intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tin học ứng dụng: Chương 2 - ThS. Hoàng Hải Xanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tin học ứng dụng - Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính, cung cấp cho người học những kiến thức như khai thác dữ liệu trong quản trị kinh doanh; sử dụng hàm mẫu của Excel để giải bài toán trong Tài chính – Kế toán; sử dụng một số công cụ của Excel để giải quyết bài toán tài chính; công cụ What if analysis;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tin học ứng dụng: Chương 2 - ThS. Hoàng Hải Xanh

  1. Nội dung môn học ■ Chương 1: Hệ thống thông tin tài chính doanh nghiệp ■ Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính ■ Chương 3: Internet và TMĐT 25
  2. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính 2.1 Khai thác dữ liệu trong quản trị kinh doanh 2.11 Dữ liệu ■Dữ liệu là những mô tả trực quan về thế giới thực bởi hình thức nào đó ■ Dữ liệu là tập hợp các giá trị rời rạc, mô tả số lượng, chất lượng, số liệu thống kê, các đơn vị ý nghĩa cơ bản khác ■Cơ sở dữ liệu (Database): ■ Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các dữ liệu có tổ chức và có mối quan hệ với nhau trong bài toán xác định. Các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu phổ biến thường được mô hình hóa thành các hàng và cột trong một loạt bảng để giúp xử lý và truy vấn dữ liệu hiệu quả. ■ Cơ sở dữ liệu ngày nay thường được mã hóa và lưu trữ trong máy tính và được quản trị bởi Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu nào đó 26
  3. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… 2.1.2 Tổng hợp dữ liệu Khái niệm: Là quá trình theo đó dữ liệu thô được thu thập và trình bày dưới dạng tóm tắt ■ để phân tích, thống kê. Tổng hợp dữ liệu là việc hợp nhất một lượng lớn dữ liệu phức tạp giúp quản lý thông tin ■ theo cách dễ dàng hơn Các yêu cầu tổng hợp dữ liệu ■ ■ Bảo đảm độ chính xác của dữ liệu ■ Khả năng tích hợp dữ liệu ■ Đảm bảo hiệu quả kinh doanh ■ Thân thiện với người dung ■ Chi phí thấp ■ Khả năng mở rộng 27
  4. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… ■ Tổng hợp dữ liệu từ các nguồn dữ liệu bằng công cụ Power Pivot ■ Cơ sở dữ liệu quan hệ: Access, SQL Server, MySQL ■ Nguồn đa chiều: Online Analytical Processing (OLAP) ■ Nguồn cung cấp dữ liệu RSS (Really Simple Syndication): Thu thập dữ liệu động trên Internet ■ Tệp văn bản 28
  5. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… 2.1.3 Thiết kế CSDL ■ Bảng dữ liệu Excel ■ Là bảng dữ liệu gồm các cột và các dòng ■ Mỗi bảng dữ liệu được xác định thông qua tên bảng ■Tạo bảng dữ liệu Excel ■Chọn phạm vi của bảng ■Sắp xếp và lọc dữ liệu ■Đổi tên bảng dữ liệu 29
  6. 30
  7. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… 2.2 Sử dụng hàm mẫu của Excel để giải bài toán trong Tài chính – Kế toán 2.2.1 Các hàm thống kê ■ FORMULAS -> More Functions -> Statistical Hàm tính độ lệch chuẩn ■ STDEV (number1, [number2],…) ■ Chức năng: Tính độ phân tán của dữ liệu 31
  8. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… Hàm tính hệ số tương quan giữa hai dãy dữ liệu ■CORREL (array1, array2) ■Ý nghĩa: [-1;1] , nếu hệ số tương quan có giá trị âm thì quan hệ tỉ lệ nghịch, nếu hệ số tương quan có giá trị dương thì quan hệ tỉ lệ thuận, nếu hệ số tương quan bằng 0 thì hai đại lượng độc lập 32
  9. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… Hàm tính hiệp phương sai giữa hai đại lượng ■ Dạng hàm: COVAR (array1, array2) ■ Ý nghĩa: Giá trị của hàm dương thì hai đại lượng tỉ lệ thuận, ngược lại tỉ lệ nghịch 33
  10. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… Hàm Frequency ■ Dạng hàm: FREQUENCY(data_array, bins_array) ■ Chức năng : Dùng để tính tần số xuất hiện của các giá trị trong dãy số, dựa theo miền phân tổ Bin (miền định khoảng phân chia dữ liệu, được tổ chức theo dạng cột) ■ Ví dụ 34
  11. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… ■ Tính tần số xuất hiện của dữ liệu trong các khoảng tiếp theo. Bôi đen miền FREQUENCY (tương ứng với miền Bin), nhấn phím F2, rồi nhấn tổ hợp phím Shift + Ctrl + Enter. 35
  12. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… Hàm Linest ■Để tìm phương trình hồi quy tuyến tính dạng 𝑌 = 𝑎𝑋 + 𝑏, sử dụng hàm: ■Tính hệ số a ■ Sử dụng hàm LINEST(known_y’s, [known_x’s], [const], [stats]) ■ known_y’s: miền dữ liệu của biến phụ thuộc 𝑌. ■ known_x’s: miền dữ liệu của biến độc lập 𝑋. ■ const: TRUE (hoặc bỏ qua tham số này): hằng số 𝑏 được tính bình thường; FALSE: hằng số b được gán giá trị bằng 0. ■ stats: TRUE: trả về các giá trị thống kê hồi quy bổ sung; FALSE (hoặc bỏ qua tham số này): trả về các hệ số và hằng số 𝑏. ■ Tính hằng số b: Chọn ô chứa a và ô liền kề bên phải, nhấn phím 𝐹2, rồi nhấn tổ hợp phím Shift + Ctrl + Enter. 36
  13. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… 37
  14. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… 2.2.2 Các hàm tài chính Hàm PMT (Payment) ■Dạng hàm: PMT(rate, nper, pv, [fv],[type]) ■Chức năng: Tính khoản tiền phải trả cố định theo kỳ cho một khoản vay dựa trên lãi suất không đổi. ■ rate: lãi suất /kỳ. ■ nper: tổng số kỳ thanh toán (trả góp) của khoản vay (hay kỳ hạn vay). ■ pv: số tiền vay. ■ fv: giá trị tương lai (hoặc số dư còn lại sau lần thanh toán cuối cùng); mặc định là 0 nếu bỏ qua tham số này (đối với khoản vay trả góp, số dư còn lại là 0 khi đã kết thúc các kỳ trả góp). ■ type: quy định thời điểm thanh toán. Nếu bằng 1 tức là thanh toán vào đầu kỳ. Nếu bằng 0 tức là thanh toán vào cuối kỳ (mặc định là 0 nếu bỏ qua tham số này). 38
  15. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… ■ Ví dụ: Ông A định vay trả góp ngân hàng một khoản tiền 200 triệu đồng trong 5 năm với lãi suất vay cố định là 9%/năm. Khoản tiền mà ông A phải trả góp hàng tháng là bao nhiêu ? ■ Chú ý: Hàm PMT cho số tiền phải trả mỗi kỳ (khoản chi, không phải khoản thu), nên mặc định hàm trả về giá trị âm. Nếu muốn định dạng số tiền phải trả theo số dương ta thêm dấu trừ “-” vào trước hàm (với ví dụ trên ta viết: =- PMT(B2/12,B3*12,B1)). 39
  16. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… Hàm NPV (Net Present Value) Cú pháp: NPV(rate, [value1],[value2], ...) ■ ■ rate: tỷ lệ (lãi suất) chiết khấu trong một kỳ. ■ [value1],[value2], …: các khoản thu chi với khoảng cách thời gian bằng nhau và xảy ra vào cuối mỗi kỳ Chức năng: Tính giá trị hiện tại thuần (giá trị hiện tại ròng/giá trị thực tại hóa ròng) của ■ một khoản đầu tư tài chính dựa trên một tỷ lệ chiết khấu cho trước và một chuỗi dòng tiền thu (giá trị dương) chi (giá trị âm) trong tương lai. Ví dụ ■ ■ Dự án trên tạo ra lợi nhuận 34.09 (Đơn vị tiền tệ) 40
  17. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… ■ Nếu NPV (>0) càng lớn thì lựa chọn phương án này 41
  18. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… Hàm XNPV ■ Cú pháp: XNPV(Rate,Values,Dates, ...) ■ Rate: lãi suất chiết khấu áp dụng cho dòng tiền. ■ Values: Chuỗi dòng tiền (các khoản thu, chi) tương ứng với các ngày thanh toán trong tham số Dates. ■ Dates: Các ngày thanh toán (thu, chi) tương ứng với các khoản thu, chi. ■ Chức năng: Tính giá trị hiện tại thuần của một khoản đầu tư tài chính theo các thời điểm xuất hiện (lịch biểu) của các dòng tiền (không phải là định kỳ). 42
  19. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… ■ Lãi của phương án đầu tư là 57 713 738 43
  20. Chương 2: Ứng dụng Excel trong quản lý tài chính… Hàm IRR (Internal Rate of Return) Cú pháp: IRR(values, [guess]) ■ ■ values: là một mảng hoặc các tham chiếu đến các ô có chưa số liệu của dòng tiền. Giá trị đầu tư ban đầu là 1 số âm. Những giá trị tiếp theo là lợi nhuận hàng năm của dự án (Lưu ý: các giá trị này phải theo trình tự thời gian) ■ [guess]: số % ước lượng gần với kết quả của IRR, mặc định là 10% Chức năng: Tính lợi suất nội hàm (tỷ suất hoàn vốn nội bộ cho ■ một chuỗi các lưu động tiền mặt được thể hiện bởi các trị số) 44
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2