intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Rối loạn ý thức

Chia sẻ: Nguyễn Văn Hợi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:14

77
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Rối loạn ý thức trình bày khái niệm, các hội chứng rối loạn ý thức và đánh giá hội chứng rối loạn ý thức. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Rối loạn ý thức

  1. RỐI LOẠN Ý THỨC BsCKII. NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP
  2. KHÁI NIỆM 1. Theo nghĩa rộng  Ý thức là một hoạt động tổng hợp các quá trình tâm thần khác nhau, có đặc tính phản ánh ở mức cao nhất, toàn diện và chính xác nhất hiện thực khách quan. Tóm lại đó là toàn bộ sự hiểu biết của con người về thiên nhiên, xã hội và bản thân. 2. Theo nghĩa trong lâm sàng Tâm thần học: ý thức được hiểu theo mức độ sáng sủa, tỉnh táo của tâm thần, Bao gồm: a) Định hướng không gian: Biết mình đang ở đâu, b) Định hướng thời gian: Biết ngày, tháng, năm, giờ... c) Định hướng bản thân: Biết về bản thân mình, ... d) Định hướng về những người xung quanh: Biết những người xung quanh mình là ai, làm gì...
  3. Các hội chứng rối loạn ý thức. 1. Các hội chứng ý thức bị loại trừ. Dựa vào các tiêu chuẩn: a) Năng lực định hướng. b) Khả năng phản ứng trước kích thích của môi trường. c) Các phản xạ thần kinh thể hiện mức độ bị ức chế. d) Không có các triệu chứng tâm thần nặng như ảo giác, hoang tưởng, kích động...
  4. Các hội chứng rối loạn ý thức. a. Hội chứng ý thức u ám:  Ý thức như bị phủ một lớp sương mù, còn tiếp xúc được nhưng không duy trì tiếp xúc được lâu.  Người bệnh như ngà ngà say, không hiểu ngay được nội dung câu hỏi và ý nghĩa các sự việc xảy ra xung quanh.  Phản ứng đối với kích thích chậm chạp. b. Hội chứng ngủ gà:  Năng lực định hướng không rõ ràng, không đầy đủ, khi mất, khi còn ( ).  Người bệnh chỉ có phản ứng với kích thích mạnh mới trả lời đôi chút rồi lại im lặng, mắt lim dim, thở nhẹ, cơ mềm.  Ra khỏi trạng thái ngủ gà thì quên không hoàn toàn.
  5. Các hội chứng rối loạn ý thức. c. Hội chứng bán hôn mê:  Năng lực định hướng mất hoàn toàn, ý thức bị loại trừ cơ bản.  Không đáp ứng với mọi kích thích của môi trường, không nói, không trả lời. Châm kim thật đau chỉ có đáp ứng nhất thời như giật tay, nhăn mặt.  Phản xạ đồng tử với ánh sáng, phản xạ giác mạc, phản xạ gân xương giảm nhiều. Có thể có một số phản xạ bệnh lý.  Ra khỏi trạng thái bán hôn mê thì quên hoàn toàn. d. Hội chứng hôn mê:  Năng lực định hướng mất hoàn toàn, ý thức bị loại trừ hoàn toàn.  Mất toàn bộ các hình thức phản ứng. Các phản xạ đều mất.  Xuất hiện một số phản xạ bệnh lý: Babinski, Oppenheim…  Chỉ còn hoạt động của các trung khu quan trọng duy trì đời sống thực vật như trung khu hô hấp, tuần hoàn.
  6. Các hội chứng rối loạn ý thức. d. Hội chứng hôn mê:  Năng lực định hướng mất hoàn toàn, ý thức bị loại trừ hoàn toàn.  Mất toàn bộ các hình thức phản ứng. Các phản xạ đều mất.  Xuất hiện một số phản xạ bệnh lý: Babinski, Oppenheim…  Chỉ còn hoạt động của các trung khu quan trọng duy trì đời sống thực vật như trung khu hô hấp, tuần hoàn.
  7. Đánh giá rối loạn ý thức bị loại trừ theo thang điểm Glasgow (1974) - Đánh giá mở mắt: - Đáp ứng lời nói: + Trả lời đúng câu hỏi (5 + Mở mắt tự nhiên (4 điểm) điểm) + Mở mắt khi gọi (3 điểm) + Trả lời chậm chạp mất định hướng (4 điểm) + Mở mắt khi kích thích đau + Trả lời không phù hợp với (2 điểm) câu hỏi (3 điểm) + Không mở mắt khi kích + Lời nói vô nghĩa (2 điểm) thích đau (1 điểm) + Không đáp ứng lời nói (1 điểm)
  8. Đánh giá rối loạn ý thức bị loại trừ theo thang điểm Glasgow (1974) - Đáp ứng vận động: (tổng là 15 điểm) + Thực hiện vận động theo đúng - Hôn mê sâu: Glasgow ≤ 8 điểm yêu cầu (6 điểm) - Hôn mê vừa : Glasgow 9-12 + Đáp ứng vận động phù hợp với điểm kích thích đau (5 điểm) - Hôn mê nhẹ : Glasgow ≥ 13 + Đáp ứng vận động không phù điểm hợp với kích thích đau (4 điểm) Tiến triển: Các hội chứng ý thức + Co cứng kiểu mất tiểu não (3 bị loại trừ có thể đi từ u ám điểm) đến hôn mê, hoặc xuất hiện + Duỗi cứng kiểu mất não (2 ngay H/C hôn mê tuỳ theo điểm) cường độ tác động của nhân + Không đáp ứng với kích thích tố có hại đối với hoạt động của đau (1 điểm) não.
  9. Các hội chứng rối loạn ý thức. Các hội chứng ý thức bị mù đặc điểm chung  Người bệnh tách rời khỏi thế giới bên ngoài: Tri giác khó khăn hoặc mất tri giác sự vật xung quanh.  Người bệnh có rối loạn nhiều hoặc mất các năng lực định hướng.  Tư duy rời rạc, phán đoán suy yếu hoặc không phán đoán được.  Nhớ từng mảng hoặc quên các sự việc xảy ra trong cơn.
  10. Các hội chứng rối loạn ý thức. a. Hội chứng mê sảng:  Năng lực định hướng: Định hướng về môi trường xung quanh bị rối loạn nặng nhất. ..  Rối loạn tri giác: Có rất nhiều ảo tưởng, ảo ảnh, ảo giác và mang tính chất rùng rợn ghê sợ, ..  Rối loạn tư duy: Hay gặp là các hoang tưởng cảm thụ ..  Rối loạn cảm xúc: Thường biểu hiện căng thẳng, hoảng hốt, lo âu  Rối loạn hành vi: Người bệnh là khán giả của các AG.Hành vi rối loạn thường phù hợp với nội dung ảo giác, thường mang tính chất kích động, tấn công nguy hiểm.  Rối loạn trí nhớ: Sau cơn thì người bệnh nhớ rời rạc hoặc nhớ từng mảng cảnh mê sảng và cảnh thực. Bệnh thường nặng về chiều tối, ….  gặp trong các trạng thái loạn thần cấp như nhiễm độc, nhiễm khuẩn
  11. Các hội chứng rối loạn ý thức. b. Hội chứng mê mộng: Trạng thái rối loạn ý thức vừa giống như cảnh chiêm bao vừa giống cảnh thực.  Năng lực định hướng : Định hướng về bản thân bị rối loạn nặng nhất.  Rối loạn tri giác: Các ảo gíac phần lớn là những cảnh tượng thần bí, cảnh thần tiên, …  Rối loạn tư duy: Thường gặp là các hoang tưởng cảm thụ, .., cũng có thể có trầm cảm với hoang tưởng mở rộng ..  Rối loạn cảm xúc: thường là cảm xúc say đắm, thích thú.  Rối loạn hành vi: Người bệnh vừa là khán giả vừa là diễn viên của các ảo giác thường không ăn khớp với nội dung cảnh mộng, Người bệnh thấy mình đang tham gia diễn cùng ảo giác,  - Rối loạn trí nhớ: nhớ rất chi tiết cảnh mộng, còn cảnh thực xen kẽ vào thì nhớ rất ít hoặc không nhớ gì cả.  thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt..
  12. Các hội chứng rối loạn ý thức. c. Hội chứng lú lẫn: Rối loạn ý thức nặng nhất trong các loại ý thức mù mờ  Năng lực định hướng: Định hướng xung quanh và bản thân bị rối loạn trầm trọng  Rối loạn tri giác: ảo giác xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc và thường xuất hiện về đêm.  Rối loạn tư duy: Hoang tưởng lẻ tẻ, rời rạc, thường xuất hiện về đêm.  Rối loạn cảm xúc: Hết sức không ổn định, thường bàng hoàng ngơ ngác, bất lực trước mọi vấn đề.  Rối loạn hành vi: Người bệnh kích động trong phạm vi giường nằm, động tác rời rạc vô nghĩa, về đêm kích động giống mê sảng  Rối loạn trí nhớ: Sau trạng thái lú lẫn, người bệnh quên tất cả.  gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, trong các bệnh thực thể não.  có thể kéo dài hàng tuần, có khi hàng tháng.
  13. Các hội chứng rối loạn ý thức. d. Hội chứng hoàng hôn: Là trạng thái ý thức bị thu hẹp, nửa tối nửa sáng, mờ mờ.  Năng lực định hướng : Đang bt thì đột ngột mất toàn bộ năng lực định hướng.  Rối loạn tri giác: ảo thị ghê sợ, rùng rợn  Rối loạn tư duy: Hoang tưởng cảm thụ cấp.  Rối loạn cảm xúc: Căng thẳng, thường hỗn hợp giữa cảm xúc buồn rầu, lo lắng và hung dữ.  Rối loạn hành vi: kích động hết sức nguy hiểm, …do sự phối hợp giữa ảo giác, hoang tưởng cảm thụ cấp với cảm xúc căng thẳng, lo âu giận dữ.  Rối loạn trí nhớ: Quên tất cả sau cơn, …  Thường gặp nhất trong bệnh động kinh, có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng ở não.
  14. Cảm ơn sự theo dõi của các đồng nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0