Bài giảng Tai biến truyền máu
lượt xem 1
download
Bài giảng Tai biến truyền máu trình bày các nội dung: Phân loại tai biến truyền máu; Các tai biến có thể gây tử vong; Phản ứng tan máu cấp do truyền máu; Phản ứng sốt không do tan máu; Phù phổi không do bệnh tim; Đồng miễn dịch; Bệnh mảnh ghép chống túc chủ; Biến chứng do truyền máu lượng lớn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tai biến truyền máu
- 07/01/2016 TAI BIẾN TRUYỀN MÁU Tai biến truyền máu là tất cả các phản ứng có hại liên quan đến việc truyền máu xảy ra trên bệnh nhân trong và sau khi truyền máu 1
- 07/01/2016 Phân loại tai biến truyền máu Cấp Mạn Do miễn - Tan máu cấp - Tan máu muộn dịch - Sốt không do tan máu - Đồng miễn dịch - Dị ứng - Bệnh mảnh ghép chống - Phản vệ túc chủ - Phù phổi không do bệnh tim Không do - Nhiễm khuẩn - Dư sắt (nhiễm miễn dịch - Quá tải tuần hoàn hemosiderin) - Các tai biến do truyền máu khối lượng lớn Các tai biến có thể gây tử vong Tan máu cấp Phù phổi không do bệnh tim Nhiễm khuẩn Phản vệ Bệnh mảnh ghép chống túc chủ 2
- 07/01/2016 Phản ứng tan máu cấp do truyền máu Khái niệm: Xảy ra rất sớm sau truyền chế phẩm hồng cầu không tương hợp Hồng cầu bị phá hủy nhanh chóng Triệu chứng LS có thể xảy ra sau vài phút truyền máu Phản ứng tan máu cấp do truyền máu Bệnh sinh Thường do truyền hồng cầu không tương đồng hệ nhóm máu ABO. Kháng thể IgM anti-A hoặc anti-B sẽ ngưng kết các hồng cầu có kháng nguyên tương ứng được truyền vào hoạt hoá bổ thể tan máu nội mạch. choáng, suy thận cấp và đông máu rải rác nội mạch tử vong. Có thể gây tan máu ngoại mạch Anti-K, anti-Jka 3
- 07/01/2016 Phản ứng tan máu cấp do truyền máu Lâm sàng Sốt, lạnh run, đau ngực, đau lưng, đau tại vị trí truyền máu, nôn mửa, khó thở, đái huyết sắc tố, vô niệu, xuất huyết, hạ huyết áp và choáng. Bệnh nhân đang được gây mê hạ huyết áp không điều chỉnh được đái huyết sắc tố xuất huyết ồ ạt. Phản ứng tan máu cấp do truyền máu Dự phòng xác định chính xác mẫu nghiệm, bệnh nhân định lại nhóm máu và thử phản ứng chéo tại giường trước khi truyền máu. Điều trị ngừng truyền máu ngay lưu kim truyền Điều trị: nâng huyết áp và duy trì dòng máu qua thận bằng truyền dịch và dùng thuốc lợi tiểu. kiểm tra lại ngay nhóm máu và thủ tục chuyên môn. Xét nghiệm tìm huyết sắc tố trong huyết thanh và nghiệm pháp Coombs Đánh giá tình trạng tan máu bằng định lượng LDH và đo hematocrit. Bilirubin gián tiếp huyết thanh sẽ tăng cao sau đợt tan máu cấp 3- 6 giờ 4
- 07/01/2016 Phản ứng tan máu muộn do truyền máu Khái niệm Thường xảy ra ở bệnh nhân đã được miễn dịch tạo ra kháng thể (do truyền máu trước đó hay do mang thai) nhưng do hiệu giá thấp chúng ta không phát hiện được bằng phản ứng chéo. Triệu chứng lâm sàng thường nhẹ Phản ứng tan máu muộn do truyền máu Bệnh sinh miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát chống lại các đồng kháng nguyên hồng cầu (kháng nguyên của các hệ Kell, Duffy, Kidd hoặc Rh). Kháng thể xuất hiện 1- 2 tuần sau khi bệnh nhân tiếp xúc với kháng nguyên lạ. Đáp ứng thứ phát sảy ra đặc hiệu ở bệnh nhân đã bị mẫn cảm trước đó nhưng hiệu giá kháng thể giảm xuống dưới mức có thể phát hiện được. Sau khi tiếp xúc lại với kháng nguyên hồng cầu, hiệu giá kháng thể (thường là IgG) sẽ tăng lên nhanh chóng sau 1- 5 ngày. Kết hợp KN-KT gây tan máu ngoại mạch 5
- 07/01/2016 Phản ứng tan máu muộn do truyền máu Lâm sàng Nhẹ, có thể không có biểu hiện lâm sàng, Biểu hiện đầu tiên có thể chỉ là hiện tượng giảm huyết sắc tố không xác định được. Tr/c: sốt, lạnh run, thiếu máu, vàng da. Phản ứng tan máu muộn do truyền máu Dự phòng và điều trị Chủ yếu là phòng ngừa Bệnh nhân nghi ngờ có phản ứng tan máu muộn: x/n Coombs trực tiếp, gián tiếp. Di chứng của tan máu muộn thường ít nặng nề. Tuy nhiên, cần diều trị tích cực hơn đối với bệnh chính của bệnh nhân. 6
- 07/01/2016 Phản ứng sốt không do tan máu Khái niệm Chiếm khoảng 1% Là 1 trong những tai biến thường gặp nhất Tăng ≥ 10C trong vòng 8h kể từ khi truyền máu và không do nguyên nhân nào khác Phản ứng sốt không do tan máu Bệnh sinh Do xuất hiện các kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân chống lại các kháng nguyên trên bạch cầu. KT đặc hiệu HLA hoặc kháng nguyên bạch cầu hạt. Thường thấy ở bệnh nhân được truyền máu nhiều lần hoặc phụ nữ đẻ nhiều lần, đã tiếp xúc nhiều lần với kháng nguyên. Tương tác kháng nguyên - kháng thể dẫn tới hoạt hoá bổ thể và phóng thích ra các chất gây sốt (IL1). 7
- 07/01/2016 Phản ứng sốt không do tan máu Lâm sàng Sốt, rét run trong hoặc ngay sau khi truyền máu. Nhẹ, lành tính Phản ứng sốt không do tan máu Dự phòng và điều trị Chẩn đoán bằng cách loại trừ các tình trạng khác Tình trạng sốt và lạnh run thường đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt. Nếu phản ứng sốt tái diễn, nên dùng lọc bạch cầu để loại bỏ bạch cầu khỏi khối hồng cầu, máu toàn phần hoặc khối tiểu cầu, ngăn ngừa phản ứng sốt trong những lần truyền máu sau. 8
- 07/01/2016 Phù phổi không do bệnh tim Bệnh sinh Do ngưng kết tố bạch cầu Các kháng thể này thường gặp hơn ở phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần. hoạt hoá bổ thể sinh ra các độc tố phản vệ tổn thương mao mạch phổi. Phù phổi không do bệnh tim Lâm sàng Thường biểu hiện phù phổi cấp, đôi khi kịch phát mà không có bằng chứng suy thất trái, kèm theo sốt và lạnh run 9
- 07/01/2016 Phù phổi không do bệnh tim Dự phòng và điều trị Ngừng truyền máu ngay và tìm nguyên nhân của phù phổi. Thông khí tích cực và dùng corticoid truyền tĩnh mạch. Tìm ngưng kết tố bạch cầu. Truyền chế phẩm không có bạch cầu. Dị ứng Khái niệm Dị ứng là 1 tai biến thường gặp nhất Phản vệ cũng là biểu hiện của dị ứng nhưng ở mức độ nặng hơn 10
- 07/01/2016 Dị ứng Bệnh sinh Huyết tương của người cho các các protein lạ Huyết tương của người cho các các IgE phản ứng với protein của người nhận KN-KT giải phóng histamin, leucotrien người , nổi ban Dị ứng Lâm sàng Nhẹ Nổi mề đay, ngứa Thường không sốt 11
- 07/01/2016 Dị ứng Dự phòng và điều trị Kháng histamin, tạm ngừng truyền có thể dùng thuốc trước khi truyền BN có tiền sử nổi mề đay cần loại bỏ huyết tương khỏi khối tế bào (hồng cầu rửa) Phản vệ Khái niệm Là phản ứng quá mẫn typ 1 Có thể gây sốc, tử vong Có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể 2 tr/c giúp phân biệt với tai biến khác: Không sốt Xảy ra sau khi truyền chỉ vài ml máu 12
- 07/01/2016 Phản vệ Bệnh sinh BN không có IgA có thể tạo anti-IgA. Máu truyền vào có IgA xảy ra tao biến 1/700 không có IgA, tuy nhiên tai biến phản vệ hiếm khi xảy ra Tr/c là do phóng thích Histamin, leukotrien Phản vệ Lâm sàng khó thở co thắt phế quản buồn nôn, nôn mửa ỉa chảy tụt huyết áp 13
- 07/01/2016 Phản vệ Dự phòng và điều trị Ngừng truyền máu ngay Điều trị nâng huyết áp, dùng adrenalin, corticoid và chống suy hô hấp BN có hiệu giá anti IgA trên 1/256 và bệnh nhân đã từng bị phản vệ truyền máu từ người thiếu IgA hồng cầu rửa truyền máu tự thân Đồng miễn dịch Khái niệm BN tiếp xúc với KN trước đó do truyền máu hay mang thai tạo kháng thể Phản ứng đồng miễn dịch cơ thể gây nên Khó tìm túi máu tương thích Các tai biến truyền máu do miễn dịch Truyền tiểu cầu không hiệu quả 14
- 07/01/2016 Đồng miễn dịch Bệnh sinh Trừ sinh đôi, không có hai người hoàn toàn giống nhau khi truyền máu, ghép tang, mang thai luôn luôn tạo kháng thể chống lại kháng nguyên (HC,TC,BC) mà họ không có Tiếp xúc lần đầu: KT là IgM Lần hai: IgG, tăng rất nhanh (sau 2 ngày) Đồng miễn dịch Lâm sàng Các triệu chứng của tai biến truyền máu do MD Tan máu cấp, muộn, sốt, truyền tiểu cầu không hiệu quả ….. 15
- 07/01/2016 Đồng miễn dịch Dự phòng và điều trị Cần phát hiện kháng thể bất thường Coombs gián tiếp Panel hồng cầu để định danh kháng thể Dùng chế phẩm nghèo bạch cầu Sử dụng khối tiểu cầu phù hợp HLA cho bệnh nhân không đáp ứng với truyền khối tiểu cầu Bệnh mảnh ghép chống túc chủ (GVHD) Bệnh sinh Truyền lymphocyte cho BN bị suy giảm miễn dịch trầm trọng. Lymphocyte T người cho sẽ tăng sinh và đáp ứng với kháng nguyên HLA của người nhận. GVHD có thể gặp sau truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, khối bạch cầu hạt; không gặp sau truyền chế phẩm huyết tương 16
- 07/01/2016 Bệnh mảnh ghép chống túc chủ (GVHD) Lâm sàng Sốt, rối loạn chức năng gan, ỉa chảy, sẩn da dạng ban đỏ lan toả, giảm tế bào máu ngoại vi. GVHD do truyền máu thường xuất hiện triệu chứng sau 30 ngày. Tử vong cao, chủ yếu do nhiễm trùng Bệnh mảnh ghép chống túc chủ (GVHD) Dự phòng và điều trị Thuốc ức chế miễn dịch và thuốc độc tế bào như corticoid, ATG, methotrexat và cyclosporin A, Chiếu xạ các chế phẩm máu có tế bào. Chỉ định chiếu xạ ghép tuỷ xương hội chứng suy giảm miễn dịch di truyền các bệnh ác tính gây ức chế miễn dịch truyền thay máu trong tử cung 17
- 07/01/2016 Các bệnh nhiễm trùng Virus Ký sinh trùng Vi khuẩn: có thể gây sốc NT tử vong Xảy ra khi lấy máu, sản xuất, bảo quản Cần quan sát túi máu trước khi phát Tan máu Các cục máu đông Thay đổi màu sắc hồng cầu: nâu, tía Cần truyền máu trong vòng 4 h Quá tải tuần hoàn Lâm sàng: Bệnh nhân bệnh tim, bệnh phổi, thiếu máu mạn tính không chịu đựng được tình trạng tăng thể tích máu do truyền máu triệu chứng quá tải tuần hoàn như khó thở, xanh tím và phù ngoại vi. Điều trị: Ngừng truyền ngay và sử trí tình trạng quá tải (lợi tiểu, thở oxy). Ơ bệnh nhân có nguy cơ, nên truyền hồng cầu khối, truyền chậm và tăng tốc độ truyền từ từ. 18
- 07/01/2016 Nhiễm hemosiderin Lâm sàng: Mỗi đơn vị máu (450ml) chứa khoảng 200 mg sắt, TM thường xuyên tích tụ sắt ở tổ chức Nhiễm hemosiderin có thể gây tổn thương gan, rối loạn nội tiết hoặc rối loạn chức năng tim... Điều trị: Định lượng sắt và feritin huyết thanh Sử dụng deferoxamin để thải sắt Nên duy trì hàm lượng huyết sắc tố của bệnh nhân ở mức chấp nhận được. Biến chứng do truyền máu lượng lớn Truyền máu lượng lớn thay thế tổng thể tích máu của bệnh nhân trong 24 giờ gặp trong chấn thương nặng, phẫu thuật mạch máu có biến chứng, ghép gan 19
- 07/01/2016 Biến chứng do truyền máu lượng lớn Rối loạn đông máu Nhiễm độc citrat Hạ thân nhiệt Mất thăng bằng toan - kiềm Mất cân bằng Kali Chấn thương hồng cầu do cơ học Rối loạn đông máu Lâm sàng: do tiểu cầu và các yếu tố đông máu đã bị huỷ một phần trong thời gian bảo quản nên khi truyền máu lượng lớn, làm pha loãng các yếu tố này gây xuất huyết. Dự phòng: theo dõi các xét nghiệm đông máu khi truyền máu lượng lớn để bù đắp đủ tiểu cầu và các yếu tố đông máu. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên)
27 p | 403 | 76
-
BÀI GIẢNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 6)
6 p | 211 | 56
-
Chuyên đề laser bán dẫn – Bài 2: Điều trị di chứng tai biến mạch máu não (Kỳ 1)
6 p | 261 | 48
-
PHỤC HỒI DI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
16 p | 252 | 37
-
ĐẠI CƯƠNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 1)
5 p | 226 | 30
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Tai biến mạch máu não
7 p | 139 | 17
-
ĐẠI CƯƠNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 3)
5 p | 109 | 16
-
CÁC TAI BIẾN TRUYỀN MÁU MUỘN
6 p | 97 | 15
-
CÁC TAI BIẾN TRUYỀN MÁU SỚM
7 p | 136 | 15
-
ĐẠI CƯƠNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 7)
5 p | 124 | 13
-
ĐẠI CƯƠNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 4)
6 p | 118 | 12
-
Bài giảng Cách sử dụng máu và các chế phẩm từ máu - ThS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Thanh
55 p | 94 | 10
-
Bài giảng Các dung dịch và chế phẩm máu thường dùng trong hồi sức - BS. Phan Văn Dũng
56 p | 103 | 9
-
Bài giảng Các chế phẩm máu - Võ Thị Kim Hoa
10 p | 117 | 8
-
Bài giảng Bệnh học huyết học - Bài 1: An toàn truyền máu và xử lý tai biến truyền máu
5 p | 74 | 8
-
Bài giảng Sử dụng máu trong điều trị và tai biến trong truyền máu
38 p | 19 | 3
-
Bài giảng An toàn truyền máu - Bs Nguyễn Thị Lưu Ngân
24 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn