Bài giảng Tăng động giảm chú ý ADHD - BS. Võ Thị Khánh Nguyệt
lượt xem 36
download
Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng "Tăng động giảm chú ý ADHD" được biên soạn bởi bác sĩ Võ Thị Khánh Nguyệt. Bài giảng này sẽ nắm được các nội dung kiến thức cần thiết hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập đạt hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tăng động giảm chú ý ADHD - BS. Võ Thị Khánh Nguyệt
- TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý ADHD ( BỆNH THIẾU CHÚ Ý VÀ QUÁ HIẾU ĐỘNG ) ATTENTION DEFICIT HYPERACTIVE DISORDER BS CKII VÕ THỊ KHÁNH NGUYỆT 11/30/14
- ADHD Có phổ biến ? Rất phổ biến và tiến triển mãn tính. Rối loạn Tâm TKinh hay gặp ở trẻ em. Bé Trai gấp 3-4 lần gái . Mãn tính : ( diễn tiến…theo các giai đoạn) – Ấu thơ ( 5%- 18%) – Vị thành niên : 9.6% – Trưởng thành :4.4% 11/30/14
- Một nghiên cứu ADHD năm 2000 : Học sinh tiểu học có 6,6% Học sinh trung học cơ sở là 4,29%, Phổ thông trung học là 2,63%. Bệnh xuất hiện trong mọi tầng lớp xã hội và thường được phát hiện trước 7 tuổi. 70% trẻ vẫn tiếp tục biểu hiện hội chứng này cho đến tuổi trưởng thành. 11/30/14
- Việt Nam ? Chưa có khảo sát nào trên phạm vi toàn quốc Khoảng 6.5 % trẻ có biểu hiện ADHD phía Nam Khảo sát :(trong 1 lớp 20 H/S có 1 trẻ ADHD) – Vĩnh Long :2009 (BSCKII Phạm Hoài Danh) – TP HCM : 2010 ( Ths BS Cù Huy Ngoạn ) 11/30/14
- Ta thường nghe cha mẹ than: "Thằng nhỏ này 'quậy' lắm. Nó không lúc nào ngồi yên" "Thằng nhỏ này bị cô giáo mét hoài vì tội nghịch phá trong lớp" hoặc …Lóc chóc …. Hiếu động … "Thằng này quên đủ thứ..." Ngành Y đã để ý đến những đứa nhỏ hay bị than phiền này từ lâu. Nhưng năm 1998, ADHD mới chính thức được công nhận bệnh . Vậy ADHD là gì? 11/30/14
- Đây là một bệnh kinh niên, xảy ra từ lúc nhỏ và có thể kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Khi mắc bệnh này thường không thể chú ý được lâu, không thể ngồi yên lâu và hay hành động một cách bộc phát, không kềm chế được . Bệnh nhân thường hay bị la mắng đưa đến sự mặc cảm và có thể gây ra nhiều trở ngại trong đường học vấn , trong việc làm cũng như trong những mối liên hệ với người khác. 11/30/14
- Bệnh ADHD cần phải được nhận dạng và điều trị. Thuốc uống và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp chữa cần được thực hành song song Giúp các em này thành công trên đường học vấn và có một đời sống vui vẻ, tốt đẹp hơn. 11/30/14
- Quan niệm sai lầm phổ biến Chỉ là “ Bản chất xấu vốn có” ở trẻ. Tạm thời khi lớn sẽ hết Bị ADHD ko thông minh bằng trẻ thường. Lười biếng chưa cố gắng hết sức . Thất bại của cha mẹ trong vấn đề kỷ luật . ADHD chỉ cần chẩn đoán và điều trị tâm lý giáo dục là đủ . ADHD Không có thật . 11/30/14
- Triệu chứng 1/ Triệu chứng thiếu chú ý: Không chú ý chi tiết : - Trong khi chơi một trò chơi hay làm một công việc gì - Khi người khác nói với mình, tức không chú ý đến lời người khác nói - Công việc thiếu óc tổ chức . - Thường tránh hoặc không thích làm những việc cần sự chú ý lâu dài như bài làm ở trường hay ở nhà. – Lời nói bài vở … - Thường hay làm mất đồ dùng như sách, bút, đồ chơi... - Dễ lo ra - Hay quên 11/30/14
- 2.Triệu chứng quá hiếu động và bốc đồng : Tay chân hay ngó ngoáy và ngồi không yên Hay bỏ chỗ đi ra ngoài nơi lớp học hay rạp hát, (những nơi cần ngồi yên lâu và chú ý lâu) Chạy nhảy, leo trèo ở những nơi không thích h ợp. Trẻ lớn hơn trong tuổi vị thành niên không leo trèo nh ưng s ẽ cảm thấy bứt rứt không ngồi yên được. Không chơi một cách yên lặng được. Lúc nào cũng có vẻ như bận rộn hay nh ư đang b ị v ặn máy chạy Nói chuyện không ngừng Không chờ đến phiên mình được cắt lời người khác hoặc xen vào một việc hay trò ch ơi gì Hay11/30/14 đó.
- Trẻ em BT cũng có một hay nhiều triệu chứng nêu trên. ( Cần phân biệt ) Cha mẹ nghĩ ADHD khi một em nhỏ 3 tuổi không thể ngồi yên nghe đọc hết một chuyện cổ tích chẳng hạn. Nhưng trẻ ở tuổi này thường có một sức chú ý ngắn một chuyện thông thường ở tuổi này. Ngay cả ở các em lớn hơn, tuổi “teen” chẳng hạn, sức chú ý của các em có thể thay đổi tùy theo công việc. Thích hay ko? có thể chơi video game hay nói chuyện hằng giờ với bạn bè nhưng kém chú ý và tập trung hơn khi làm bài ở nhà. 11/30/14
- Vấn đề quá hiếu động : Phần lớn trẻ em đều năng động và có thể vẫn còn ch ạy nhẩy hoạt động lâu Tuy nhiên, trẻ ADHD thường dễ bị khích động bởi hình ảnh, tiếng động hay đụng chạm. Chúng thường trở thành bứt rứt và có thể trở nên x ấn x ổ, cả về hành động lẫn lời nói. Ngược lại, trẻ thiếu chú ý nhưng không hiếu động th ường như đắm chìm vào thế giới riêng của chúng, không để ý đến những chuyện xẩy ra chung quanh. Đa số các em bệnh ADHD không có hết tất cả những triệu chứng nêu trên. 11/30/14
- Ngoài ra, trẻ em trai và trẻ em gái thường có triệu chứng khác nhau: Trẻ em trai thường dễ bị hiếu động hơn, trong khi trẻ em gái thường dễ bị bệnh thiếu chú ý hơn. Trẻ em gái khi không chú ý thường hay mơ mộng lo ra, Con trai khi không chú ý thường cảm thấy bứt rứt, ngồi không yên. Trẻ con trai cũng thường không nghe lời thầy giáo hay người lớn hơn. Do đó, chúng dễ bị "chú ý" hơn. 11/30/14
- Triệu chứng ADHD ở người lớn Triệuchứng bệnh ADHD bao giờ cũng bắt đầu từ tuổi nhỏ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. 3 nhóm triệu chứng chính là Thiếu chú ý Quá hiếu động Hành động bộc phát, nông nổi... cũng xuất hiện ở người lớn. Tuy nhiên, đa số các người lớn bị ADHD thường chỉ có 1 hay 2 nhóm triệu chứng , ít khi có cả 3. 11/30/14
- Người lớn bị chứng thiếu chú ý thường mơ mộng lo ra khi ngồi trong lớp nghe giảng bài hoặc trong những buổi họp và thường không hoàn tất công việc được giao phó. Người lớn bị chứng hiếu động sẽ không chạy nhẩy như trẻ con nhưng ít khi ngồi trong rạp hát coi phim hay nghe nhạc được, có ngồi thì cũng hay thay đổi vị trí, gõ tay chân, vặn vẹo người không yên. Người lớn bị chứng bốc đồng thì khó xếp hàng chờ đợi hoặc gặp kẹt xe thì rất khó chịu, đôi khi lại làm những chuyện nguy hiểm. Người lớn bị ADHD thường vui buồn bất chợt, nóng nẩy, không chịu đựng stress nổi và thường không liên hệ với ai lâu dài được. 11/30/14
- Sinh lý bệnh - Nguyên nhân Nguyên nhân chính xác chưa được tìm ra. Tuy nhiên, nhiều yếu tố như sau đây đã được quan sát thấy: 11/30/14
- 1. Chức năng của Não bộ bị biến đổi: Phần não kiểm soát sự chú ý, hoạch định chương trình và kiểm soát những hoạt động cơ thể hình như là không hoạt động tốt ở những trẻ bị ADHD. Người lớn và trẻ con ADHD có vẻ bị thiếu chất dopamine là một chất hóa học có nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển những tín hiệu thần kinh tới phần não nói trên. 11/30/14
- 2. Di truyền yếu tố bệnh căn được cho là ý nghĩa nhất trong hình thành ADHD. Đa số trẻ ADHD có ít nhất là một thân nhân cũng bị chứng này. 1 / 3 những ông bị ADHD sinh con cũng bị Anh em sinh đôi thường cùng bị ADHD một lượt. 11/30/14
- Yếu tố gia đình Nguy cơ anh chị em : 25-35% Mẹ Bị ADHD : nguy cơ trẻ : 15-20% Cha Bị ADHD : nguy cơ trẻ : 25-30% Cha + Mẹ : nguy cơ trẻ : 55-92 % Sinh đôi cùng trứng : 55-92 % Sinh đôi khác trứng: 30% 11/30/14
- 3. Bà mẹ hút thuốc, dùng ma túy hay bị nhiễm chất độc: Đàn bà mang thai hút thuốc sẽ dễ sinh con bị ADHD. Ngoài ra rượu và ma túy cũng làm giảm hoạt động của loại tế bào thần kinh tiết ra chất dopamine. Những bà bị nhiễm chất độc như PCB hay dioxins cũng dễ sinh con bị ADHD. 11/30/14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Còn ống động mạch
5 p | 179 | 50
-
HỘI CHỨNG LIỆT HAI CHI DƯỚI (Kỳ 1)
5 p | 172 | 26
-
Thuốc giảm đau loại morphin (Kỳ 6)
5 p | 149 | 20
-
BÀI GIẢNG TĂNG HUYẾT ÁP (Kỳ 7)
5 p | 125 | 17
-
Bài giảng Cập nhật về rối loạn tăng động giảm chú ý
41 p | 113 | 17
-
Thị trường kế tự động Humphrey (phần 2)
10 p | 112 | 15
-
Bài giảng bộ môn Sinh lý bệnh: Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt – sốt
50 p | 149 | 11
-
Những căn bệnh có thể sinh ra do thiếu vận động
5 p | 90 | 6
-
FSH TÁI TỔ HỢP TRONG HỖ TRỢ SINH SẢN
11 p | 84 | 6
-
Bài giảng Thông nối cửa chủ bẩm sinh Congenital Portosystemic Shunts – BS.CK2 Nguyễn Hữu Chí
47 p | 121 | 6
-
BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG TÂM BÀO - TAM TIÊU (Kỳ 9)
5 p | 87 | 6
-
Bài giảng Tiếp cận điều trị tăng huyết áp nặng - PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn
31 p | 76 | 5
-
Bài giảng Rối loạn tăng động giảm chú ý - ThS.BSNT. Lê Công Thiện
17 p | 15 | 3
-
Bệnh lý Rối loạn tăng động giảm chú ý
5 p | 110 | 3
-
Thuốc ảnh hưởng đến bài tiết sữa
5 p | 69 | 3
-
TỔNG QUAN HỘI CHỨNG LIỆT HAI CHI DƯỚI
14 p | 89 | 3
-
Bệnh tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành – Phần 5
8 p | 68 | 3
-
Bài giảng Rối loạn tăng động giảm chú ý - BSCK2. Thái Thị Thanh Thủy
65 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn