intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể trình bày được về các cách phân loại và đánh giá đau; Trình bày được các nguyên tắc cơ bản về sử dụng thuốc giảm đau trung ương và giảm đau ngoại vi; Áp dụng được các nguyên tắc cơ bản về sử dụng thuốc giảm đau trung ương và giảm đau ngoại vi trong một số tình huống đau cấp tính và đau ung thư;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau

  1. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU Bộ môn Dược lâm sàng – Trường Đại học Dược Hà Nội Hà Nội, tháng 4/2020
  2. Mục tiêu bài học 1. Trình bày được về các cách phân loại và đánh giá đau 2. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản về sử dụng thuốc giảm đau trung ương và giảm đau ngoại vi 3. Áp dụng được các nguyên tắc cơ bản về sử dụng thuốc giảm đau trung ương và giảm đau ngoại vi trong một số tình huống đau cấp tính và đau ung thư 2
  3. Tài liệu học tập 1.Bộ Y tế (2011), Chương 15: Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau, Sách giáo trình Dược lâm sàng, NXB Y học. 2. Slide bài giảng Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau – Bộ môn Dược lâm sàng Tài liệu tham khảo J. Dipiro (2020). Roger Walker (2015). Pharmacotherapy Clinical pharmacy and Guidelines: NCCN (2021), WHO (2018) 11th edition therapeutics. 5th edition
  4. Các kiến thức cần có trước bài học 1. Kiến thức về sinh lý đau: cơ chế và dẫn truyền đau ở ngoại vi và trung ương, vai trò của các thành phần của hệ thần kinh và thể dịch đối với dẫn truyền và điều hòa đau 2. Kiến thức về các nhóm thuốc giảm đau: các thuốc đại diện, cơ chế tác dụng, đặc tính dược lực học và dược động học của các thuốc giảm đau trong từng nhóm 4
  5. Đau là gì ? 5
  6. ĐỊNH NGHĨA “ĐAU” TRONG QUẢN LÝ ĐAU Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế “Đau là một cảm giác khó chịu, có tính chất cảm tính, đi kèm với những tổn thương có thật hoặc tiềm tàng của các tổ chức, hoặc được mô tả là có những tổn thương đó.” In general, pain is defined as: “an unpleasant sensory and emotional experience associated with actual or potential tissue damage or described in terms of such damage.” However, as pain is subjective, many clinicians define pain as “whatever the patient says it is.” Pharmacotherapy 11th 6
  7. Chỉ định của một số thuốc giảm đau Nguồn: drugbank, eMC, dailymed 7
  8. Nội dung bài học Trình bày được các nguyên tắc cơ bản về sử dụng thuốc giảm đau trung ương và giảm đau ngoại vi - Phân loại và Đánh giá đau trên bệnh nhân - Nguyên tắc sử dụng của các nhóm thuốc giảm đau Áp dụng nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau trung ương và giảm đau ngoại vi trong một số tình huống - Sử dụng thuốc trong điều trị đau cấp tính - Sử dụng thuốc trong điều trị đau ung thư 8
  9. PHÂN LOẠI ĐAU Phân loại đau theo đặc điểm về thời gian Đau mạn tính Đau cấp tính không ung thư Đau ung thư (acute pain) (chronic noncancer (cancer pain) pain) 9
  10. PHÂN LOẠI ĐAU Đau cấp tính • Là quá trình sinh lý có ích giúp bệnh nhân nhận biết và thích ứng với các tác động/bệnh lý/ tình trạng bất thường; tuy nhiên, đau với mức độ nặng và không được kiểm soát có thể gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe • Thường xuất hiện đột ngột và diễn ra trong thời gian ngắn (
  11. PHÂN LOẠI ĐAU Đau cấp tính • Thường là đau cảm thụ (nociceptive pain) • Dễ xác định nguồn gốc, nguyên nhân gây đau như: phẫu thuật, các bệnh lý cấp tính, chấn thương, xét nghiệm, thủ thuật y khoa, sản khoa, do nguyên nhân bệnh lý hoặc phương pháp điều trị Pharmacotherapy 11th 11
  12. PHÂN LOẠI ĐAU Đau mạn tính • Đau có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm thành tình trạng đau bệnh lý mạn tính; có thể liên tục hoặc xen lẫn các cơn đau kịch phát cấp tính • Nhiều trường hợp khó xác định được nguyên nhân chính xác, có thể phân loại thành các nhóm nguyên nhân liên quan đến ung thư (đau ung thư) hoặc không do ung thư (đau mạn tính không ung thư) Pharmacotherapy 11th 12
  13. PHÂN LOẠI ĐAU Đau mạn tính • Đau mạn tính không ung thư thường là hệ quả của các thay đổi trong chức năng thần kinh và dẫn truyền. Điều này khiến việc quản lý đau mạn tính thường phức tạp hơn • Có nhiều yếu tố ảnh hưởng (VD: yếu tố khởi phát, yếu tố gây kéo dài tình trạng đau, …) Pharmacotherapy 11th 13
  14. So sánh một số đặc điểm của đau cấp tính-mạn tính Đặc điểm Đau cấp tính Đau mạn tính Mong muốn giảm đau Rất mong muốn Rất mong muốn Phụ thuộc, dung nạp thuốc Thường ít xảy ra Phổ biến Yếu tố tâm lý Thường không biểu hiện Thường là vấn đề chính Nguyên nhân từ cơ quan Phổ biến Thường không rõ Yếu tố môi trường/ gia đình Không đáng kể Đáng kể Mất ngủ Thường không xảy ra Thường xảy ra Mục tiêu điều trị Điều trị đau Phục hồi chức năng Trầm cảm Không phổ biến Phổ biến Pharmacotherapy 11th 14
  15. PHÂN LOẠI ĐAU Đau ung thư • Đau liên quan tới bệnh lý/ tình trạng đe dọa tính mạng (đau ác tính/ đau ung thư) • Đau có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: • bệnh lý: khối u xâm lấn, chèn ép tổ chức • điều trị: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật • chẩn đoán (VD sinh thiết) • tình trang mắc kèm khác Pharmacotherapy 11th, NCCN guidelines 2021 15
  16. PHÂN LOẠI ĐAU Đau ung thư • Bao gồm: • Đau mạn tính: đau nền (background pain) • Đau cấp tính: đau đột xuất (breakthrough pain) Pharmacotherapy 11th 16
  17. Tình huống lâm sàng phân loại đau Các tình huống dưới đây có thể gợi ý đến tình trạng đau cấp tính hay đau mạn tính? TH1: Bệnh nhân bị ngã, sưng đau khớp mắt cá chân TH2: Bệnh nhân đái tháo đường dùng thuốc uống nhiều năm, có biến chứng đau thần kinh và được kê thuốc điều trị. Hơn nửa năm điều trị, do gặp tác dụng không mong muốn, bệnh nhân bỏ thuốc điều trị đau thần kinh và xuất hiện đau tăng dần và liên tục ở cẳng và bàn chân TH3: Bệnh nhân bị bệnh gút 10 năm, nửa đêm xuất hiện cơn đau dữ dội khớp bàn ngón của ngón chân cái. Cần đánh giá những vấn đề gì để sử dụng thuốc điều trị đau hợp lý? 17
  18. ĐÁNH GIÁ ĐAU Thông tin khai thác cho đánh giá đau o Ưu tiên những mô tả của chính bệnh nhân (self-reporting) o Đánh giá qua hành vi (các ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng) o Đánh giá qua người khác (một số trường hợp đặc biệt, VD: trẻ em, trong hồi sức tích cực, sa sút trí tuệ…) 1. Chou R., et al. (2016). Management of Postoperative Pain: APS/ASRAPM/ASA guideline; 2. WHO (2018). WHO guidelines for the pharmacological and radiotherapeutic management of cancer pain in adults and adolescents; 3. Pharmacotherapy 11th edition ĐAU mang tính chất cảm tính Không có xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu Lượng hóa được? => Công cụ đánh giá cần được chuẩn hóa 18
  19. ĐÁNH GIÁ ĐAU ĐAU cần phải được đánh giá một cách toàn diện! • Nguyên nhân gây đau (nếu xác định được) • Các đặc điểm của cơn đau o Trình tự thời gian o Vị trí đau o Mức độ đau và tác động của đau (lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp) o Tính chất đau o Các yếu tố làm cho cơn đau giảm đi hoặc nặng lên? o Các triệu chứng khác đi kèm • Tiền sử: bệnh lý mắc kèm, thuốc dùng kèm, các tình trạng đau tương tự trước đây • Các xét nghiệm (VD: chẩn đoán hình ảnh) • Các thông tin khác (VD: tuổi, giới, ĐTĐB, sử dụng thuốc lá, rượu, chất gây nghiện, …) 19 Pharmacotherapy 11th edition, APS/ASRAPM/ASA (2016), WHO (2018)
  20. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU VỚI ĐAU CẤP TÍNH Đánh giá một khía cạnh (unidimentional) Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau nặng Bằng số Bằng lời Bằng biểu thị nét mặt 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2