intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng SLB hệ tiết niệu - BS. Phan Thanh Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:41

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng SLB hệ tiết niệu do BS. Phan Thanh Sơn biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đặc điểm chức phận thận; Cơ chế các triệu chứng nước tiểu; Cơ chế các triệu chứng về máu; Cơ chế các triệu chứng lâm sàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng SLB hệ tiết niệu - BS. Phan Thanh Sơn

  1. SLB HỆ TIẾT NIỆU BS. Phan Thanh Sơn Bộ môn MD-SLB Đại học Y Dược Huế
  2. NHẮC LẠI ĐẶC ĐIỂM CHỨC PHẬN THẬN 1. Sự phân bố máu và lưu lượng máu đến thận 1.1. Phân bố Thận nhận được 1100ml máu/phút, 90% hân bổ ở vỏ thận, tủy thận chỉ có 10%. Giữa vùng vỏ và vùng tủy còn có các shunt nối tắt động-tĩnh mạch nên máu có thể chảy tắt không qua vùng vỏ. Đặc điểm nầy cho thấy khi có thiếu máu xảy ra thì vùng vỏ nhạy cảm với thiếu máu hơn vùng tủy (thiểu và vô niệu, hoại tử vỏ thận) ngược lại khi có nhiễm trùng thì vùng tủy bị nhiễm sớm hơn và nặng hơn vùng vỏ.
  3. NHẮC LẠI ĐẶC ĐIỂM CHỨC PHẬN THẬN 1. Sự phân bố máu và lưu lượng máu đến thận 1.2. Lưu lượng: Phụ thuộc: 1.2.1. Huyết áp động mạch Động mạch đến thận ngắn, xuất phát trực tiếp từ động mạch chủ nên áp lực tại mao mạch cầu thận rất cao (Pg = 65-75mmHg) 1.2.2. Thể tích máu lưu lượng máu đến thận chiếm 20-25% cung lượng tim khiến cho thận có thể nhận được toàn bộ thể tích máu tuần hoàn trong vòng 5 phút.
  4. NHẮC LẠI ĐẶC ĐIỂM CHỨC PHẬN THẬN 2. Sự lọc máu của tiểu cầu thận 2.1. Áp lực giúp lọc máu là áp lực thủy tĩnh của máu trong mao mạch vi cầu (Pg=75mmHg). 2.2. Áp lực chống lại sự lọc máu - Áp lực keo trong máu mao mạch vi cầu (Po=25mmHg). - Áp lực thủy tĩnh của nước tiểu trong nang Bowman (Pc=10mmHg+10mmHg áp lực mô kẽ thận). Pf = Pg - ( Po + Pc ) = 75 - (25 + 20) = 30mmHg  
  5. NHẮC LẠI ĐẶC ĐIỂM CHỨC PHẬN THẬN 3. Sự tái hấp thu và bài tiết của ống thận Phụ thuộc vào 3 yếu tố: - Sự bình thường của mạch máu nuôi dưỡng ống thận. - Sự nguyên vẹn của các tế bào ống thận. - Sự thông thương trong lòng ống thận. Các trường hợp gây thương tổn một trong 3 yếu tố trên đều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hấp thu và bài tiết của ống thận.  
  6. CƠ CHẾ CÁC TRIỆU CHỨNG NƯỚC TIỂU 1.Protein niệu Gọi là protein niệu khi protein trong nước tiểu vượt quá giới hạn cho phép > 200mg/ngày. Nguyên nhân protéin niệu
  7. Protéin niệu Cơ chế protéin niệu - Protéin niệu trước thận - Protéin niệu cầu thận do tăng lọc - Protéin niệu cầu thận do tăng khuyếch tán - Protéin niệu ống thận do giảm hấp thu - Protéin niệu sau thận
  8. Protéin niệu Tóm lại, protein niệu có thể do một hoặc nhiều cơ chế trên gây ra, nó có thể sinh lý hoặc bệnh lý nhưng nếu có với số lượng nhiều và có thường xuyên thì bao giờ cũng mang ý nghĩa bệnh lý và rất có giá trị trong chẩn đoán. Vì vậy, xét nghiệm protein niệu là một xét nghiệm cơ bản và không thể thiếu được trong hồ sơ bệnh án niệu khoa.
  9. CƠ CHẾ CÁC TRIỆU CHỨNG NƯỚC TIỂU 2.Huyết niệu Gọi là protein niệu khi protein trong nước tiểu vượt quá giới hạn cho phép > 200mg/ngày. Nguyên nhân huyết niệu
  10. Huyết niệu Cơ chế huyết niệu Sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu có thể là do: - vỡ mạch máu đường tiết niệu - thương tổn mao mạch cầu thận. Lưu ý huyết niệu đại thể thường có nguyên nhân ở đường tiểu hơn là ở thận.
  11. CƠ CHẾ CÁC TRIỆU CHỨNG NƯỚC TIỂU 3. Mủ niệu Hiện tượng bài xuất mủ vào trong nước tiểu. Mủ là các tế bào bạch cầu hạt trung tính bị thoái hóa với số lượng nhiều và kết lại thành đám. Nguyên nhân mủ niệu - Nhiễm trùng đường tiểu trên: viêm, lao thận, bội nhiễm trong u, sỏi, dị dạng, hẹp lổ niệu quản,... - Nhiễm trùng đường tiểu dưới: viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm quy đầu, bội nhiễm trong u bàng quang, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo, dò rỉ từ ổ nung mủ kế cận như áp xe túi cùng Douglas, ruột thừa,...
  12. Cơ chế bệnh sinh
  13. CƠ CHẾ CÁC TRIỆU CHỨNG NƯỚC TIỂU 4. Trụ niệu Là những khuôn của ống thận được tạo thành trong nhánh lên của quai Henlée và ống lượn xa, kết quả của sự sự đông vón các protein có mặt trong nước tiểu ống thận. Cơ chế tạo trụ - Nguyên liệu - Protein: protein của máu (albumin, globulin) không được tái hấp thu hết, hoặc protein từ chất nhầy tế bào thận hoặc của các sản phẩm thoái hóa ống thận. - Lipid: bài xuất trong nước tiểu.
  14. Trụ niệu Trụ niệu - Chất phụ gia Trụ niệu có thể đơn thuần được cấu tạo bởi protid, lipid hoặc cũng có thể có thêm các tế bào như hồng cầu, bạch cầu, tế bào thượng bì,... bị bao bọc trong trụ niệu. Căn cứ vào sự có mặt hay không của các chất phụ gia nầy mà người ta phân biệt: - Trụ đơn thuần: trụ trong, trụ mỡ. - Trụ tế bào: trụ hồng cầu, trụ bạch cầu, trụ biểu mô,...
  15. Trụ niệu Trụ niệu - Yếu tố tán trợ Có 3 yếu tố làm dễ cho sự hình thành trụ: - Dòng chảy của nước tiểu giảm, - pH nước tiểu acid, - Tỷ trọng của nước tiểu cao. - Giá trị chẩn đoán Tùy từng loại trụ, mỗi loại có một giá trị nhất định trong định hướng chẩn đoán.
  16. CƠ CHẾ CÁC TRIỆU CHỨNG NƯỚC TIỂU 5. Vô niệu là tình trạng không có nước tiểu trong bàng quang  hoặc có rất ít (100ml/24g, có tác giả cho rằng 
  17. CƠ CHẾ CÁC TRIỆU CHỨNG VỀ MÁU 1. Tăng urê máu Thận thải 90% urê của cơ thể, khi thận suy thì urê bị ứ lại trong máu nhưng nồng độ urê máu không phải bao giờ cũng phản ảnh trung thực chức năng thận. Trong trường hợp urê cao mãn tính, cơ thể dần dần tạo được thế cân bằng giữa nồng độ urê trong máu và trong nước tiểu. Trong trường hợp nầy urê mới phản ảnh trung thực chức năng của thận ta có thể dựa vào đó để đánh giá mức độ suy thận. Trên thực tế, khi nồng độ urê máu tăng mãn tính lên đến 1g/l thì khi đó, chức năng của thận đã bị sút giảm ít nhất là 50%.
  18. CƠ CHẾ CÁC TRIỆU CHỨNG VỀ MÁU 2. Giảm pH máu, nhiễm acid Suy thận thường dẫn đến nhiễm acid cơ chế là do: - Các chất acid lưu định do chuyển hóa cơ thể tạo ra (a. glutamic, a. tartric, a.hypuric, a. amin thơm,...) tăng lên trong máu do không được thận bài tiết ra ngoài. - Thận suy nên ống thận giảm tái hấp thu NaHCO3 , giảm tạo hoặc tạo không đủ NH2+ , các chất bazơ đệm (Na+, K+,...) sẽ thế chổ cho nó làm nhiễm acid nặng thêm. - Ứ trệ urê trong máu. có thể biểu hiện bằng nhịp thở Kussmaul.
  19. CƠ CHẾ CÁC TRIỆU CHỨNG VỀ MÁU 3. Giảm số lượng hồng cầu (Thiếu máu) - Giảm số lượng các nephron hoạt động nên không tiết đủ erythropoietin để kích thích tủy xương sinh sản hồng cầu. - Hoạt động tạo máu của tủy xương bị ức chế bởi các độc chất khác nhau ứ lại trong suy thận. - Xuất huyết vì loét tiêu hóa, mất protid gây thiếu nguyên liệu tạo máu hoặc do xu hướng dễ chảy máu, do hiện tượng loãng máu phụ trợ thêm vào đó.
  20. CƠ CHẾ CÁC TRIỆU CHỨNG VỀ MÁU 4. Rối loạn nước-điện giải • Nước Trong giai đoạn đầu của suy thận bệnh nhân có đa niệu gây mất nước. Do đó nếu bù không đủ nước sẽ làm trầm trọng lên tình trạng suy thận vì lọc cầu thận giảm. Ngược lại, nếu bù quá nhiều nước sẽ dễ gây hạ natri máu và ngộ độc nước do bệnh nhân bị suy thận bài tiết nước chậm hơn người bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2