intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuốc giảm đau loại Morphin

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

44
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Thuốc giảm đau loại Morphin" giúp người học nêu được mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng của morphin; phân tích được các tác dụng của morphin, từ đó nêu được áp dụng điều trị của morphin; triệu chứng và cách điều trị ngộ độc cấp và mạn của morphin; đặc điểm tác dụng của một số opioid tổng hợp pethidin, pentazocin, methadon, fentanyl, loperamid.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuốc giảm đau loại Morphin

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ MÔN DƯỢC LÝ ThS. Đậu Thùy Dương 1
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nêu được mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng của morphin. 2. Phân tích được các tác dụng của morphin, từ đó nêu được áp dụng điều trị của morphin. 3. Trình bày được triệu chứng và cách điều trị ngộ độc cấp và mạn của morphin. 4. Nêu được đặc điểm tác dụng của một số opioid tổng hợp: pethidin, pentazocin, methadon, fentanyl, loperamid. 2
  3. TÀI LIỆU HỌC TẬP  Dược lý học (tập 1), NXB Giáo dục  Dược lý học lâm sàng, NXB Y học  Tài liệu tham khảo:  Dược thư Quốc gia Việt Nam  Goodman and Gilman: the pharmacological basis of therapeutics.12th, - McGraw- Hill  v.v… 3
  4. Nhắc lại khái niệm về đau  Cảm giác của cơ thể, có tính chất bảo vệ Mất cảm giác đau có nguy hiểm không??  Do kích thích quá mức các dây thần kinh cảm giác  Các chất gây đau:  Histamin  Chất P  Các chất chuyển hóa acid  Các kinin
  5. Phân loại thuốc giảm đau Thuốc giảm đau Thuốc giảm CVKS, Thuốc giảm đau loại paracetamol đau hỗ trợ opioid
  6. Thuốc giảm đau loại opioid  Thuốc giảm đau, gây ngủ  Khác với paracetamol và thuốc CVKS:  Giảm đau nội tạng  Gây ngủ  Gây nghiện => Quy chế kê đơn riêng!  Bao gồm:  Opiat: dẫn xuất của thuốc phiện (opium
  7. Phân loại Theo nguồn gốc Opiod Opioid Opioid Opiat bán (morphin, tổng nội tổng hợp sinh codein) hợp
  8. Nhựa khô của quả cây thuốc phiện: 25 alkaloid Cấu trúc hóa học: -Nhân piperidin – phenanthren: + Morphin, codein…) + Giảm đau, an thần - Nhân benzyl – isoquinolein: + Papaverin Morphin + Giãn cơ trơn 10% Codein 0,5
  9. Các receptor của morphin  3 loại receptor: µ (muy), κ (kappa) và δ (delta).  Phân bố ở nhiều vị trí:  Trung ương: sừng sau tủy sống, đồi thị, chất xám quanh cầu não, não giữa, vùng chi phối hành vi  Ngoại biên: tủy thượng thận, tuyến ngoại tiết của dạ dày, đám rối thần kinh tạng  Tác dụng phức tạp  Kích thích  Ức chế
  10. Các receptor của morphin  Chất chủ vận (opioid agonists)  Chất đối kháng (opioid antagonists)  Chất có tác dụng hỗn hợp (mixed agonist-antagonist):  Chất chủ vận 1 phần (partial agonist)
  11. Đặc điểm tác dụng của morphin  Tác dụng chọn lọc với tế bào TKTƯ, đặc biệt trung tâm đau.  Tác dụng thay đổi theo cơ quan:  Ức chế  Kích thích  Tác dụng thay đổi theo loài:  Hưng phấn  Ức chế
  12. 1. Các tác dụng của morphin Trên thần kinh trung ương -Giảm đau, gây ngủ -Buồn nôn, nôn -Gây sảng khoái -Co đồng tử -Ức chế hô hấp -Giảm thân nhiệt -Ức chế nội tiết Ngoại biên -Cơ trơn -Da: ngứa -Chuyển hóa giảm -Hạ huyết áp
  13. 1.1. Tác dụng trên thần kinh trung ương 1.1.1. Tác dụng giảm đau:  Tác dụng giảm đau mạnh  Tăng ngưỡng nhận cảm giác đau  Giảm các đáp ứng phản xạ với đau  Tác dụng giảm đau chọn lọc  Ức chế trung tâm đau, trong khi:  Các trung tâm ở vỏ não hoạt động bình thường  Khác thuốc ngủ
  14. 1.1. Tác dụng trên thần kinh trung ương 1.1.1. Tác dụng giảm đau (tiếp):  Vị trí tác dụng chủ yếu trên TKTƯ  Ức chế tất cả các điểm chốt trên đường dẫn truyền cảm giác đau  Cơ chế tác dụng giảm đau  Kích thích receptor μ, κ, δ  Ức chế trước synap => giảm dẫn truyền, giảm giải phóng CTGHH  Ức chế sau synap => giảm tác dụng chất P
  15. 1.1. Tác dụng trên thần kinh trung ương 1.1.2. Tác dụng gây ngủ:  Giảm mọi hoạt động tinh thần, gây ngủ  Liều cao: gây mê, mất tri giác 1.1.3. Tác dụng gây sảng khoái:  Mất lo lắng, bồn chồn, căng thẳng do đau  Thanh thản, thư giãn, sảng khoái  Lạc quan, tăng trí tưởng tượng  Mất cảm giác đói
  16. 1.1. Tác dụng trên thần kinh trung ương 1.1.4. Tác dụng ức chế hô hấp:  Ức chế trung tâm hô hấp  Giảm nhạy cảm với CO2  Không dùng cho PNCT, CCB  Không dùng cho trẻ em < 30 tháng  Ức chế trung tâm ho
  17. 1.1. Tác dụng trên thần kinh trung ương 1.1.5. Tác dụng ức chế vùng dưới đồi:  Giảm thân nhiệt => lười tắm  Liều cao, kéo dài: tăng thân nhiệt 1.1.6. Tác dụng ức chế nội tiết:  Ức chế VDĐ => ức chế GnRH, CRF => ↓ LH, FSH, ACTH, TSH, beta endorphin.  Tăng tiết ADH
  18. 1.1. Tác dụng trên thần kinh trung ương 1.1.7. Tác dụng gây co đồng tử:  Kích thích trung tâm dây TK III  Ngộ độc: đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim 1.1.8. Tác dụng gây nôn, buồn nôn:  Kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV
  19. 1.2. Tác dụng ngoại biên 1.2.1. Tác dụng trên cơ trơn ruột:  Táo bón:  Giảm nhu động ruột  Giảm tiết dịch tiêu hóa (mật, tụy, ruột)  Tăng hấp thu nước, điện giải qua thành ruột  Co cơ vòng hậu môn  Co thắt cơ Oddi, co cơ vòng môn vị
  20. 1.2. Tác dụng ngoại biên 1.2.2. Tác dụng trên cơ trơn khác:  Tăng co bóp:  Cơ vòng bàng quang => bí đái  Khí phế quản => khó thở/ BN hen 1.2.3. Tác dụng trên da:  Giãn mạch => mặt, cổ, nửa thân trên đỏ  Ngứa 1.2.4. Tác dụng trên chuyển hóa:  Giảm oxy  Giảm dự trữ kiềm, tăng tích lũy acid trong máu  Phù, móng tay, môi tím
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2