Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 2: Phân tích yêu cầu phần mềm
lượt xem 3
download
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 2: Phân tích yêu cầu phần mềm. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan gồm: khái niệm; nội dung phân tích; tài liệu đặc tả yêu cầu;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 2: Phân tích yêu cầu phần mềm
- CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH YÊU CẦU PHẦN MỀM 2.1. Khái niệm 2.2. Nội dung phân tích 2.3. Tài liệu đặc tả yêu cầu 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 34
- 2.1. Khái niệm § Quá trình tìm kiếm, phân tích, kiểm tra, tư liệu hoá các dịch vụ và các ràng buộc của hệ thống được gọi là kỹ nghệ yêu cầu (Requirements Engineering - RE). § Kỹ nghệ yêu cầu có thể hiểu là việc phân tích yêu cầu một cách có hệ thống. § Kỹ nghệ yêu cầu là khâu kỹ thuật đầu tiên trong quá trình xây dựng hệ thống/phần mềm. 35
- 2.1. Khái niệm § Yêu cầu (requirement) có nhiều mức: —Một mô tả trừu tượng về một dịch vụ rằng hệ thống phải chịu một ràng buộc nào đó —Một đặc tả chi tiết toán học về một chức năng. § Các yêu cầu có thể phục vụ các nhiệm vụ: —Cơ sở để thương lượng một hợp đồng • Khi đó phải được viết một cách trừu tượng cần giải nghĩa thêm —Cơ sở để viết hợp đồng • Khi đó phải được định nghĩa chi tiết —Làm tư liệu đầu vào cho việc thiết kế và triển khai 36
- 2.1. Khái niệm § Yêu cầu người dùng - User requirements — Các phát biểu bằng ngôn ngữ tự nhiên cộng với các sơ đồ về các dịch vụ mà hệ thống cung cấp và các ràng buộc về vận hành. — Được viết cho khách hàng. § Yêu cầu hệ thống – System requirements — Một tài liệu có cấu trúc bao gồm các mô tả chi tiết về các chức năng và dịch vụ của hệ thống cùng với các ràng buộc về vận hành. — Định nghĩa cái gì cần được cài đặt • Có thể là một phần của một hợp đồng giữa khách hàng và người nhận thầu. 37 37
- 2.1. Khái niệm § Đặc tả yêu cầu (phần mềm): Software Requirements Specification (SRS) — Bao gồm: các chức năng của phần mềm, hiệu năng của phần mềm, các yêu cầu về thiết kế và giao diện, các yêu cầu đặc biệt khác. — Tài liệu đặc tả yêu cầu là bản mô tả chi tiết các dịch vụ mà hệ thống cung cấp và các ràng buộc để xây dựng và vận hành hệ thống. — Đủ chi tiết làm cơ sở cho việc thiết kế và triển khai. — Dành cho nhà phát triển. 38
- 2.1. Khái niệm § Yêu cầu từ nghiệp vụ: — Các yêu cầu chức năng (Functional requirements): Mô tả các chức năng hay các dịch vụ mà hệ thống/phần mềm cần cung cấp. — Các yêu cầu phi chức năng (Non-Functional requirements): Mô tả các ràng buộc đặt lên dịch vụ và quá trình phát triển hệ thống (về chất lượng, về môi trường, chuẩn sử dụng, qui trình phát triển,…) — Các yêu cầu miền/lĩnh vực ngoài (Domain requirements) : Những yêu cầu đặt ra từ miền ứng dụng, phản ánh những đặc trưng miền đó. 39
- 2.1. Khái niệm § Các yêu cầu chức năng: — Mô tả chức năng hay dịch vụ của hệ thống — Chúng phụ thuộc vào: • Loại phần mềm sẽ được xây dựng • Sự mong muốn của khách hàng • Loại hệ thống mà phần mềm trợ giúp — Mức độ các yêu cầu • Trừu tượng: hệ thống làm gì? • Chi tiết: nhiệm vụ cụ thể của hệ thống cần thực hiện 40
- 2.1. Khái niệm § Các yêu cầu chức năng: — Ví dụ: • Người sử dụng có thể tìm kiếm tài liệu dựa trên các từ khóa có trong tài liệu hoặc tên tài liệu • Hệ thống phải đọc được các định dạng khác nhau của tài liệu: văn bản (.txt), PDF, Word, Excel,… • Hệ thống cần cung cấp phương tiện hiển thị dễ dàng các tài liệu từ CSDL 41
- 2.1. Khái niệm § Yêu cầu phi chức năng quy định các tính chất và ràng buộc § Yêu cầu phi chức năng có thể quan trọng hơn cả các yêu cầu chức năng vì nếu không thỏa mãn các yêu cầu này thì hệ thống vô dụng. — Ví dụ: Sau 2 ngày đào tạo, nhân viên có thể nhập được 20 đơn hàng trong 1h (tính dễ dùng). 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 42
- 2.1. Khái niệm § Yêu cầu phi chức năng: — Yêu cầu sản phẩm (Product requirements): Các yêu cầu quy định về cách hành xử của sản phẩm cần bàn giao — Yêu cầu tổ chức (Organisational requirements ): Các yêu cầu xuất phát từ các chính sách và quy trình của tổ chức của khách hàng cũng như nhóm phát triển — Yêu cầu bên ngoài (External requirements ): Các yêu cầu nảy sinh từ các nhân tố bên ngoài hệ thống và quy trình phát triển nó 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 43
- 2.1. Khái niệm § Yêu cầu phi chức năng: — Yêu cầu về sản phẩm • Chỉ sử dụng tối đa 256 MB bộ nhớ • Giao diện người dùng của LIBSYS cần được cài đặt dạng HTML đơn giản không chứa frame hay Java applet — Yêu cầu về tổ chức • Tiến trình phải đáp ứng chuẩn DO178 • Quy trình phát triển hệ thống và các tài liệu bàn giao cần tuân theo chuẩn quy trình và sản phẩm được qui định tại XYZCo -SP-STAN-95 — Yêu cầu bên ngoài • Hệ thống sẽ không để lộ thông tin cá nhân của các khách hàng cho các nhân viên vận hành hệ thống, ngoại trừ tên và số tham chiếu (reference number) của khách hàng 44
- 2.1. Khái niệm § Xung đột giữa các yêu cầu phi chức năng khác nhau là chuyện thường gặp trong các hệ thống phức tạp. § Một số yêu cầu phi chức năng có thể khó mà phát biểu được chính xác, và việc kiểm định các yêu cầu phi chức năng không chính xác có thể khó khăn. — Tính dễ sử dụng. § Các yêu cầu phi chức năng kiểm định/ đo được (verifiable): sử dụng một phép đo để kiểm định. 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 45
- 2.1. Khái niệm § Các phép đo yêu cầu phi chức năng — Tốc độ: Giao dịch được xử lý /giây; thời gian phản hồi; thời gian làm mới màn hình. — Kích thước: Mb; số lượng bộ nhớ trong. — Dễ dùng: Thời gian huấn luyện/ đào tạo; Số trang trợ giúp. — Độ tin cậy: Thời gian trung bình xảy ra lỗi; Xác suất không khả dụng; Tần suất xảy ra lỗi. — Độ bền: Thời gian khởi động sau khi hỏng; Tỉ lệ phần trăm các sự cố gây ra lỗi; Xác suất xảy ra hỏng hóc dữ liệu do lỗi. — … 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 46
- 2.1. Khái niệm § Yêu cầu miền: — Các yêu cầu miền xuất phát từ miền ứng dụng (application domain), chúng mô tả các đặc điểm và tính chất hệ thống phản ánh miền ứng dụng đó. — Các yêu cầu miền có thể là các yêu cầu chức năng mới, các ràng buộc về các yêu cầu đã có hoặc định nghĩa các tính toán cụ thể. — Nếu các yêu cầu miền không được thỏa mãn, hệ thống có thể không hoạt động được. 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 47
- 2.1. Khái niệm § Ví dụ: yêu cầu miền của hệ thống thư viện: — Cần có một chuẩn giao diện người dùng cho tất cả các cơ sở dữ liệu, chuẩn này cần dựa vào chuẩn Z 39. 50. — Do các hạn chế về bản quyền, một số tài liệu phải được xóa ngay khi nhận được. Tùy theo các yêu cầu của người dùng, các tài liệu này sẽ được in tại chỗ tại máy chủ của hệ thống rồi chuyển bằng tay tới người dùng hoặc được in tại một máy in trong mạng. 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 48
- 2.1. Khái niệm § Yêu cầu miền: — Mức độ hiểu được: Các yêu cầu được diễn đạt bằng ngôn ngữ của miền ứng dụng è Thường khó hiểu đối với các kĩ sư phần mềm. — Ẩn ý : Các chuyên gia trong ngành hiểu rõ về lĩnh vực đang nói đến trong yêu cầu miền đến mức họ không nghĩ đến việc diễn đạt các yêu cầu miền một cách tường minh. 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 49
- 2.2. Nội dung phân tích § Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống cũ – system as is (phân tích quy trình nghiệp vụ trong tổ chức) — Thiếu sót; Kém hiệu lực, quá tải; Tốn phí cao, lãng phí § Xác định yêu cầu cụ thể cho hệ thống mới - system to be — Phạm vi; Nhân lực sử dụng (điều khiển hệ thống); Tài chính (chi phí xây dựng hệ thống mới gồm phần mềm mới, …); Khắc phục yếu kém của hệ thống hiện tại; Khả năng mở rộng. § Xác định và mô tả chi tiết yêu cầu cho phần mềm mới - software to be 50
- Mục tiêu § Hiểu yêu cầu § Mô tả yêu cầu theo cách mà khách hàng có thể hiểu được. Đảm bảo rằng khách hàng hiểu bản mô tả yêu cầu. § Mô tả yêu cầu theo cách mà đội phát triển (những người thiết kế, lập trình, kiểm thử, và cài đặt hệ thống) có thể hiểu được. 51
- Các bước thực hiện 1. Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ (business process modelling) 2. Nghiên cứu khả thi (feasibility study) 3. Khám phá yêu cầu (requirements elicitation ) 4. Phân tích yêu cầu (requirements analysis) 5. Đặc tả yêu cầu (requirements specification) 6. Thẩm định yêu cầu (requirements validation) 52
- Mô hình hoá quy trình nghiệp vụ § Hiểu quy trình nghiệp vụ hiện tại § Xác định trạng thái hiện tại của các quy trình § Đánh giá ưu điểm và hạn chế của quy trình hiện tại § Thiết kế quy trình nghiệp vụ mới § Đề xuất giải pháp CNTT để giải quyết nhu cầu nghiệp vụ mang lại các giá trị cho các bên liên quan (phần mềm mới) 53
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Chương 1 - TS. Trần Hoài Nam
0 p | 257 | 25
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Chương 2 - TS. Trần Hoài Nam
0 p | 215 | 22
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Chương 4 - TS. Trần Hoài Nam
0 p | 160 | 22
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Chương 3 - TS. Trần Hoài Nam
0 p | 196 | 19
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Chương 5 - TS. Trần Hoài Nam
0 p | 135 | 19
-
Bài giảng Quản trị hệ thống thông tin: Chương 4 - Huỳnh Phước Hải
10 p | 86 | 14
-
Bài giảng Tổng quan về Phát triển hệ thống Thương mại điện tử
47 p | 48 | 11
-
Bài giảng Phát triển sản phẩm mới - Chương 5: Đánh giá khái niệm sản phẩm mới
15 p | 12 | 8
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản trị: Khởi tạo việc phát triển hệ thống thông tin - ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Vũ
9 p | 93 | 7
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý: Giới thiệu môn học - Nguyễn Hoàng Ân
20 p | 102 | 4
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 10 - ThS. Huỳnh Đỗ Bảo Châu (2017)
11 p | 118 | 4
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 1: Tổng quan về phát triển hệ thống thông tin kinh tế
33 p | 9 | 3
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 3: Thiết kế và lập trình
86 p | 6 | 3
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 4: Kiểm thử và triển khai hệ thống
40 p | 12 | 3
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Bài 4 - Ths. Trần Quang Diệu
14 p | 62 | 2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 10 - Trần Việt Tâm
14 p | 4 | 2
-
Bài giảng Hệ thống nhận diện thương hiệu: Chương 1 - TS. Nguyễn Quang Dũng
24 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn