Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 4: Kiểm thử và triển khai hệ thống
lượt xem 3
download
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 4: Kiểm thử và triển khai hệ thống. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan gồm: kiểm thử phần mềm; triển khai hệ thống; lập kế hoạch cài đặt; đào tạo người sử dụng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 4: Kiểm thử và triển khai hệ thống
- CHƯƠNG 4. KIỂM THỬ VÀ CHUYỂN KHAI HỆ THỐNG 4.1. Kiểm thử phần mềm 4.2. Triển khai hệ thống 4.1.1. Khái niệm kiểm thử 4.2.1. Lập kế hoạch cài đặt 4.1.2. Quy trình kiểm thử 4.2.2. Biến đổi dữ liệu 4.1.3. Thiết kế ca kiểm thử 4.2.3. Đào tạo người sử dụng 4.2.4. Biên soạn tài liệu hệ thống 4.2.5. Bảo trì phần mềm 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 161
- 4.1.1. Khái niệm § Kiểm thử là tiến trình xem xét, kiểm tra lại đặc tả, phân tích, thiết kế và mã hoá nhằm phát hiện lỗi phần mềm: xác minh phần mềm có đúng đặc tả, thiết kế; có đáp ứng nhu cầu người dùng; có hoạt động hiệu quả không (không thực hiện bất cứ thứ gì không mong muốn). § Kiểm thử thành công khi phát hiện ra lỗi, kiểm thử không phát hiện ra lỗi là kiểm thử dở.
- 4.1.1. Khái niệm § Hai mục đích chính của hoạt động kiểm thử: — Kiểm tra xem phần mềm làm ra có đúng đặc tả (yêu cầu, phân tích, thiết kế) hay không. — Kiểm tra xem phần mềm có đáp ứng yêu cầu người dùng hay không. § Đây chính là 2 hoạt động cốt yếu để đảm bảo chất lượng phần mềm, diễn ra trong suốt quá trình phát triển phần mềm.
- Các mức kiểm thử § Phân loại theo mức độ chi tiết của các thành phần hợp thành hệ thống — Kiểm thử đơn vị (Unit testing): mỗi mô đun — Kiểm thử tích hợp( Integration Testing) : nhiều mô đun/ hệ con — Kiểm thử hệ thống (System Testing) : phần cứng/ phần mềm, yêu cầu hệ thống — Kiểm thử chấp nhận( Acceptance Testing) : yêu cầu người dùng hệ thống
- The V-model of development Requirement Service specification System Acceptance Acceptance Specification test plan test System System System integration integration design test plan test Syb-system Syb-system Detail design integration integration test plan test Module, unit code and test
- Kiểm thử đơn vị § Unit Testing là việc kiểm thử ở mức độ thấp nhất là các phương thức (Method), hàm (Function), lớp (Class) trong mã nguồn. Nhằm đảm bảo các thành phần trên hoạt động đúng như yêu cầu; § Việc kiểm tra ở mức độ này thường do chính các lập trình viên (Developer) thực hiện trong quá trình mã hóa (Coding, Implement); § Một mô hình thường được ứng dụng với Unit Testing là Phát triển theo định hướng kiểm thử (Test-Driven Development): — Các Unit Test viết trước dựa theo yêu cầu kết quả trả về ban đầu là sai (False); — Mã nguồn sẽ được viết sau và được kiểm tra tự động bằng các Unit Test; — Việc phát triển được hoàn thành khi các Unit Test trả về kết quả đúng (True). 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 166
- Kiểm thử đơn vị § Người tiến hành kiểm thử thông thường là người lập trình mô đun đó hoặc lập trình viên cùng nhóm; § Kiểm thử riêng biệt từng đơn vị phần mềm; § Số lượng nhiều nhưng đơn giản; § Xuyên suốt thời gian lập trình và cả chu kỳ phần mềm; § Là mức thấp nhất trong tiến trình kiểm thử, thường là áp dụng phương pháp kiểm thử hộp trắng; § Thường là được thực hiện bới nhà phát triển trước khi các môđun được tích hợp với các mô đun khác; § Kết quả của kiểm thử đơn vị thường tìm ra khoảng 20% lỗi trong tất cả cá lỗi của dự án. 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 167
- Kiểm thử tích hợp § Là một kỹ thuật có tính hệ thống để xây dựng cấu trúc chương trình ngay khi đang tiến hành kiểm thử để phát hiện sai liên kết với giao diện. § Phải kiểm thử tích hợp vì: — Dữ liệu có thể bị mất khi đi qua một giao diện; — Một mô đun có thể có một hiệu ứng bất lợi vô tình lên các mô đun khác; — Các chức năng phụ khi kết hợp lại có thể không sinh ra chức năng chính mong muốn; — Các điều không chính xác riêng rẽ có thể bị phóng đại đến mức không chấp nhận được; — Các cấu trúc dữ liệu toàn cục có thể để lộ ra các vấn đề… 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 168
- Kiểm thử tích hợp (t) § Thường sử dung phương pháp kiểm thử gia tăng (Incremental integration testing), thực hiện kiểm thử bằng cách nối dần các mô đun có liên quan logic và kiểm tra chức năng thích hợp. — Top-down integration: • khung tổng thể của hệ thống được phát triển trước • các thành phần được thêm vào dần. — Bottom-up integration: • tích hợp các thành phần cung cấp các dịch vụ chung trước, e.g., dịch vụ mạng, cơ sở dữ liệu • Tích hợp dần các thành phần chức năng
- Kiểm thử tích hợp ( t) § Chương trình giả : không thực hiện toàn bộ logic lập trình của mô đun phần mềm, chỉ mô phỏng giao tiếp dữ liệu — Driver: Gọi mô đun để được kiểm thử — Stub: Được gọi bởi mô đun kiểm thử 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 170
- Kiểm thử hệ thống § Là mức độ kiểm thử toàn bộ các chức năng của hệ thống, bao gồm tất cả các thành phần tương tác với nhau, và hoạt động trong môi trường giống như môi trường thực tế như hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, kết nối mạng, khả năng tương thích với các phần mềm khác, … § Kiểm thử hệ thống cũng chú ý đến vấn đề bảo mật, thân thiện, khả năng đáp ứng, tốc độ thực hiện của hệ thống phần mềm. 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 171
- Kiểm thử chấp nhận § Mức độ này được thực hiện bởi phía người dùng với một nhóm độc lập với nhóm phát triển. § Mục đích của giai đoạn này là kiểm tra, đánh giá phần mềm có đáp ứng được các yêu cầu của người dùng đã đề ra hay không? Có thể triển khai cho công việc thực tế của người dùng hay không; § Việc được người dùng chấp nhận sẽ đánh dấu cho sự kết thúc của giai đoạn phát triển, mở ra giai đoạn triển khai, bảo trì và nâng cấp phần mềm. § Các loại kiểm thử chấp nhận sản phẩm: — Kiểm thử Alpha (Alpha Testing): Do người dùng thực hiện;Trong môi trường được quản lý. — Kiểm thử Beta (Beta Testing): Do người dùng thực hiện; Trong môi trường thực.
- 4.1.2. Quy trình kiểm thử Bắt đầu Kế hoạch kiểm Mẫu kiểm thử Các thủ tục kiểm Lập kế hoạch Kiểm thử Thiết kế Kiểm thử thử Cài đặt và chuẩn bị Mã nguồn kiểm thử Kiểm thử Dữ liệu kiểm thử Môi trường Lỗi Biên bản kiểm Kiểm thử đơn vị Xem xét và Đánh giá kết quả Kiểm thử Báo cáo kết quả kiểm thử , đề thử Kiểm thử tích hợp- hệ xuất giải pháp thống- chấp nhận Tổng hợp, báo cáo Hồ sơ báo cáo tổng hợp kiểm thử Kết thúc
- 4.1.3. Thiết kế ca kiểm thử § Một phép thử được gọi là thành công nếu nó phát hiện ra khiếm khuyết của phần mềm. Kiểm thử chỉ chứng minh được sự tồn tại của lỗi trong hệ thống chứ không chứng minh được hệ thống không có lỗi. Một phép kiểm thử (ca kiểm thử) bao gồm: — tên của mô đun kiểm thử — dữ liệu vào — dữ liệu ra mong muốn (kết quả đúng) — dữ liệu ra thực tế (khi đã tiến hành kiểm thử) § Các ca kiểm thử nên được thiết kế khi chúng ta tạo các tài liệu phân tích và thiết kế, chứ không phải là khi đã viết xong mã nguồn.
- 4.1.3. Thiết kế ca kiểm thử § Tạo ra bộ kiểm thử hiệu quả § Hai cách tiếp cận: — Phân nhóm dữ liệu đầu vào (equivalence partitions – phân hoạch tương đương) — Xác định các đường đi trong mô đun (path testing – kiểm thử theo đường đi trong mô đun)
- Phân nhóm dữ liệu đầu vào § Dữ liệu vào, ra được phân chia theo nhóm/lớp. § Mỗi nhóm/lớp là một phân hoạch/miền tương đương § Hành vi của hệ thống là như nhau khi sử dụng các thành viên trong cùng nhóm. § Các trường hợp kiểm thử nên được lựa chọn từ các thành viên trong nhóm.
- Phân nhóm dữ liệu đầu vào
- Phân nhóm dữ liệu đầu vào
- Xác định các đường đi trong mô đun § Mọi đường thực hiện của chương trình được kiểm thử ít nhất một lần § Đồ thị luồng chương trình (program flow graph) — Nodes: các quyết định, rẽ nhánh — Arcs: các luồng điều khiển.
- program flow graph
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 7 - GV. Nguyễn Thị Thanh Tâm (ĐH Duy Tân)
14 p | 175 | 40
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu - Chương 8: Phát triển hệ thống quản lý và đo lường giá trị thương hiệu
20 p | 226 | 32
-
Bài giảng Quản trị hệ thống thông tin: Chương 4 - Huỳnh Phước Hải
10 p | 86 | 14
-
Bài giảng Truyền thông marketing - Chương 6: Quản trị hoạt động marketing trực tiếp
20 p | 98 | 12
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 0 - ThS. Huỳnh Đỗ Bảo Châu (2017)
3 p | 173 | 10
-
Bài giảng Phát triển sản phẩm mới - Chương 5: Đánh giá khái niệm sản phẩm mới
15 p | 12 | 8
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản trị: Khởi tạo việc phát triển hệ thống thông tin - ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Vũ
9 p | 93 | 7
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 3 - ThS. Huỳnh Đỗ Bảo Châu (2017)
6 p | 149 | 7
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản trị: Giới thiệu môn học - ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Vũ
8 p | 104 | 6
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản trị: Tổng quan về tiến trình lựa chọn và phát triển hệ thống thông tin - ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Vũ
12 p | 77 | 6
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 10 - ThS. Huỳnh Đỗ Bảo Châu (2017)
11 p | 118 | 4
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 8 - ThS. Huỳnh Đỗ Bảo Châu
14 p | 64 | 4
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin quản lý: Giới thiệu môn học - Nguyễn Hoàng Ân
20 p | 102 | 4
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Bài 4 - Ths. Trần Quang Diệu
14 p | 62 | 2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 3 - Trần Việt Tâm
8 p | 4 | 2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 10 - Trần Việt Tâm
14 p | 4 | 2
-
Bài giảng Hệ thống nhận diện thương hiệu: Chương 1 - TS. Nguyễn Quang Dũng
24 p | 5 | 2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 4 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
23 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn