Mục tiêu của bài giảng "Phương thuốc trừ thấp" là cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể trình bày được các định nghĩa, phân loại và những chú ý khi sử dụng các bài thuốc trừ thấp; phân tích sự phối ngũ, công dụng và ứng dụng lâm sàng của các phương thuốc trừ thấp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Phương thuốc trừ thấp - ThS. Lê Ngọc Thanh
- PHƯƠNG THUỐC TRỪ THẤP
Th.S Lê Ngọc Thanh
- MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
• Trình bày được định nghĩa, phân loại và những chú ý
khi sử dụng các bài thuốc trừ thấp
• Phân tích sự phối ngũ, công dụng và ứng dụng lâm
sàng của các phương thuốc:
- Bình vị tán
- Hoắc hương chính khí tán
- Bát chính tán
- Nhân trần cao thang
- Ngũ linh tán
- Tỳ giải phân thanh ẩm
- I. ĐẠI CƯƠNG – ĐỊNH NGHĨA
• Phương thuốc trừ thấp là những bài thuốc dùng để
chữa các chứng ngoại thấp do cảm nhiễm thấp tà ở
biểu ( phát tán phong thấp ) hoặc các chứng nội thấp
do chức năng Tỳ, Phế, Thận và Bàng quang bị rối loạn.
• Phương thuốc trừ thấp thường được dùng trong điều trị
các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan do
virus, sỏi túi mật, sỏi thận, nhiễm trùng tiểu, các trường
hợp phù thủng do bệnh lý Thận…
- I. ĐẠI CƯƠNG – PHÂN LOẠI
• Phương hương hóa thấp: dùng trong các trường hợp
Tỳ Vị thấp trệ
• Thanh nhiệt lợi thấp: dùng trong các trường hợp thấp
nhiệt ở Can, Đởm, Trường Vị
• Lợi thủy hóa thấp: dùng trong các trường hợp thủy
thũng do Tỳ hư
• Ôn hóa thủy thấp: dùng trong các trường hợp thủy
thũng, đờm ẩm do Tỳ Thận dương hư.
- I. ĐẠI CƯƠNG – CHÚ Ý
• Nếu Thấp ở đầu mặt hoặc ở Biểu thì phát hãn
• Nếu Thấp ở dưới hoặc ở bên trong thì lợi thủy
• Khi Thấp kèm với Hàn, Nhiệt chứng thì Ôn hóa thủy
thấp hoặc thanh nhiệt lợi thấp.
• Khi Thấp thịnh mà mạch chứng cùng thực thì trục thủy
( lợi tiểu mạnh hoặc tẩy xổ ) còn nếu mạch chứng cùng
hư thì phải phù chính ( kiện Tỳ, ôn Thận, Tuyên Phế để
lợi thủy )
- II. PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
• Những bài thuốc táo thấp hòa vị thường bao gồm các
vị thuốc ôn đắng để táo thấp như: Hoắc hương, Bạch
đậu khấu, Thương truật, Trần bì ... Dùng cho các
chứng: Tỳ vị vận hóa kém, thấp thịnh ở trong, gây nên
bụng đầy đau, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, tiêu chảy,
ăn ít, người mệt…thường gặp trong các bệnh như viêm
loét dạ dày tá tràng, hội chứng trào ngược dạ dày…
• Các bài thuốc thường dùng: Hoắc hương chính khí tán,
Bình vị tán.
- II. PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
BÌNH VỊ TÁN
• Thành phần bài thuốc: Thương truật 12g
Hậu phác 12g
Sinh khương 3 lát
Chích thảo 06g
Trần bì 08g
Đại táo 3 quả
- II. PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
BÌNH VỊ TÁN
• Cách dùng: Sắc uống
• Công dụng: Táo thấp kiện Tỳ, hành khí đạo trệ
• Phân tích bài thuốc: Thương truật kiện Tỳ, táo thấp là
Quân. Hậu phác trừ thấp, giảm đầy hơi là Thần.Trần bì
lý khí, hóa thấp là Thần. Khương, Táo, Cam thảo điều
hòa Tỳ Vị là Tá.
- II. PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
BÌNH VỊ TÁN
• Ứng dụng lâm sàng:
- YHCT: Tỳ Vị thấp trệ với biểu hiện chán ăn, đầy bụng,
nôn mửa, ợ chua, miệng lạt, tiêu chảy, thân mình nặng
nề.
- YHHĐ: viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính, trào ngược
dạ dày thực quản ( GERD )
- II. PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN
• Thành phần bài thuốc: Hoắc hương 12g
Tô diệp 06g
Bạch chỉ 06g
Đại phúc bì 06g
Bạch linh 06g
Bạch truật 08g
Hậu phác 12g
Cát cánh 08g
Chích thảo 06g
Trần bì 08g
Bán hạ 08g
- II. PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN
• Cách dùng: Tán bột hoặc dùng dạng thuốc hoàn. Ngày
nay có thể dùng dạng thuốc thang.
• Công dụng: Giải biểu hòa trung, lý khí hóa thấp
• Phân tích bài thuốc: Hoắc hương tác dụng phương
hương hóa thấp, lý khí hòa trung kiêm giải biểu là Quân.
Tô diệp, Bạch chỉ giải biểu, tán hàn, hóa thấp là Thần.
Hậu phác, Đại phúc bì trừ thấp, tiêu trệ là Thần. Bán hạ
chế, Trần bì lý khí hòa Vị, giáng nghịch, chỉ ẩu là Tá. Cát
cánh tuyên phế, thông lợi thấp trệ là Tá. Linh, Truật,
Thảo ích khí kiện tỳ, giúp vận hóa, lợi thấp là Tá Sứ.
- II. PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN
• Ứng dụng lâm sàng:
- YHCT: Tỳ vị thấp trệ do cảm nhiễm ngoại tà với biểu
hiện phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, ngực tức, bụng sôi đau,
nôn mửa, tiêu chảy…( biểu hàn nội thấp )
- YHHĐ: Viêm đường ruột cấp
- III. THANH NHIỆT LỢI THẤP
• Những bài thuốc thanh nhiệt trừ thấp dùng để chữa
các chứng bệnh như sỏi túi mật, viêm gan do virus,
nhiễm trùng tiểu, sỏi thận…
• Các bài thuốc thường dùng: Nhân trần cao thang, Bát
chính tán
- III. THANH NHIỆT LỢI THẤP
NHÂN TRẦN CAO THANG
• Thành phần bài thuốc: Nhân trần 24g
Chi tử 16g
Đại hoàng 8g
• Cách dùng: Sắc nước uống
- III. THANH NHIỆT LỢI THẤP
NHÂN TRẦN CAO THANG
• Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp
• Phân tích bài thuốc: Nhân trần thanh Can Đởm uất
nhiệt, lợi thấp thoái hoàng, thuốc chuyên trị hoàng đản
là Quân. Chi tử thanh lợi thấp nhiệt ở tam tiêu là Quân.
Đại hoàng tả uất nhiệt là Thần. Nhân trần phối hợp với
Chi tử cho thấp nhiệt ra bằng đường tiểu, Nhân trần
hợp với Đại hoàng làm cho thấp nhiệt ra bằng đường
đại tiện.
- III. THANH NHIỆT LỢI THẤP
NHÂN TRẦN CAO THANG
• Ứng dụng lâm sàng
- YHCT: Hoàng đản do thấp nhiệt với triệu chứng da
vàng như màu quả quýt kèm khát nước, vã mồ hôi,
bụng đầy, đại tiểu tiện không thông.
- YHHĐ: Viêm gan do virus, viêm hoặc sỏi túi mật
- III. THANH NHIỆT LỢI THẤP
BÁT CHÍNH TÁN
• Thành phần bài thuốc: Mộc thông 8g
Cù mạch 12g
Xa tiền tử 8g
Đại hoàng 4g
Biển súc 12g
Hoạt thạch 6g
Chi tử 4g
Chích thảo 4g
• Cách dùng: Tán bột, uống với nước sắc đăng tâm,
mỗi lần 7 -10g
- III. THANH NHIỆT LỢI THẤP
BÁT CHÍNH TÁN
• Công dụng: Thanh nhiệt tả hỏa, lợi thủy thông lâm
• Phân tích bài thuốc: Cù mạch, Biển súc, Mộc thông,
Xa tiền tử, Hoạt thạch có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp
là Quân. Chi tử, Đại hoàng thanh nhiệt tả hỏa là Thần
Cam thảo điều hòa các vị thuốc là Sứ.
- III. THANH NHIỆT LỢI THẤP
BÁT CHÍNH TÁN
• Ứng dụng lâm sàng
- YHCT: Là bài thuốc chính trị các chứng nhiệt lâm,
thạch lâm, các chứng lâm sàng: tiểu gắt, ít, đau, tiểu
nhiều lần, bụng dưới đầy, mồm táo, họng khô, lưỡi đỏ,
rêu vàng, mạch sác có lực ( thấp nhiệt Bàng quang )
- YHHĐ: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi đường tiết
niệu, sỏi đường niệu.
- IV. LỢI THỦY HÓA THẤP
• Những bài thuốc Lợi thủy thẩm thấp có tác dụng thông
lợi tiểu tiện.
• Thường gồm các vị thuốc có tính vị ngọt nhạt mà hàn,
có tác dụng lợi tiểu tiện để chữa các chứng phù, đái
gắt, sạn đường tiết niệu, tiêu chảy.
• Thuốc lợi tiểu thường có rất nhiều, dùng các vị Bạch
linh, Trư linh, Trạch tả, Thông thảo, Ý dĩ, Đăng tâm, Xa
tiền, Đông qua bì, Râu ngô, Hoạt thạch.
• Các bài thuốc thường dùng: Ngũ linh tán, Ngũ bì tán.