intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1

Chia sẻ: Kha Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

335
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 Tổng luận về phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học, cùng tìm hiểu chương học này thông qua các nội dung sau: nghiên cứu khoa học và các trường phái nghiên cứu khoa học, những thuật ngữ cơ bản trong nghiên cứu khoa học, các bước của quá trình nghiên cứu, các sản phẩm nghiên cứu khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVGD: Nguyễn Quốc Thịnh 0913358382 – thinh3hn@yahoo.com 4 June 2014 1 – svtm.vn
  2. Phương pháp nghiên cứu khoa học (24/6) TLTK bắt buộc: [1] Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KHKT [2] Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, NXB thống kê TLTK khuyến khích: [3] Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài, Phương pháp nghiên cứu khoa học, (online: http://www.saga.vn/Giangduong/phuong phapluankhoahoc. [4] Micheal Riley, Roy C.wood, M.Clack, E.Szivas and E.Wilkie (2000), Researching and writing dissertations in business and management, First Edition published by Thomson – learning. 4 June 2014 2
  3. Phương pháp nghiên cứu khoa học Chương 1: Tổng luận về phương pháp nghiên cứu khoa học 1.1. Nghiên cứu khoa học và các trường phái nghiên cứu khoa học 1.2. Những thuật ngữ cơ bản trong nghiên cứu khoa học 1.3. Các bước của quá trình nghiên cứu 1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học Chương 2: Thiết kế nghiên cứu 2.1. Vấn đề nghiên cứu 2.2. Thiết kế nghiên cứu 2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu 2.4. Tổng quan lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu định tính 3.1. Nghiên cứu định tính trong xây dựng lý thuyết khoa học 3.2. Phương pháp GT 3.3. Phương pháp tình huống 3.4. Dữ liệu và thu thập dữ liệu định tính 3.5. Phân tích dữ liệu định tính 3.6. Một số vấn đề nghiên cứu bằng định tính theo chuyên ngành Chương 4: Phương pháp nghiên cứu định lượng 4.1. Nghiên cứu định lượng trong kiểm định lý thuyết khoa học 4.2. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng 4.3. Đo lường và thu thập dữ liệu định lượng 4.4. Phân tích và xử lý số liệu 4.5. Một số vấn đề nghiên cứu bằng phương pháp định lượng theo chuyên ngành Chương 5: Soạn thảo và thuyết trình kết quả nghiên cứu 5.1. Các nội dung cần có của một báo cáo nghiên cứu 5.2. Phương pháp viết báo cáo nghiên cứu 5.3. Thuyết trình báo cáo nghiên cứu 4 June 2014 3
  4. Các vấn đề thảo luận • Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu. Lấy ví dụ nghiên cứu về thương hiệu • Tổng quan lý thuyết và quy trình tổng quan lý thuyết. Lấy ví dụ về xây dựng thương hiệu nông sản • Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính. Minh họa cho trường hợp nghiên cứu về thương hiệu. • Kỹ thuật lập bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng. Minh họa cho vấn đề khảo sát về mức độ hài lòng với thương hiệu. 4 June 2014 4
  5. Chương 1: TỔNG LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4 June 2014 5
  6. 1.1. Nghiên cứu KH và các trường phái NCKH 1.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học • Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. – Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày. – Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH • Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. – Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. 4 June 2014 6
  7. 1.1. Nghiên cứu KH và các trường phái NCKH 1.1.2. Nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng • Hàn lâm: Khám phá qui luật, tạo ra các lý thuyết chính – Phát hiện: Nhận ra cái vốn có; Phát minh: Quy luật tự nhiên, Định luật vạn vật hấp dẫn. – Sáng chế (invention): Tạo ra cái chưa từng có, mới về nguyên lý kỹ thuật có thế áp dụng được • Ứng dụng: Vận dụng lý thuyết để mô tả, giải thích, dự báo và đề xuất các giải pháp – Phổ biến nhất; Dựa trên một lý thuyết nhất định – Tìm kiếm khả năng giải quyết một vấn đề trong cuộc sống (xóa đói giảm nghèo bền vững) – Trong phạm vi nguồn lực nhất định (chương trình xóa đói giảm nghèo tại 61 huyện nghèo) • Triển khai: Chuyển giao trí thức,gồm cả CG công nghệ – Chế tác mẫu; Thử nghiệm quy trình – Sản xuất loạt nhỏ; Thăm dò: Thử thị hiếu, tìm hiểu thị trường 1.1.3. Các trường phái nghiên cứu khoa học 4 June 2014 7
  8. 1.2. Những thuật ngữ cơ bản trong NCKH 1.2.1. Khái niệm – Là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan. – Là hình thức tư duy của con người về những thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau. – Người NCKH hình thành các “khái niệm” để phân biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật hay hình thành "khái niệm" nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận. 1.2.2. Định nghĩa – Định nghĩa được dùng cho một đối tượng riêng biệt, cơ sở, nền tảng. Định nghĩa cần chính xác, chặt chẽ, tập trung, nhất quán. – Khái niệm có nghĩa rộng hơn, bao quát hơn định nghĩa, nó có thể bao hàm nhiều đối tượng (không nhất thiết phải chặt chẽ, chính xác, ... như định nghĩa, thậm chí cũng không đòi hỏi phải chứng minh như định nghĩa). 4 June 2014 8
  9. 1.2. Những thuật ngữ cơ bản trong NCKH 1.2.3. Biến số – Biến số là những đại lượng hay những đặc tính có thể thay đổi từ người này sang người khác hay từ thời điểm này sang thời điểm khác. 1.2.4. Giả thiết – Giả thuyết là câu trả lời ướm thử hoặc là sự tiên đoán để trả lời cho câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu. – Giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện tượng sự vật, mà phải được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm. Luận điểm: – Là vấn đề cần được chứng minh, giải quyết, trao đổi, bàn luận. – Luận điểm thường bao gồm nhiều nội dung cần nghiên cứu. 4 June 2014 9
  10. 1.2. Những thuật ngữ cơ bản trong NCKH 1.2.5. Lý thuyết – Là một hệ thống các luận điểm khoa học về 1 đối tượng nghiên cứu của khoa học, cung cấp một quan niệm hoàn chỉnh về bản chất sự vật, mối liên hệ bên trong của sự vật và những liên hệ của sự vật với thế giới bên ngoài. 1.2.6. Mô hình – Là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình... nào đó, phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh thần của con người. 4 June 2014 10
  11. 1.2. Những thuật ngữ cơ bản trong NCKH 1.2.7. Các khái niệm khác: đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. – Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu. – Mục đích nghiên cứu: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành. – Khách thể nghiên cứu: nhóm cá nhân, xã hội chứa đựng hiện tượng, cung cấp thông tin cần nghiên cứu. – Phương pháp nghiên cứu: Các cách để chứng minh, thuyết phục, chỉ định, mô tả… 4 June 2014 11
  12. 1.3. Các bước của quá trình nghiên cứu 1.3.1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu – Căn cứ lựa chọn vấn đề – Yêu cầu trong lựa chọn vấn đề 1.3.2. Xây dựng luận điểm khoa học – Luận điểm là những vấn đề cần được giải quyết, chứng minh trong nghiên cứu khoa học. – Bám sát vấn đề nghiên cứu, làm rõ vấn đề nghiên cứu. – Có tính khái quát cao và không quá “cồng kềnh” 1.3.3. Chứng minh luận điểm khoa học – Sử dụng các phương pháp khác nhau – Sử dụng các nguồn dữ liệu khácnhau – Vận dụng các khái niệm, lý thuyết, quy luật… 1.3.4. Trình bày luận điểm khoa học – Trình bày theo luận điểm – Trình bày theo trình tự nghiên cứu 4 June 2014 12
  13. 1.4.1. Nhiệm vụ khoa học 1.4.2. Đề tài khoa học 1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học – Được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. 1.4.3. Đề án khoa học – Là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gửi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó. 1.4.4. Chuyên đề khoa học – Là nội dung cụ thể của một đề tài, dự án khoa học, có thể được giải quyết độc lập. 1.4.5 Bài báo khoa học – Là cách thức phổ biến mà người nghiên cứu phổ biến kết quả nghiên cứu tới những nhà khoa học hay các nhà chuyên môn khác. – Là một bài báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học đã qua hệ thống bình duyệt của tập san. 4 June 2014 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2