dëch nang træïng Sau khi trứng thoát Låïp tãú baìo haût nang, tế bào nang và tế bào lớp vỏ trong của nang trứng vỡ còn lại biến đổi tạo thành Voìng tia hoàng thể, có cấu tạo kiểu lưới. Những tế bào nang biệt Goì noaîn hoá và lớn lên (25-35), chiếm 80% khối lượng hoàng thể, được gọi là tế bào hoàng thể hạt, những tế bào này tiết Hình 3: Sơ đồ phát triển nang trứng
- Hãû sinh duûc næî - Mä phäi 144 progesterone. Những tế bào có nguồn gốc từ lớp vỏ có kích thước nhỏ hơn (15(), sẫm màu hơn và nằm ở ngoại vi hoàng thể, chúng có nhiệm vụ tiết Estrogen. Hoàng thể hình thành và tồn tại trong một chu kỳ kinh, thường 10-15 ngày rồi sau đó thoái hoá gọi là hoàng thể chu kỳ. Nếu sự thụ tinh xảy ra thì hoàng thể có thể tồn tại đến 4 tháng. II. VÒI TRỨNG (hình 4) Chức năng của vòi trứng là dẫn trứng về phía thân tử cung, phần đầu của vòi trứng là loa vòi có thể có từ 10-12 tua vòi, trong thời kỳ trứng thoát nang các tua này rà quét trên mặt buồng trứng để đón nhận trứng. Vòi trứng chia làm 4 đoạn là phễu vòi, bóng vòi, eo vòi và phần cận tử cung. Sự thụ tinh thường xảy ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng (hình 5). Cấu tạo vòi trứng: vòi trứng được cấu tạo bởi 3 lớp là tầng niêm mạc, tầng cơ, vỏ ngoài. Tãú baìo coï läng Tãú baìo tuyãút nháöy Tãú baìo âaïy Låïp âãûm Tãú baìo såüi Hình 4: Cấu tạo biểu mô của ống dẫn trứng 1. Tầng niêm mạc Niêm mạc vòi tử cung gấp lại nhiều nếp do lớp đệm đội biểu mô vào lòng vòi. Biểu mô lợp là biểu mô trụ đơn với ba loại tế bào: tế bào có lông, tế bào không có lông, và tế bào đáy. - Tế bào có lông hình trụ, bề mặt có nhiều lông chuyển, những lông chuyển động theo hướng xuống thân tử cung để đưa trứng về tử cung. - Tế bào không lông thực chất là những tế bào chế tiết. Bề mặt tự do có nhiều vi nhung mao, chất chế tiết được phủ lên bề mặt của niêm mạc. - Tế bào đáy: Nhỏ hình nón cụt được xem là tế bào có thể biệt hóa để tạo 2 loại tế bào vừa đề cập. - Lớp đệm là lớp mô liên kết chứa nhiều mao mạch, mạch bạch huyết, không có tuyến. 2. Tầng cơ
- Hãû sinh duûc næî - Mä phäi 145 Tạo bởi 2 lớp cơ trơn, lớp trong chạy vòng, lớp ngoài chạy dọc. 3. Vỏ ngoài Là một mô liên kết xơ, phủ ngoài bởi lá tạng của màng bụng. Træïng thuû tinh Phäi dáu Hoaìng thãø Phäi nang Phoïng noaîn Niãm maûc tæí cung Hình 5: Sơ đồ quá trình thụ tinh và làm tổ của trứng Hình 5: Sơ đồ quá trình thụ tinh và làm tổ của trứng III. TỬ CUNG Thành của tử cung chia làm 3 lớp là lớp thanh mạc, tầng cơ và lớp nội mạc tử cung. 1. Lớp thanh mạc Là một tổ chức liên kết nằm ở ngoài. 2. Tầng cơ Là lớp dày nhất của tử cung, gồm những bó sợi cơ trơn nằm giữa mô liên kết, cơ có thể chia thành 4 lớp nhưng không rõ ràng. Lớp thứ nhất và lớp thứ tư chạy theo chiều dọc, lớp giữa chứa những mạch máu lớn nhất. Trong thời kỳ thai nghén, cơ tử cung rất phát triển do sự gia tăng sợi cơ bằng cách phân bào và sợi cơ phình lớn. Ngoài ra sợi cơ còn gia tăng tổng hợp thành phần sợi collagen cho mô liên kết. 3. Nội mạc tử cung Nội mạc tử cung được phủ bởi biểu mô trụ đơn, gồm hai loại tế bào là tế bào chế tiết và tế bào có lông chuyển. Lớp đệm chứa các tuyến ống đơn giản, đôi lúc phân nhánh ở phần sâu. Biểu mô tuyến tử cung chiếm bởi các tế bào trụ chế tiết. Mô liên kết của lớp đệm chứa nhiều nguyên bào sợi, nhiều sợi võng.
- Hãû sinh duûc næî - Mä phäi 146 Nội mạc của tử cung có thể chia làm 2 vùng: - Vùng chức năng: phát triển và bong ra trong thời kỳ hành kinh. - Vùng đáy: là phần không bị bong ra trong thời kỳ hành kinh, giữ chức năng tái tạo lớp nội mạc mới cho kỳ kinh tiếp theo. 4. Chu kỳ kinh nguyệt (Hình 6) Ðể dễ tính, trong thực hành người ta thường tính ngày hành kinh đầu tiên là thời kỳ đầu. Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự hành kinh kéo dài 1-4 ngày(thời kỳ hành kinh: memtrual phase), tiếp theo là thời kỳ tăng sinh (proliferative phase) từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 và thời kỳ chế tiết (secrectary phase) từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 28. 4.1. Thời kỳ tăng sinh Sau thời kỳ hành kinh, nội mạc tử cung chỉ còn lớp đáy, những tuyến của lớp này bắt đầu tái tạo để tạo biểu mô nội mạc phủ cho tử cung và biểu mô tuyến, đồng thời tái tạo lại mô đệm bị mất đi. Vào thời kỳ này, nội mạc tử cung dày 2-3mm, ống tuyến thẳng, tế bào cao dần (20-30(m). Trong thời kỳ này tế bào tích tụ nhiều lưới nội bào có hạt, bộ Golgi, nhiều tiểu động mạch xoáy đi sâu vào lớp đệm. Giai âoaûn nang træïng Giai âoaûn nang træïng phaït triãøn Hoaìng thãø Hoaìng thãø Phoïng noaîn Hoaìng thãø thoaïi hoïa Nang træïng Nang træïng nguyãn thuíy chên Estradiol vaì Progesterone Estradiol Tuyãún Ténh maûch Âäüng maûch 4 ngaìy Haình kinh Giai âoaûn tàng sinh Giai âoaûn chãú tiãút Thåìi kyì haình kinh Hình 6: Sự liên quan giữa quá trình phát triển noãn và nội mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt
- Hãû sinh duûc næî - Mä phäi 147 4.2. Thời kỳ chế tiết Tương ứng với thời kỳ sau phóng noãn. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ hoàng thể do lượng progesterone và estrogen tăng cao, kích thích nang tuyến nội mạc tử cung phát triển, tích luỹ glycogen và tiết vào lòng tuyến, lớp nội mạc dày 5mm, hậu quả của sự chế tiết và phù mô đệm. 4.3. Thời kỳ hành kinh Khi không có sự thụ tinh và sự làm tổ của trứng, sau 14 ngày hoàng thể đột ngột giảm tiết progesterone và estrogen vào máu, làm các mạch máu hình lò xo bị co thắt lại, gây thiếu máu ở lớp chức năng, lớp này bị hoại tử, các mạch máu trong lớp bị vỡ, sự hành kinh bắt đầu. Trong cuối thời kỳ hành kinh, toàn bộ lớp chức năng bị bong ra chỉ còn lại lớp đáy. IV. ÂM ÐẠO Âm đạo gồm 3 lớp: niêm mạc, cơ và vỏ ngoài. Chất nhầy trong âm đạo là chầt nhầy tiết từ tuyến tử cung. - Niêm mạc: lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng hoá. Lớp đệm là một mô liên kết giàu sợi chun, tế bào sợi, bạch cầu trung tính, lympho bào, không có tuyến nhưng nhiều mạch. - Lớp cơ: gồm những bó cơ trơn, trong xếp vòng, ngoài xếp dọc.. - Lớp vỏ ngoài: là một mô liên kết giàu sợi chun. V. BỘ PHẬN SINH DỤC NGOÀI Bộ phận sinh dục ngoài, hay là âm hộ, gồm có tiền đình, môi lớn, môi nhỏ, âm vật và các tuyến phụ thuộc. Tiền đình là phần lợp bởi niêm mạc giống âm đạo. Màng trinh là một màng xơ nhiều sợi chun, cơ trơn, có biểu mô lợp cả 2 mặt trong và ngoài. Ở phần tiền đình có một số tuyến nhầy nằm rải rác. Âm vật tương đương với dương vật, cấu tạo bởi mô cương giống thể hang và lợp bởi da mỏng. Các đầu tận cùng thần kinh và tiểu thể xúc giác ở âm vật rất phong phú. Môi nhỏ và môi lớn có cấu tạo như da, có tuyến bã, tuyến mồ hôi, nhiều tận cùng thần kinh và tiểu thể xúc giác, nhiều cơ trơn. Ở bề mặt môi lớn còn có lông. Các tuyến phụ thuộc gồm tuyến Skene và tuyến Bartholin. Tuyến Skene phân bố quanh niệu đạo và mở ra ngoài cạnh lỗ niệu đạo. Tuyến Skene tương đương với tuyến tiền liệt ở nam giới, nhưng có cấu tạo kiểu chùm nho tiết nhầy. Tuyến Bartholin tương đương với tuyến hành niệu đạo ở nam giới, có cấu tạo kiểu tuyến ống- túi tiết nhầy. Ống bài xuất của tuyến Bartholin dài 12-15mm đổ vào rãnh giữa màng trinh và môi nhỏ. VI. TUYẾN VÚ Ở người tuyến vú chỉ phát triển mạnh ở nữ. Ðó là những tuyến mồ hôi biến dạng thích nghi với chức năng sinh sữa và nuôi con. Do tuyến sữa có quan hệ mật thiết với chức năng sinh sản và biến đổi trong quan hệ chặt chẽ với cơ quan sinh dục, nên thường được mô tả trong phần sinh dục nữ. Ở người nữ trưởng thành, mỗi tuyến vú cấu tạo từ 15-25 thuỳ ( như những tuyến riêng lẻ). Các thuỳ đó phân cách bởi mô liên kết thưa và mô mỡ phong phú. Những tuyến này có
- Hãû sinh duûc næî - Mä phäi 148 cấu tạo kiểu túi phức tạp (còn gọi là kiểu chùm nho) và được chia thành tiểu thuỳ. Tuyến vú chỉ đạt đến sự phát triển đầy đủ trong thời gian mang thai và cho con bú. Các nang tuyến là nơi sinh sữa, có dạng túi tròn hoặc hơi dài. Các tế bào chế tiết (lactocyte) có dạng hình tháp hoặc hình trụ, tựa trên màng đáy. Bên ngoài màng đáy là những tế bào cơ - biểu mô có nhiều nhánh bào tương tạo thành giỏ ôm lấy nang tuyến (giống tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi). Mỗi nang tuyến có ống bài xuất nhỏ, các ống bài xuất đó tập trung thành ống bài xuất trong tiểu thuỳ. Nhiều ống bài xuất tập trung về ống bài xuất gian tiểu thuỳ. Nhiều ống bài xuất gian tiểu thuỳ tập trung thành ống dẫn sữa. Mỗi ống dẫn sữa tương đương với mỗi thuỳ. Ở chân núm vú, các ống dẫn sữa phình ra tạo thành xoang dẫn sữa và mở ra trên bề mặt núm vú bằng các lỗ có kích thước 0,5 mm. Núm vú là phần da dày lên, có dạng hình nón. Biểu bì ở núm vú chứa nhiều melanin, làm cho núm vú có màu hồng, nâu nhạt hoặc nâu đậm. Nhú chân bì khá dày và thường phân nhánh, trong đó có nhiều tận cùng thần kinh, do đó dễ tạo ra phản xạ tiết sữa do động tác mút sữa của trẻ, da xung quanh núm vú tạo thành quầng vú có màu hồng đến nâu đậm. Các tế bào chế tiết của nang tuyến chế tiết theo kiểu bán huỷ. Sữa do tuyến vú tiết ra là chất dạng nhũ tương giàu protein (cazein), có nhiều cấu trúc cực ngọn tế bào, nhiều hạt mỡ, đường, muối và nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn