intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Đỗ Thiên Anh Tuấn

Chia sẻ: Huỳnh Thị Thùy Dương | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:89

387
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp nghiên cứu khoa học là hoạt động có ý thức của con người nhằm khám phá ra những quy luật, bản chất hay thuộc tính của sự vật hay hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội, là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Tham khảo bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học" để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Đỗ Thiên Anh Tuấn

  1. Phương pháp nghiên cứu khoa học Đỗ Thiên Anh Tuấn 1
  2. Khoa học là gì? Hệ thống các tri thức của con người về sự vận động  của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên hay  xã hội.  Khoa học: chân lý tuyệt đối hay tương đối? Tính lịch sử: không gian và thời gian 2
  3. Nghiên cứu khoa học?  Là hoạt động có ý thức của con người nhằm khám phá ra  những quy luật, bản chất hay thuộc tính của sự vật hay  hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội.  Là  quá  trình  áp  dụng  các  ý  tưởng,  nguyên  lý  và  phương  pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả,  giải  thích  hay  dự  báo  các  sự  vật,  hiện  tượng  trong  thế  giới khách quan. 3
  4. Tố chất gì cần có ở một nhà nghiên  cứu? Có kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu. Có đam mê nghiên cứu, ham thích tìm tòi, khám phá  cái mới. Có sự khách quan và trung thực về khoa học (đạo  đức khoa học). Biết cách làm việc độc lập, tập thể và có phương  pháp. Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu. Có trách nhiệm, chấp nhận dấn thân. 4
  5. Ai làm nghiên cứu? Các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở các  Viện, Trung tâm Nghiên cứu. Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học – Cao  Đẳng, Trung học Chuyên nghiệp. Các chuyên gia ở các cơ quan quản lý Nhà nước.  Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân. Các Sinh viên ham thích NCKH ở các trường Đại  học 5
  6. Một số thực trạng hoạt động  NCKH ở Việt Nam  Thiếu môi trường khoa học và không nhiều người đang  làm nghiên cứu khoa học  Thiếu những nhà khoa học đầu ngành ở trình độ cao  Cơ chế và chính sách chưa khuyến khích làm khoa học  chất lượng cao  Thiếu định hướng hợp lý về các loại hình và nội dung  nghiên cứu  Chưa có cơ chế liên kết giữa giáo dục, nghiên cứu khoa  học và ứng dụng, triển khai  Ít có những bài báo được công bố trên các tạp chí khoa  học uy tín nước ngoài 6
  7. Các yêu cầu của hoạt động nghiên cứu khoa học  Phát  hiện  điều  mới  trong  các  quy  luật  và  đặc  tính  của  tự  nhiên hoặc của xã hội.  So sách giữa hai hoặc nhiều hiện tượng của tự nhiên hoặc  của  xã  hội  để  chỉ  ra  sự  giống  nhau  và  khác  nhau  giữa  chúng.  Tìm  kiếm  phương  pháp  để  giải  quyết  các  khó  khăn,  trục  trặc đang cản trở sự phát triển của tự nhiên và xã hội.  Thay  đổi  hoặc  lợi  dụng  các  hiện  tượng  tự  nhiên  hoặc  xã  hội để phục vụ tốt hơn cho con người và môi trường xung  quanh.  Nghiên  cứu  các  hiện  tượng  /  công  việc  đã  xảy  ra  /  thực  hiện trong quá khứ để rút ra bài học cho hiện tại và tương  lai. 7  Dự đoán tương lai để có các hành động phù hợp trong hiện  tại
  8. Vì sao phải nghiên cứu khoa học? Mở rộng nhận thức Giải quyết vấn đề lý luận Giải quyết vấn đề thực tiễn Xuất phát: Nguồn lực khan hiếm; sản xuất, đầu tư, phân phối;  8
  9. Học môn PPNCKH để làm gì? Học tập có phương pháp, hiệu quả hơn Nghiên cứu các chuyên đề, tiểu luận Thực hiện đề án tốt nghiệp đúng phương pháp, đạt  yêu cầu, và có hiệu quả 9
  10. Phân loại NCKH Nghiên cứu mô tả: hiện trạng Nghiên cứu giải thích: nguyên nhân Nghiên cứu giải pháp: giải pháp Nghiên cứu dự báo: nhìn trước Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng  và nghiên  cứu triển khai (R&D) 10
  11. Các bạn sẽ gặp khó khăn gì trong  quá trình nghiên cứu? Chọn lựa đề tài, lập đề cương nghiên cứu Thu thập số liệu thực tế Người hướng dẫn Kỹ năng viết và khả năng tiếng Anh kém Bị áp lực, quá lo lắng, thậm chí mất ngủ … 11
  12. Đề tài NCKH Là một hình thức tổ chức NCKH, được thực hiện để  trả lời  câu  hỏi  mang  tính  học  thuật, không  đánh giá  tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu. 12
  13. Đề án – Dự án – Chương trình Đề  án:  là  văn  kiện,  được  thiết  kế  nhằm  trình  cho  cấp  có  thẩm  quyền  để  xin  tài  trợ  (chi  phí,  điều  kiện  làm  việc,  thông  tin…)  cho  việc  thực  hiện một hoạt động nghiên cứu khoa học nào đó. Dự  án:  thực  hiện  nghiên  cứu  nhằm  ứng  dụng  vào một mục đích cụ thể. Chương trình: bao gồm tập hợp một nhóm các  đề  tài  hay  dự  án  có  cùng  mục  đích  và  nội  dung  nghiên cứu.  13
  14. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là một sự vật hay hiện tượng  nào đó mà người nghiên cứu hướng đến nhằm làm  sáng tỏ bản chất của nó. Phạm vi nghiên cứu: tính giới hạn về mặt không  gian và thời gian 14
  15. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích: để làm cái gì? Mục tiêu: làm cái gì? Ví dụ: Nghiên cứu hiệu quả của chính sách thắt chặt  tiền tệ đến lạm phát.  Mục tiêu? Mục đích? 15
  16. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn của  ngân hàng Tính hiệu lực của chính sách lãi suất cơ bản của  NHNN Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu  Việt Nam 16
  17. Hai cấp độ nhận thức Nhận thức cảm tính: cảm giác ­> tri giác ­> biểu  tượng Nhận thức lý tính: khái niệm ­> phán đoán ­> suy  luận 17
  18. Khái niệm Thuộc tính hay bản chất của sự vật Khái niệm gồm: ­ Nội hàm: thuộc tính của sự vật ­ Ngoại diên: sự vật có chứa thuộc tính Ví dụ: ngân hàng và các định chế tài chính? Phạm trù: tập hợp các khái niệm có cùng thuộc tính 18
  19. Phán đoán Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân biệt,  so sánh những  đặc tính, bản chất của sự vật và tìm  mối liên hệ giữa đặc tính chung và đặc tính riêng của  các sự vật đó. 19
  20. Suy luận diễn dịch (deductive  method) Phương pháp Aristotle Từ cái chung đến cái riêng, từ tổng thể đến chi tiết. Ví dụ: Tăng cung tiền dẫn đến lạm phát. Vậy, Việt Nam bị lạm phát là do tăng cung tiền. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2