intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Mối quan hệ nhân viên y tế & cộng đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Mối quan hệ nhân viên y tế & cộng đồng được biên soạn với mục tiêu: Biết được khái quát về đặc điểm mối quan hệ NVYT với cộng đồng; Biết được bản chất của hoạt động giáo dục sức khỏe và các kỹ năng giáo dục sức khỏe; Có khả năng ứng dụng để cải thiện mối quan hệ NVYT với cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Mối quan hệ nhân viên y tế & cộng đồng

  1. MỐI QUAN HỆ NHÂN VIÊN Y TẾ & CỘNG ĐỒNG
  2. Mục tiêu học tập p Bài học giúp sinh viên: n Biết được khái quát về đặc điểm mối quan hệ NVYT với cộng đồng n Biết được bản chất của hoạt động giáo dục sức khỏe và các kỹ năng giáo dục sức khỏe n Có khả năng ứng dụng để cải thiện mối quan hệ NVYT với cộng đồng.
  3. Đại cương p Một trong những nghĩa vụ quan trọng của người thầy thuốc đó là bảo vệ và giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng. “Điều 39. Nghĩa vụ đối với xã hội 1. Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng.” (Luật khám bệnh, chữa bệnh 2011)
  4. Mạng lưới y tế TP. HCM p Các cơ quan quản lý hành chính tuyến tỉnh/TP: Sở Y tế p Bệnh viện: Ø BV đa khoa Ø BV chuyên khoa Ø BV Quận/Huyện
  5. Mạng lưới y tế TP. HCM p Trung tâm chuyên khoa không giường bệnh p Chi cục Dân số - KHHGĐ p Ban Quản lý An toàn thực phẩm p Trung tâm y tế Quận/Huyện p Trạm y tế phường - xã
  6. Hệ thống y tế tư nhân p BV tư p Phòng khám đa khoa – chuyên khoa p Phòng mạch p Phòng khám đông y p Nhà thuốc
  7. Quan hệ thầy thuốc với cộng đồng Trong các cơ sở y tế lĩnh vực dự phòng Quan hệ thầy thuốc với cộng đồng là một mối quan hệ rất đặc biệt gọi tên là Quan hệ Khơi dậy - Tự lực: n Người dân chưa bị bệnh hoặc bị bệnh ít triệu chứng n Tác động tâm lý đóng vai trò sống còn.
  8. Quan hệ thầy thuốc với cộng đồng n Trong mối quan hệ này, theo cách tiếp cận hướng cộng đồng, người thầy thuốc không áp đặt người dân thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe theo ý kiến chủ quan của mình mà tìm hiểu nhu cầu và khơi dậy ý thức tự lực của người dân, giúp họ tự xác định vấn đề sức khỏe và biện pháp giải quyết.
  9. Giáo dục sức khỏe là gì? “Giúp quần chúng đạt được sức khỏe bằng chính nỗ lực của họ” Badgly 1975 “Một hoạt động nhằm vào các cá nhân để đưa đến việc thay đổi hành vi” WHO, 1977 “Là một quá trình nhằm giúp nhân dân tự thay đổi những hành vi có hại cho SK để chấp nhận thực hiện những hành vi tăng cường SK” Bộ Y tế, 1993
  10. Giáo dục sức khỏe là gì? p Giáo dục sức khỏe là: n Tiến trình n Thông qua các hoạt động thông tin-giáo dục- truyền thông n Nhằm giúp một cá nhân, một nhóm, một cộng đồng n Chấp nhận những hành vi có lợi cho sức khỏe n Bằng chính nỗ lực của họ.
  11. Tại sao cần Giáo dục sức khỏe? p Bệnh do lối sống ngày càng phổ biến p Nhiều bệnh nhiễm quay trở lại do môi trường và do hành vi => Hành vi là một yếu tố quyết định đối với sức khỏe => Khoa học hành vi: tìm hiểu về hành vi SK => Giáo dục sức khỏe: để thay đổi hành vi SK.
  12. Phân loại hành vi p Hành vi: là các hoạt động có mục đích của con người trong đời sống. p Xét về mặt sức khỏe có thể phân biệt: n Hành vi có lợi cho sức khỏe n Hành vi có hại cho sức khỏe n Hành vi không lợi không hại
  13. Tiến trình thay đổi hành vi p Mục tiêu cuối cùng của GDSK => Hành vi có lợi cho sức khỏe. p Tuy nhiên trên tiến trình thay đổi tác động làm thay đổi hành vi, GDSK còn hướng đến những mục tiêu trung gian là Kiến thức và Thái độ.
  14. Giáo dục sức khỏe cách nào? Làm thế nào để đối tượng Chịu nghe Chịu hiểu Chịu làm ?
  15. Các kỹ năng Giáo dục sức khỏe p 3 kỹ năng: n Giao tiếp: Tác động vào Thái độ/Cảm xúc, => giúp đối tượng chịu nghe n Truyền thông: Tác động vào Nhận thức, => giúp đối tượng chịu hiểu n Khơi dậy: Tác động vào Ý chí, => giúp đối tượng chịu làm
  16. Kỹ năng giao tiếp Những đức tính quan trọng của người giáo dục sức khỏe: n Thấu cảm: đặt mình vào hoàn cảnh của đối tượng để hiểu đối tượng n Chấp nhận: chấp nhận đối tượng là chính đối tượng, không phán xét, không định kiến/tiên kiến n Chân thành: đến với đối tượng bằng tấm lòng thật muốn giúp đỡ, không nói dối, nói đại cho được chuyện
  17. Truyền thông là gì? Là 1 quá trình trao đổi thông tin, có mục đích cụ thể, giúp người nhận thông tin: p Câp nhật thông tin p Thay đổi nhận thức, kỹ năng, thái độ, hành vi p Định hướng, xây dựng cách nhìn nhận của cá nhân/nhóm/xã hội về 1 vấn đề cụ thể
  18. Truyền thông thay đổi hành vi p Là quá trình trao đổi thông tin, hỗ trợ đối tượng đích chuyển đổi hành vi có hại thành hành vi có lợi cho sức khỏe
  19. Tiến trình thay đổi hành vi
  20. Kỹ năng truyền thông n Tiến trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân. n Điều quan trọng nhất của truyền thông là làm sao truyền đạt được đúng thông tin muốn truyền đạt. n Nói cách khác: Truyền thông là tính hai chiều, chiều truyền đi từ người gởi đến người nhận và chiều phản hồi từ người nhận đến người gởi, nếu cùng “tần số” thì sẽ đạt được mục đích truyền thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2