intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thi công cơ bản - Chương VIII: Những khái niệm chung về bê tông và bê tông cốt thép

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thi công cơ bản - Chương VIII: Những khái niệm chung về bê tông và bê tông cốt thép. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: bản chất của công nghệ bê tông cốt thép đổ tại chỗ; dây chuyền công nghệ thi công bê tông cốt thép đổ tại chỗ;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thi công cơ bản - Chương VIII: Những khái niệm chung về bê tông và bê tông cốt thép

  1. HỌC PHẦN THI CÔNG CƠ BẢN Đặng Xuân Trường Tiến sĩ, Kĩ sư Asean Email: truong.dang@ut.edu.vn dangxuantruong@hcmut.edu.vn Web: dangxuantruong.edu.vn FB: www.facebook.com/bkdxtruong © 2019 BY Đặng Xuân Trường 1
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Kỹ thuật thi công tập 1 & 2– TS. Nguyễn Đình Đức, PGS. Lê Kiều – NXB Xây dựng – Hà Nội 2004.  Kỹ thuật thi công – Nguyễn Đình Hiện – NXB Xây dựng – 2008.  Kỹ thuật thi công 1 – Lê Khánh Toàn – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.  Bài giảng Máy xây dựng– ThS. Đặng Xuân Trường – Trường Đại học GTVT TP.HCM © 2019 BY Đặng Xuân Trường 2
  3. CHƯƠNG VIII: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BT VÀ BTCT Bài 1. Bản chất của công nghệ bê tông cốt thép đổ tại chỗ 1. Khái niệm  Bê tông cốt thép (BTCT) theo TCXD 191- 1996 là hỗn hợp đóng rắn của các vật liệu gồm chất kết dính, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ và nước, có thể có phụ gia hoặc không. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 3
  4.  Vì Bê tông chịu nén tốt và chịu kéo kém nên để khắc phục khả năng chịu kéo của bê tông, ta đặt cốt thép vào vùng chịu kéo của bê tông. Bê tông có đặt cốt thép gọi là bê tông cốt thép.  Các kết cấu bằng BT hay BTCT được thi công theo 2 phương pháp : phương pháp đổ bê tông toàn khối hoặc phương pháp lắp ghép. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 4
  5.  Phương pháp đổ bê tông toàn khối: Các cấu kiện được đúc trực tiếp tại các vị trí trên công trình.  Phương pháp lắp ghép: Các cấu kiện được đúc tại các xí nghiệp, như máy hoặc tại các bãi đúc trên công trường, sau đó chúng được vận chuyển đến nơi xây dựng, rồi dùng cần trục để lắp ghép vào công trình. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 5
  6. 2. Các ưu, nhược điểm của công nghệ thi công bê tông toàn khối Ưu điểm  Kết cấu có độ cứng lớn, chịu lực động tốt.  Có thể đúc được các kết cấu có hình dạng kích thước bất kỳ tùy theo yêu cầu kiến trúc.  Cốt liệu để chế tạo BT như đá, sỏi, cát có sẵn tại các địa phương cần xây dựng. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 6
  7.  Có thể chế tạo được nhiều loại BT có cường độ khác nhau từ 100 - 1200 Kg/cm2, với trọng lượng riêng từ 2000 – 2500 Kg/m3.  Có thể chế tạo các lọai BT có những đặc tính khác nhau như BT chống thấm, bê tông chịu ăn mòn, bê tông cách nhiệt, cách âm...  Có thể cơ giới hóa trong khi thi công.  Giá thành thấp hơn so với các kết cấu khác như thép... © 2019 BY Đặng Xuân Trường 7
  8. Nhược điểm:  Thời gian chờ để kết cấu chịu được lực là khá lâu.  Việc thi công phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.  Các kết cấu có hình dáng to, trọng lượng nặng.  Tốn kém các vật liệu để làm ván khuôn, cột chống... © 2019 BY Đặng Xuân Trường 8
  9. 3. Phạm vi áp dụng:  Công nghệ thi công BTCT toàn khối được áp dụng rộng rãi trong thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi...  Các công trình đặc biệt như xilô, ống khói. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 9
  10. Bài 2. Dây chuyền công nghệ thi công BTCT đổ tại chỗ 1. Dây chuyền công nghệ thi công BTCT đổ tại chỗ  Dây chuyền ván khuôn  Dây chuyền cốt thép  Dây chuyền đổ bê tông © 2019 BY Đặng Xuân Trường 10
  11. 2. Đặc điểm các dây chuyền bộ phận 2.1. Dây chuyền ván khuôn  Là dây chuyền được thực hiện đầu tiên và sau khi đổ bê tông xong.  Gồm các công tác gia công, chế tạo lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, xà gồ, cột chống và sàn thao tác.  Là dây chuyền quyết định tới hình dáng, kích thước và ảnh hưởng tới chất lượng cấu kiện BTCT. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 11
  12. 2.2. Dây chuyền cốt thép:  Được thực hiện sau khi dây chuyền ván khuôn kết thúc (sau phân đọan đầu tiên)  Gồm các công tác: nắn thẳng, đánh gỉ, cắt, uốn và lắp dựng. 2.3. Dây chuyền bê tông:  Được thực hiện sau dây chuyền cốt thép kết thúc (sau phân đọan đầu tiên).  Gồm các công tác: trộn, vận chuyển, rải vào khuôn, đầm và bảo dưỡng bê tông. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 12
  13. 3. Những gián đoạn kỹ thuật Có 2 giai đoạn cơ bản:  Gián đoạn chờ đợi đến khi được phép dựng dàn giáo ván khuôn trên các kết cấu vừa mới đổ bê tông  Gián đoạn chờ đợi bê tông đủ cường độ để có thể tháo dỡ được ván khuôn. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0